Thread Rating:
  • 0 Vote(s) - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Khái niệm và các thông số cơ bản của ren!!

#1
Music 
Những cái gì tưởng chừng không thể quên hay sai thì ở một số trường hợp nào đó ta vẫn quên và sai một cách ngu dốt vậy.
Đôi khi ta còn tự hỏi mình đã thấy nó ở đâu rồi?? Học ở đâu?? Sao lại như vậy?? Hiện mình đã và đang xảy ra trường hợp như thế. Mình hy vọng anh em đừng ai mắc phải những sai lầm không đáng có, hãy nhìn lại bản thân.

1.   Khái niệm về sự hình thành của REN:
Như trên ta thấy, đường xoắn ốc được hình thành trên bề mặt tròn xoay. Vậy, nếu có hình phẳng (tam giác, hình vuông, hình thang…) thuộc mặt phẳng kinh tuyến của mặt tròn xoay nào đó và hình phẳng này chuyển động theo hướng xoắn ốc sẽ tạo thành bề mặt xoắn ốc gọi là REN.
[Image: khainiem.jpg][Image: khainiem2.png]
2.  Phân loại
Có nhiều cách phân loại REN, dưới đây trình bày cách phân loại (và được gọi) thông dụng nhất:
  • Ren Trụ: Ren được hình thành trên bề mặt trụ tròn xoay.

  • Ren Nón: (Ren côn): Ren được hình thành trên bề mặt nón tròn xoay.

  • Ren Ngoài: Ren được hình thành trên bề mặt ngoài trên mặt tròn xoay (H.l.lOa).

  • Ren Trong (Lỗ ren): Ren được hình thành mặt trong của lô tròn xoay (H.1.10b).
[size=undefined]
[Image: khainiem3.jpg]
                                                                 Hình 1.10
- Các thông số cơ bản của REN:
[Image: khainiem4.jpg]
 
Hình 1.11
Profin ren là đường bao hình của mặt cắt ren (mặt cắt này trùng với mặt phẳng kinh tuyến đi qua trục ren). Profin ren ảnh hưởng nhiều đến khả năng chịu lực của bề mặt ren, do vậy khi sử dụng ren phải nghiên cứu kỹ đặc tính này của ren (xem thêm các tài liệu thiết kế chi tiết máy). Ví dụ: Ren tam giác thường dùng để lắp ghép, Ren vuông để truyền chuyển động (như kích…) (H.l.ll).[/size]
  • Đường kính của ren bao gồm :
- Đường kính ngoài d, D là đường kính của mặt trụ đi qua đỉnh ren của ren ngoài (H.1.12a) hay đi qua đáy của ren trong (H.1.12b). Đường kính ngoài là đường danh nghĩa của ren.
- Đường kính trong dh D1 là đường kính đi qua mặt trụ của đáy ren ngoài, hay đi qua đỉnh ren của ren trong.
- Đường kính trung bình d2, D2 là đường kính của mặt trụ có đường sinh cắt profin ren ở các điểm chia đều bước ren.
[Image: khainiem6.jpg]
 
[Image: khainiem5.jpg]
                                                                                      Hình 1.12
Số đầu mối ren (n) là số đường xoắn ốc tạo thành ren (H.1.7).
Bước ren (p) là khoảng cách giữa hai điểm tương ứng của hai profin ren kề nhau theo chiều trục. Nói cách khác, bước ren và khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một đường sinh của hai đường xoắn ốc kề nhau, được đo trong mặt phẳng chứa trục ren – mặt phẳng kinh tuyến.
Trên các hình 1.13 chỉ rô cách xác định bước xoắn Pn và bước ren p.
[Image: khainiem7.jpg]
Hình 1.13: a) Cho một trụ có ren vuông; b) Ren có số đầu mối n – 3 c) Ren tam giác với tám đầu mối
  • Hướng xoắn là hướng vào ren theo chiều xoắn sẵn có trên trục ren.
  • Hệ ren có hai loại hướng xoắn, hướng xoắn phải và hướng xoắn trái (H.1.14).
[Image: khainiem8.jpg]

                                                                                    Hình 1.14
Reply


Forum Jump:


Users browsing this thread: 1 Guest(s)