Thread Rating:
  • 0 Vote(s) - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

[4CHaUI] Chuyện phiếm Cơ Khí

#1
Big Grin 
Sáng nay em có tháo một cụm chi tiết được ghép bằng bu lông. Do khi máy mua về được lắp khá chặt, và em dùng cờ lê miệng hở  đầu để mở. Em đã cố gắng hết công lực sử dụng cờ lê để tháo máy, tuy nhiên do chiều dài cờ lê đã được tiêu chuẩn hóa nên không thể tạo đủ momen làm xoay chiếc bolt cứng đầu kia  Big Grin  . Em đã thử dùng búa để tăng lực vặn nhưng đều vô dụng. Vậy em lên đây hỏi ngủ xem anh em có mẹo gì để có thể áp dụng cho trường hợp này, và cho những trường hợp tương tự không ạ.
[Image: 93910188_262314208232098_538431591446216704_n.jpg]

(Em đã có câu trả lời cho riêng mình, và tất nhiên em đã mở được khi được sếp em chỉ :V)

Và em xin đặt thêm câu hỏi để mọi người cùng thảo luận: Tại sao đầu miệng hở của cờ lê người ta không làm đối xứng mà lại làm lệch với trục đối xứng 1 góc như vậy?
[Image: co-le-2-dau-mieng.jpg]
[-] The following 6 users say Thank You to Tạ Đông for this post:
  • , , Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, Lê Phát Viên, Tạ Xuân Sơn_4CHaUI, Đức Nguyễn _ HaUI
Reply
#2
Hi Đông,
Chào ae,
1. Nếu là mình, mình sẽ dùng tuýp hoặc 1 cờ lê đầu tròn để nối tiếp vào cờ lê đầu tiên.
Qua đó cánh tay đòn sẽ dài hơn và lực tháo sẽ lớn hơn.
2. Theo mình họ đặt lệch chữ C đi 1 góc là vì:
Họ muốn đặt tâm cánh tay đòn lệch tâm quay của bulong, khi đó lực xiết hoặc tháo sẽ nhẹ hơn.
Ae thảo luận tiếp nhỉ hehe
- If you really want to do something / You will find the way -
[-] The following 5 users say Thank You to Đức Nguyễn _ HaUI for this post:
  • , , Lê Phát Viên, nguyenvanhuy_4chaui, Tạ Đông
Reply
#3
Em chào các anh!
1. Trong trường này em sẽ lấy thanh sắp hộp or tròn cắm tiếp vào cờ lê để tăng chiều dài cho cánh tay đòn.
2. Trong trường hợp tháo đai ốc trong cụm chi tiết chật hẹp sẽ thuận tiện cho tư thế đặt tay để tháo. Và 1 điều nữa em tìm hiểu được khi làm việc với cờ lê, khi sử dụng cờ lê nên sử dụng theo chiều thuận của nó thì lực bám sẽ lớn hơn nhưng trong một số trường hợp ta hết cữ vặn thuận thì có thể đảo lại để vặn ngược cờ lê, tuy nhiên trong TH này độ bám vào bu lông sẽ giảm chưa kể có thể bu lông có thể còn dính dầu, mỡ nên có thể đập tay vào bộ phận máy, em cũng đã bị khi tháo bu lông lúc thay dầu xe máy.
[-] The following 5 users say Thank You to nguyenvanhuy_4chaui for this post:
  • , , Lê Phát Viên, Tạ Đông, Đức Nguyễn _ HaUI
Reply
#4
Cám ơn anh em đã cho em thêm kiến thức về chiếc cờ lê! 


1. Cách làm của anh Đức và bạn Huy đều đúng và có vẻ là tối ưu trong trường hợp này nhất: đó là chúng ta tăng chiều dài cánh tay đòn, mục đích làm tăng mô men.

Nó áp dụng từ công thức trong môn Sức bền vật liệu: M= F(lực tác dụng) x L(chiều dài cánh tay đòn), khi ta coi tâm của bu lông và tâm miệng hở, miệng tròn của cờ lê gần như trùng nhau.

Tất nhiên đây là việc chúng ta áp dụng kiến thức được học vào thực tế nên không xét nhiều đến các yêu tố ảnh hưởng xung quanh vì mục đích cuối là tháo được ốc. Big Grin

Và đây là cách làm của mình khi nhà có 2 cái cờ lê: 1 cờ lê 19, 1 cờ lê 22.

