Thread Rating:
  • 0 Vote(s) - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Đồ án chi tiết máy - Những vấn đề cơ bản

#1
Chào tất cả mọi người!

Đồ án chi tiết máy là môn học điển hình của một sinh viên kĩ thuật, đặc biệt là Cơ khí.
Ở 4C cũng đã có nhiều tài liệu tham khảo và hướng dẫn liên quan, còn có cả các buổi nói hướng dẫn trước các buổi bảo vệ đồ án.
Tuy nhiên mình tạo chủ đề này để mọi người cùng nhau thảo luận và góp ý về những vấn đề cơ bản của môn Đồ án chi tiết máy này, từ đó giúp các bạn tiếp cận dễ dàng hơn nữa, đạt được kết quả tốt. Đồng thời các bạn chuyên ngành khác cũng có thể nắm bắt được kiến thức tổng quan liên quan đến chủ đề này.
Mong mọi người tích cực tham gia đóng góp phát triển chủ đề!

Cảm ơn mọi người!

           [Image: TNFXYBZ.png]
Thế giới chưa bao giờ thiếu người biết cố gắng
chỉ thiếu người có thể kiên trì đến cùng
[-] The following 6 users say Thank You to Nguyễn Việt Anh _ 4CHaUI for this post:
  • , Admin, Dương Trần, Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, Mai Duy Quang_Kisu4CHaUI, Đức Ninh
Reply
#2
Xin chào tất cả các anh em.
Chúng mình là các thành viên trong box Solidworks khóa 13.
Đồ án môn học Chi tiết máy là một môn học có thể nói là siêu kinh điển với các anh em đang theo học chuyên ngành cơ khí. Thấu hiểu được vấn đề này, anh em chúng mình dù kiến thức còn yếu về nhiều mặt nhưng cũng muốn chia sẻ cho anh em biết vài nét cơ bản về môn học này để chúng ta cùng thảo luận và chia sẻ. Sau đây mình xin trình bày sơ bộ về "Hộp giảm tốc" và phân loại.
1/ Hộp giảm tốc là gì?
-       Hộp giảm tốc là một bộ phận trung gian giữa động cơ và các bộ phận làm việc của máy công tác. Hiện nay các loại động cơ được chế tạo đều có tốc độ quay rất lớn, trong nhiều trường hợp vận tốc quay lớn không phù hợp với yêu cầu công việc nên chúng ta cần phải có một bộ phận trung gian để giảm tốc độ quay của động cơ sao cho phù hợp.
2/ Giải thích rõ vấn đề tại sao nên dùng Hộp giảm tốc:
-       Như chúng ta đã biết, tốc độ sẽ tỷ lệ nghịch với mô-men xoắn. Nếu tăng tốc độ lên càng cao thì mô-men xoắn càng nhỏ và khả năng tải của bộ phận công tác sẽ giảm xuống và ngược lại.
-       Tốc độ cao cũng đi kèm với nhiều rủi ro khi làm việc. Do khả năng tải khi tốc độ cao thấp dẫn dễ dẫn đến hiện tượng quá tải khi làm việc, từ đó làm hỏng các chi tiết máy, gây nguy hiểm cho con người và chung quy lại gây tổn thất về kinh tế nặng nề.
-       Động cơ là được chế tạo sẵn, chúng ta không thể chế tạo động cơ phù hợp với từng nhu cầu công việc được vì nó quá phức tạp và tốn kém thời gian và tiền của. Thay vào đó, nếu dùng hộp giảm tốc thì 1 hộp giảm tốc có thể sẽ phù hợp với một vài loại động cơ giúp chúng ta dễ dàng chọn lựa động cơ phù hợp vừa nhanh vừa tiết kiệm.
3/ Giới thiệu tổng quan một số loại hộp giảm tốc phổ biến:
a/ Hộp giảm tốc 1 cấp bánh răng trụ răng nghiêng (răng thẳng):
[Image: tr-ngh.png]
*** Tại sao lại gọi là 1 cấp?

-       Một cấp tức là biến đổi tốc độ 1 lần

Loại hộp này dùng 1 cặp bánh răng trụ có thể là nghiêng hoặc thẳng. Tuy nhiên, mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng của nó.

