Thread Rating:
  • 1 Vote(s) - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

[Tip Design] - Tổng hợp các mẹo nhỏ trong hiệu chỉnh thiết kế

#1
Thiết kế chi tiết, thiết kế máy, hoặc thiết kế nói chung đòi hỏi người kỹ sư cần có nhiều kỹ năng, bao gồm cả kỹ năng thiết kế và chuyên môn,...
Công việc thiết kế không đơn giản chỉ dừng lại ở việc chúng ta vẽ ra các chi tiết mà đó là một vòng lặp: Thiết kể - Phản hồi - Chỉnh sửa (Hiệu chỉnh)
Vòng lặp này sẽ áp dụng từ những chi tiết đơn giản cho tới cụm chi tiết hoặc cả một hệ thống. Công việc phản hồi có thể được thực hiện bởi đồng nghiệp, người kiểm duyệt,.. Hoặc chính bản thân chúng ta tự suy xét đánh giá lại bản thiết kế của mình.
Nếu để ý, chúng ta thường thấy việc chỉnh sửa thiết kế rất mất thời gian bởi:
- Kỹ năng xây dựng chi tiết yếu (Dựng skecth, tạo lệch,..)
- Kỹ năng lắp ráp chi tiết rườm rà, thừa ràng buộc/Sai
- Quản lý file thiếu khoa học

...

Trong chủ đề này, mình sẽ tổng hợp lại một số cách thiết kế, xây dựng chi tiết để giúp việc chỉnh sửa (Hiệu chỉnh) thiết kế được dễ dàng, tiết kiệm thời gian.
Thông qua các ví dụ minh họa để dễ hình dung

Ví dụ 01:
Chi tiết tấm Inox dùng để gá Gương phản xạ của cảm biến. 
- Cách 1: Đục 2 lỗ M3 để bắt bulong, Đo chiều cao Dựng skecth lỗ bằng cách kéo kích thước so với đáy của chi tiết.
[Image: mVfA0U3.png]

Đo chiều cao lỗ với đáy chi tiết là 60mm
[Image: DNPL2ob.png]
Khi thay đổi chiều cao của cả chi tiết từ 80mm- 100mm

[Image: qG2ebmU.png]

Chiều cao lỗ vẫn giữ nguyên so với đáy là 60mm, dẫn tới lỗ bị lệch so với chi tiết. Gương gá bị tụt xuống dưới.

[Image: PDhmacC.png]
Kết quả như hình.
Nhược điểm của việc ràng buộc như này là khi thay đổi chiều cao của JIG gá cảm biến, sẽ làm thay đổi vị trí lỗ của gương dẫn đến sai lệch và mất thêm thời gian chỉnh lại sketch của lỗ.


- Cách 2: Đục 2 lỗ M3 để bắt bulong, Đo chiều cao Dựng skecth lỗ bằng cách kéo kích thước so với đỉnh của chi tiết.
[Image: A5CVPKB.png]

Đo chiều cao lỗ với đỉnh của chi tiết là 20mm

[Image: YIch8I6.png]
Khi thay đổi chiều cao của cả chi tiết từ 80mm- 100mm

[Image: 1beOHNc.png]
Chiều cao lỗ vẫn giữ nguyên so với đỉnh là 20mm
Ưu điểm: Vị trí của lỗ vẫn giữ nguyên, hoàn toàn độc lập và không phụ thuộc vào biến chiều cao của JIG gá Gương. Với cách số 2 khi ràng buộc như vậy, chúng ta có thể sửa chiều cao của chi tiết thoải mái theo thực tế mà không làm ảnh hưởng tới vị trị lỗ bắt gá gương. Tiết kiệm được thời gian chỉnh sửa.

Như vậy chúng ta đã thấy rõ được ưu, nhược của 2 cách ràng buộc sketch.
Tùy vào từng trường hợp để đưa ra cách thiết kế chi tiết, ràng buộc skecth tối ưu để tiết kiệm thời gian chỉnh sửa sau này nếu phát sinh lỗi.
LESS TALK. MORE ACTION
Name: LÊ HỒNG SƠN
Major: Cơ điện Tử
Gmail: Son97haui@gmail.com
Phone number: 0166 596 2008








Reply
#2
Nói thêm một chút cho các bạn có thể không hiểu hết ý đồ của bài viết.
Trường hợp này là khi các bạn thiết kế, hiệu chỉnh chi tiết trong môi trường ASSEMBLY có nhiều chi tiết lắp với nhau.
[-] The following 4 users say Thank You to Tạ Đông for this post:
  • Dương Trần, Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, Hồng Sơn, Nguyễn Ngọc Tỉnh_4CHaUI
Reply


Forum Jump:


Users browsing this thread: 1 Guest(s)