Luồn đầu tròn cờ lê có size lớn và đầu miệng hở của cờ lê có size nhỏ hơn sao cho tạo điểm tựa chắc chắn tránh trường hợp trượt trong quá trình tháo bu lông mà có thể gây va đập tay vào thành, vách máy. 

[Image: f1da6372a3a47062d4049b2b387387a6.jpg]

[Image: 4becc7047223bc0dcabf618d16e3150d.jpg]

Hy vọng các bạ có thể ứng dụng được khi cần đến!!!


2. Câu hỏi: Tại sao đầu miệng hở của cờ lê người ta không làm đối xứng mà lại làm lệch với trục đối xứng 1 góc như vậy?

Em xin đưa ra câu trả lời dựa vào những gì mình tìm hiểu được và kinh nghiệm trong quá trình làm:

- Cờ lê có 2 chiều vặn đó là thuận và đảo(nghịch), khi xoay cờ lê trong các không gian hẹp thì ta xoay theo chiều thuận được 1 góc là chạm thành, vách. Vậy khi đó ta lật ngược lại đầu cờ lê và xoay theo chiều đảo, lúc đó góc xoay lại được mở rộng.

Các anh có thể xem thêm trên Wikipedia: https://en.wikipedia.org/wiki/Wrench

Vậy tại sao lại xuất hiện những khoảng không gian hẹp này, trong khi có vài lưu ý "nho nhỏ" như:
- Bu long khi xoay không được vướng, va chạm vào thành vách xung quanh.
- Không gian tháo lắp cần đủ rộng. 

Có thể vì người thiết kế tối ưu đến từng vị trí nhỏ sao cho máy nhỏ gọn hơn, hoặc cũng có thể người thiết kế quên bẵng câu chuyện đó Big Grin 

Trong lúc chờ các cao nhân vào bàn luận, em xin tiếp tục chủ để với 1 câu hỏi:

Thường các loại bulong, đai ốc có biên dạng hình lục giác? Điều này có lý do gì? Tại sao không phải là hình vuông, hình chữ nhật, hay ngũ giác, thất giác,....
[-] The following 8 users say Thank You to Tạ Đông for this post:
  • , , Admin, Gia Nam_DCN, Hồng Sơn, Lê Phát Viên, Nguyễn Trọng Duy_4CHaUI, Đức Nguyễn _ HaUI
Reply
#5
Anh em trao đổi rôm quá.
Cứ thực tế chứng minh lý thuyết. Big Grin. topic hay, nên có nhiều hơn
A cũng góp vui 1 chút về câu hỏi cuối của chú Đông đưa ra tại sao Bulong thường có mũ là lục giác. A cũng nhớ xưa có từng đọc 1 bài viết nói về bài này, tóm tắt lại để trao đổi
Đa giác gồm: 3,4,5,6,7,8,9,10,... (>3) cạnh
Loại trừ các đa giác lẻ do các cặp cạnh đối xứng tạo thành góc côn. 
vây tại sao góc côn lại bị loại: bởi Hình dạng cơ lề có 2 má song song. Nhưng sao 2 má cờ lê lại song song, a đoán nếu để côn sẽ gây trượt lực, hoặc khi siết mạnh có thể trượt má gây mất đà nguy hiểm khi tháo lắp.
còn lại là các đa giác: 4,6,8,10,.. cạnh.
- Mặt khác khi đa giác càng nhiều cạnh nó sẽ tiệm cận đường tròn. chiều dài các cạnh sẽ càng nhỏ đi khi đó bề mặt tì vào cờ lề ít, dễ gây trờn đầu ren
nên  có thể thấy 2 con số 4,6 là hợp lý nhất. Big Grin
Thực tế là vẫn có bulong mũ vuông. nhưng là bulong chế tạo đặc biệt
[Image: TZ5FeAu.png]

[Image: mzv573d.jpg]
LESS TALK. MORE ACTION
Name: LÊ HỒNG SƠN
Major: Cơ điện Tử
Gmail: Son97haui@gmail.com
Phone number: 0166 596 2008








Reply
#6
He he, qua 1 ngày mà không có bình luận gì mới nên em xin phép được đưa ra đáp án của mình Big Grin

Đúng như những ý mà anh Sơn Double tóm tắt lai, em xin nói rõ hơn về câu hỏi này: 

1. Do có thể "tổ tiên" của cờ lê có 2 má song song nhau, nên biên dạng của mũ bolt là đa giác có số cạnh chẵn nhằm tạo nên 2 cạnh đối diện song song với nhau. 