** Bánh răng thẳng: dễ chế tạo nhưng làm việc ồn.

** Bánh răng nghiêng: làm việc êm hơn nhưng lại khó chế tạo hơn bánh răng thẳng.

Nguyên nhân: Đơn giản là do bản chất ăn khớp của hai loại này khác nhau. Bánh răng nghiêng ăn khớp theo “đường”, còn bánh răng thẳng ăn khớp theo “điểm”.
b/ Hộp giảm tốc 1 cấp bánh răng côn thẳng (Côn nghiêng khó chế tạo nên ít dùng):
[Image: con.png]
Cũng là biến đổi tốc độ một lần. Nhưng hộp côn có đặc điểm là nó có thể truyền động giữa hai trục vuông góc nhau. Nhưng đây lại là điểm khó khăn mà hộp côn mang lại. Yêu cầu lắp ráp của hộp côn cao hơn, hộp cần độ cứng vững cao hơn và khó đạt được độ chính xác cao.

c/ Hộp giảm tốc 1 cấp trục vít-bánh vít:
[Image: trc-vit.png]

Bộ truyền trục vít-bánh vít làm việc êm hơn bộ truyền răng trụ và côn khá nhiều. Tuy nhiên, nó khó chế tạo hơn rất nhiều. Và một điểm yếu của nó là hiệu suất vô cùng kém do hiện tượng “tự hãm”, hơn nữa phát sinh nhiệt rất lớn khi làm việc. Do tổn thất nhiều nên nó chỉ đc dùng để truyền các công suất nhỏ và trung bình (50-60 kW). Đây là những lý do khiến loại hộp này không được dùng phổ biến như hai loại trên.

d/ Hộp giảm tốc hai cấp đồng trục:

 [Image: dt.png]

e/ Hộp giảm tốc côn-trụ:
[Image: ctru.png]

Đây là một phiên bản tổng hợp của hộp trụ 1 cấp và hộp côn một cấp

f/ Hộp giảm tốc phân đôi cấp nhanh và phân đôi cấp chậm:

Hộp phân đôi cấp chậm
[Image: pdcc.png]

Hộp phân đôi cấp nhanh
[Image: pdcn.png]

Mục đích của hộp phân đôi là tăng tính đối xứng, cân đối cho bộ truyền bánh răng trong hộp giảm tốc.

g/ Hộp giảm tốc trục vít – bánh răng:
[Image: tv-br.png]

h/ …………………..

(Các bản vẽ được sưu tầm trên các diễn đàn kỹ thuật, chủ yếu do sinh viên các khóa của Đại học Bách Khoa Hà Nội thực hiện).
4/ Một số hình ảnh thực tế của hộp giảm tốc:
[Image: 1212.png]

[Image: fdfs.png]
[Image: s.png]
5/ Vấn đề đặt ra:

Qua phân tích sơ bộ về các loại hộp giảm tốc thông dụng, không biết có ai có câu hỏi giống mình là khi nào chúng ta nên chọn loại hộp nào để sử dụng không nhỉ? Tại sao lúc thì dùng hộp một cấp, lúc dùng 2 cấp thậm chí dùng số cấp cao hơn?

Mong được các bạn và các anh chị đóng góp ý kiến.

Em xin chân thành cảm ơn!

Thực hiện chủ đề
Bùi Trọng Cường, Nguyễn Đăng Hoàn, Phạm Văn Long, Lê Viết Tùng, Phạm Văn Điệp


BOX SOLIDWORKS

HỘI SỬ DỤNG PHẦN MỀM CAD/CAM/CAE-CNC 4CHaUI
Đại học Công Nghiệp Hà Nội.


