01-06-2020, 11:18 AM
(01-03-2020, 09:11 AM)Kĩ Sư 4CHaUI Wrote:(01-02-2020, 06:11 PM)Hồng Sơn Wrote: Em chưa có câu trả lờ cụ thể cho ý nghĩa chính xác của rãnh hạt đậu.
Chỉ hiểu được công dụng của nó và cách áp dụng trong 1 vài trường hợp cụ thể.
Ngoài ra, e đưa ra 1 luận điểm như này mọi người cùng trao đổi để đưa ra đáp án chính xác nhất.
Khi để RHĐ nằm vuông góc với phương nối 2 tâm thì bản chất là không thể xoay được (trừ trường hợp dụng sai quá lớn) bởi lẽ: điểm tiếp xúc giữa bề mặt chốt thứ 2 và bề mặt RHĐ khi quay quanh tâm chốt số 1 thì phải thuộc 1 cung tròn C.
Chính vì vậy RHĐ phải lả RHĐ cong có bán kính. Chứ không phải là RHĐ thẳng.
RHĐ thẳng đã chặn được 1 bậc tư do xoay.
Có vẻ luận điểm của Sơn đã giúp nhiều ae hiểu ra nội dung mình đang suy nghĩ, và nó đúng như vậy trong trường hợp SƠn nói thì chi tiết mới có thể xoay được.
CÒn theo anh hiểu trường Hợp mà ĐÔng nói chi tiết xoay được là khi chốt nhỏ hơn lỗ, nhưng thực tế anh gặp trên các bản vẽ, thì RHĐ mà có chức năng định vị thì nó sẽ kèm dung sai tiêu chuẩn lên nếu để lắp một cái chốt nhỏ hơn lỗ thì sẽ không cần phải đặt dung sai khi gia công.
Sau các ý kiến của ae thì em hiểu lại câu hỏi của anh Admin là : Tại sao người ta không làm RHĐ thẳng vuông góc với đường nối 2 tâm mặc dù nó vẫn có khả năng chống xoay.
Các ae lại trao đổi ý kiến nhé.
Dear Anh /Em.
Thấy Anh/em thảo luận về chủ đề này hay quá, nêm Em/Mình xin được đóp góp 1 số góp ý nhỏ cho câu trả lời:
Câu hỏi: Tại sao người ta không làm RHĐ thẳng vuông góc với đường nối 2 tâm mặc dù nó vẫn có khả năng chống xoay.
Góp ý cho câu trả lời:
1. vì để đảm bảo độ chính xác vị trí ( độ // CỦA ĐƯỜNG NỐI 2 TÂM) của 2 lỗ định vị so với chuẩn (A). Trong bản vẽ ở trên thay vì quản lý qua độ // thì người thiết kết đã quản lý thông qua kích thước 4+/- 0.03 ( Note: Bản vẽ trên của Nhật nhưng thật ra là chưa tối ưu, vì đúng ra cần phải quản lý ĐỘ CHÍNH XÁC VỊ TRÍ thông qua GỐC KÍCH THƯỚC thì sẽ tối ưu hơn, vì đây là kích thước liên quan đến CHỨC NĂNG LÀM VIỆC CỦA SẢN PHẨM sau khi LẮP RÁP ..... Trên bản vẽ thực tế đang quản lý thông qua 1 cạnh )
2. Việc gia công sẽ nhanh và chính xác hơn với máy vạn năng
3. Trên lý thuyết thì ĐÚNG LÀ KHI GIA CÔNG [i]RHĐ thẳng vuông góc với đường nối 2 tâm LÀ KHÔNG XOAY ĐƯỢC , Nhưng thực tế gia công thì luôn có SAI SỐ , tất nhiên là AE bảo SAI SỐ CHỈ ĐƯỢC NẰM TRONG DUNG SAI BẢN VẼ nhưng trong sản xuất thực tế ( PHỤ THUỘC VÀO GIÁ THÀNH, TIẾN ĐỘ, CƠ SỞ VẬT CHẤT ..... ) không phải lúc nào CHI TIẾT SAU GIA CÔNG CŨNG NẰM TRONG DUNG SAI BẢN VẼ ^^ ( SINH RA ĐỘI NGŨ PRODUCTION ENGINEER và PRODUCTION QUALITY là để ĐÁNH GIÁ CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC BẢN VẼ NHƯ VẬY ) Anh / Em ạ.
Trên đó là một chút đóng góp của Anh/Mình để đưa thêm góc nhìn cho m.n dựa trên kinh nghiệm 3 năm làm việc thực tế tại nhiều nhà cung cấp trong và ngoài nước nên không có ĐÚNG OR SAI. CHỈ MONG HỮU ÍCH VỚI AE .[/i]
Phụng sự bằng cả trái tim
DƯƠNG VĂN HIỀNMobile: 0983.676.705
Facebook: DuongVanHien
Email: Duonghienck2haui@gmail.com