-> Vậy có 2,4,6,8,10,... -> Loại 2 vì ko tạo thành đa giác Big Grin

Từ giả thiết này thì cần trả lời câu hỏi mang tính triết học: Cờ lê có trước hay mũ bulong có trước Big Grin

- Vậy nếu làm 8 cạnh thì sao? Lúc đó mũ bulong tiệm cận với đường tròn và điều này dẫn đến việc trờn mũ khi chúng ta tháo bulong do cạnh tiếp xúc nhỏ.


-> Số cạnh >8 loại nhỉ Big Grin

- Chỉ còn lại 4, 6. Vậy tại sao lại là 6 mà không phải số 4? Có hay chăng số 4 là số không đẹp theo quan niệm của phương Đông chúng ta Big Grin

Tất nhiên là không Big Grin

Khi cạnh bulong là 4 cạnh, thì mỗi lần tháo cần quay 90 độ để đến vị trí tương tự tiếp theo. Nhưng đời không như mơ, vì trong rất nhiều trường hợp chúng ta không thể quay cờ lê 90 độ vì không gian chật hẹp, khoảng thao tác không đủ lớn,... Vậy nên nó không thể lựa chọn cho loại phổ thông, mà chỉ sử dụng cho một vài trường hợp đặc biệt.

Vậy số 6 được lựa chọn. Với 1 đa giác đều 6 cạnh thì chúng ta có góc xoay tổi thiểu để đến vị trí tương ứng tiếp theo là 60 độ. Nhưng không phải lúc nào cũng quay được 60 độ, và đầu tròn cờ lê ra đời với biên dạng tạo thành bằng: 2 lục giác đều lệch nhua 30 độ. 
Từ đó mà giảm góc xoay xuống 30 độ.

Hình bên dưới
[Image: Captureae72de2e569c7623.png]

[Image: Capture1.png]


Và em xin tóm lại có 2 câu hỏi tiếp theo cho chuỗi chủ đề này: 

1. Theo mọi người, cờ lê có trước hay mũ bulong có trước? Nếu cái này có trước sẽ như thế nào? Cái kia có trước thì ra sao? 

2. Chúng ta có đề cập đến vấn đề trờn mũ bulong thường, bulong lục giác chìm, bulong mũ mo,... vậy khi đó làm thế nào để tháo nó ra? Và có những cách nào để làm việc này? 

Mọi người bàn luận tiếp tục nhé Big Grin 
[-] The following 7 users say Thank You to Tạ Đông for this post:
  • , Admin, Gia Nam_DCN, Kĩ Sư 4CHaUI, Nguyễn Thị Trà_4CHaUI, Nguyễn Trọng Duy_4CHaUI, Đức Nguyễn _ HaUI
Reply
#7
Hi anh em,
Trao đổi tiếp nhể hehe.
1. Theo mình thì bulong có trước, vì mục đích của bulong là để liên kết các chi tiết với nhau. Còn mục đích của cờ lê là để tháo bulong.
2. Với vấn đề này:
- Nếu bulong to: có thể hàn thêm mũ lục giác,... - sau đó dùng cờ lê tháo ra.
(có thể dùng máy xung điện, xung điện cực lực giác - và dùng lục lăng tháo)
- Nếu bulong vừa: khoan thủng từ tâm, rồi khoan dần ra bán kính để cắt đứt đôi bulong.
(Nếu cần sau khi khoan xong 1 lỗ, dùng máy cắt dây để cắt đôi bulong)
- Nếu bulong nhỏ: có thể khoan thủng cả bulong lẫn phôi. và lên ren, thêm coil.
Trên đây là hiểu biết của mình.
Thanks !
- If you really want to do something / You will find the way -
[-] The following 8 users say Thank You to Đức Nguyễn _ HaUI for this post:
  • , , Gia Nam_DCN, Kĩ Sư 4CHaUI, Lê Phát Viên, Nguyễn Thị Trà_4CHaUI, nguyenvanhuy_4chaui, Tạ Đông
Reply
#8
Em xin trả lời các câu hỏi:

1. Câu hỏi của em là: Liệu rằng biên dạng của mũ ốc phụ thuộc vào đầu cờ lê hay ngược lại? Câu hỏi này có thể có nhiều đáp án vì mỗi hướng suy luận sẽ ra một kết quả khác nhau.