Reply
#3
Chào anh em! Nhận thấy câu hỏi rất hay từ phía anh em, mình có đóng 1 ý kiến về câu hỏi: Khi nào dùng hộp 1 cấp, 2 cấp hay nhiều cấp hơn. Để dễ hơn mình xin đưa ra một ví dụ:
- Nếu cần giảm tốc độ đi 10 lần tức tỉ số truyền cần có là 1/10. 
+ Nếu sử dụng hộp 1 cấp, thì bánh răng bị động sẽ có đường kính (tương ứng số răng) gấp 10 lần bánh răng nhỏ. Lúc này thì việc làm một chiếc hộp giảm tốc như vậy thì kích thước của HGT sẽ rất lớn và gặp nhiều khó khăn, chắc anh em đã tưởng tượng ra hình ảnh chiếc hộp giảm tốc khi đó.
+ Mặt khác, nếu như tỉ số truyền như vậy thì bánh răng nhỏ quay 10 vòng thì bánh răng lớn mới quay được 1 vòng. Vì vậy, tuổi thọ của bánh răng nhỏ hơn sẽ rất thấp và rất nhanh lại phải thay thế.
Đó là ý kiến của mình lý giải vì sao lại phải dùng HGT 2 hoặc nhiều hơn 2 cấp.
Mình tin nó vẫn chưa thực sự chính xác và đẩy đủ, anh em cùng phản hồi để trao đổi thêm nhé!
Cuộc đời có một bầu trời, còn ta có một đôi cánh.
[-] The following 3 users say Thank You to Lê Phát Viên for this post:
  • Dương Trần, Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, Vũ Hữu Bình_4CHaUI
Reply
#4
(04-07-2020, 06:15 PM)Lê Phát Viên Wrote: Chào anh em! Nhận thấy câu hỏi rất hay từ phía anh em, mình có đóng 1 ý kiến về câu hỏi: Khi nào dùng hộp 1 cấp, 2 cấp hay nhiều cấp hơn. Để dễ hơn mình xin đưa ra một ví dụ:
- Nếu cần giảm tốc độ đi 10 lần tức tỉ số truyền cần có là 1/10. 
+ Nếu sử dụng hộp 1 cấp, thì bánh răng bị động sẽ có đường kính (tương ứng số răng) gấp 10 lần bánh răng nhỏ. Lúc này thì việc làm một chiếc hộp giảm tốc như vậy thì kích thước của HGT sẽ rất lớn và gặp nhiều khó khăn, chắc anh em đã tưởng tượng ra hình ảnh chiếc hộp giảm tốc khi đó.
+ Mặt khác, nếu như tỉ số truyền như vậy thì bánh răng nhỏ quay 10 vòng thì bánh răng lớn mới quay được 1 vòng. Vì vậy, tuổi thọ của bánh răng nhỏ hơn sẽ rất thấp và rất nhanh lại phải thay thế.
Đó là ý kiến của mình lý giải vì sao lại phải dùng HGT 2 hoặc nhiều hơn 2 cấp.
Mình tin nó vẫn chưa thực sự chính xác và đẩy đủ, anh em cùng phản hồi để trao đổi thêm nhé!
Em cảm ơn anh đã chia sẻ ạ!
Nhưng em lại có một câu hỏi nữa ạ.
Nếu như trong 1 tình huống người thiết kế đã xác định là dùng hộp hai cấp thì làm sao để họ có thể lựa chọn nên dùng hộp côn trụ, hộp 2 cấp khai triển,... 
m
Mong được các anh và các bạn giải đáp.
Em cảm ơn!
[-] The following 2 users say Thank You to Bùi Trọng Cường_4CHaUI for this post:
  • Dương Trần, Lê Phát Viên
Reply
#5
Theo ý kiến của mình về khi nào dùng hộp giảm tốc bánh vít trục vít.
Đầu tiên thì mình phải để ý đến ưu điểm của nó.
  • Có tính tự hãm cao nên sẽ được áp dụng ở trong các cơ cấu nâng hạ, các cơ cấu mà chỉ cho phép chuyển động 1 chiều. Khi mất điện thì hộp giảm tốc bánh vít trục vít sinh ra lực hãm làm cản trở quá trình chuyển động ngược lại, trong khi các loại hộp khác thì nó vẫn quay ngược lại được.
  • Có tỷ số truyền lớn: Vì thế kích thước bao của hộp giảm tốc sẽ nhỏ gọn. Trong khi các loại hộp khác thì lại to hơn nhiều. 
Vì thế tùy vào mục đích sử dụng và không gian đặt máy thì người ta sẽ thiết kế hộp giả tốc đảm bảo những yêu cầu đó.
[-] The following 3 users say Thank You to Đức Ninh for this post:
  • Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, Lê Phát Viên, Đức Nguyễn _ HaUI
Reply


Forum Jump:


Users browsing this thread: 1 Guest(s)