Và, em xin đưa thêm một vấn đề để bàn luận: Giả sử miệng hở của cờ lề có trước, vậy tại sao miệng hở đó lại bắt buộc 2 má phải song song với nhau? Hai má của cờ lê không song song với nhau có được không? Nếu được thì vì sao?

2. 3 cách để mở, tháo bulong khi bị trờn mũ của anh Đức là đúng, và bên ngoài thực tế các anh công nhân, kỹ sư cũng đều áp dụng trong những trường hợp này. Tuy nhiên, những cách trên chỉ phù hợp khi chúng ta ở nhà xưởng, hoặc ở nơi có đầy đủ các thiết bị để hàn, máy cắt dây, lên lại ren cho chi tiết mà không phù hợp khi chúng ta đi sửa chữa, lắp đặt thiết bị tại nhà máy vì có vài lý do sau:

- Giả sử chúng ta đang là những người đi bảo dưỡng, bảo trì thiết bị trong các nhà máy sản xuất như Canon, Samsung, Daikin,... theo hợp đồng giữa nhà máy(khách hàng) và bên cung cấp dịch vụ(công ty chúng ta) về một vài vấn đề nào đó của dây truyền sản xuất: 

+ Có 1 vài con bulong bị trờn mũ do có thể người lắp ráp, hoặc công nhân nhà máy nhỡ tay vặn quá lực và chúng ta hầu như không nắm được điều này thì việc không mang theo mỏ hàn, máy hàn là có thể xảy ra. Chưa kể đến câu chuyện "quy tắc an toàn" trong nhà máy mà họ có thể không cho phép chúng ta hàn, mài, cắt,...hay tạo ra tia lửa điện trong nhà máy gây nguy cơ mất an toàn. 
Vậy phương án này có vẻ không khả thi!
Tất nhiên cũng không khả thi với máy xung điện!

+ Việc khoan thủng bulong và chi tiết rồi taro lại ren: Nếu may mắn thì ta phải taro lại ren với cỡ ren lớn hơn, hoặc kém may thì sẽ phải làm lại cả chi tiết
-> Điều này gây khá tốn kém, mất thời gian, công sức. 
-> Có thể dẫn đến hậu quả dừng sản xuất cả 1 nhà máy vì 1 chi tiết hỏng và cần gia công lại. 

Và mình xin nhắc lại, tất cả các cách làm trên có thể thực hiện được khi các bạn có đủ các yếu tố như: máy móc, thời gian, kỹ năng,... nó không phù hợp khi gặp những trường hợp cần giải quyết nhanh, đơn giản, và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như quy tắc nhà máy, điều kiện dụng cụ không đầy đủ,...

Vậy làm thế nào để giải quyết được trong trường hợp "khoai" như vậy:

Mình đã 2 lần gặp phải trường hợp này, và đã có "bảo bối" cho riêng mình:

Bộ dụng cụ tháo bulong hỏng
[Image: image07be9c6999cdb64c.png]

Cách sử dụng:
1. Làm sạch mũ bulong.
2. Khoan 1 lỗ trên mũ bulong hỏng.
3. Khoan đầu mũi ren lên mũ bulong. Vì đầu ren của công cụ này được làm ren ngược khi khoan càng sâu thì sẽ tự tháo bulong ra.

Tùy cỡ bulong sẽ ứng với đường kính mũi khoan khác nhau, cái này các anh em cố gắng đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng Big Grin 

Cách dùng có thể đọc kỹ ở link sau: http://dungcukimkhi.vn/nho-bu-ong-oc-vit...ut4-7.html

Trên đây là kiến thức của mình về các vấn đề đó, anh em trao đổi để có thể cô đọng được cách làm hay nhất trong từng trường hợp.

Kết thúc bằng một câu hỏi mới: 

1. Giả sử miệng hở của cờ lề có trước, vậy tại sao miệng hở đó lại bắt buộc 2 má phải song song với nhau? Hai má của cờ lê không song song với nhau có được không? Nếu được thì vì sao? 
[-] The following 6 users say Thank You to Tạ Đông for this post:
  • , Hà_Dũng_4chaui, Kĩ Sư 4CHaUI, Lê Phát Viên, Nguyễn Thị Trà_4CHaUI, Nguyễn Trọng Duy_4CHaUI
Reply


Forum Jump:


Users browsing this thread: 1 Guest(s)