Thread Rating:
  • 0 Vote(s) - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Công Nghệ Kĩ Thuật Ô tô (Tin tức- Chia sẻ- Trao đổi)

#11
GÓC ĐẶT BÁNH XE

                                         
   Trước tiên, chúng ta sẽ trả lời câu hỏi “góc đặt bánh xe là gì?“
   Để ổn định chuyển động, xe ô tô phải có tính năng chuyển động thẳng tốt và tính năng quay vòng khi xe đi vào vòng cua. Do đó, các bánh xe phải được lắp với một góc nhất định so với mặt đường và hệ thống treo cho từng mục đích cụ thể. Các góc này được gọi là góc đặt bánh xe.
   Có những góc đặt nào?
Trên ô tô thông thường có 5 loại góc đặt bánh xe:
• Góc Camber
• Góc Kingpin
• Góc Caster
• Bán kính quay vòng
• Độ chụm
[Image: unnamed-3.png]
           Công việc điều chỉnh lại các góc đặt bánh xe thường không được chú ý đến trong khi bảo dưỡng. Nhưng nếu bạn quan tâm đến công việc này nhiều hơn (1 lần/năm) sẽ làm tăng tuổi thọ của lốp và sự an toàn cho chiếc xe của bạn.
           Sau thời gian sử dụng, các liên kết của hệ thống treo, lái bị mài mòn, bị dơ khiến cho các góc đặt bánh xe không còn đúng nữa. Do đó, chỉ nên điều chỉnh lại các góc đặt bánh xe khi chắc chắn rằng bạn đã khắc mục được hiện tượng dơ nói trên.
  •  Góc đặt camber
   Đây là góc nghiêng của bánh xe khi nhìn từ phía trước của xe.Góc này được tạo bởi đường tâm của bánh xe và đường thẳng vuông góc với mặt đường.
  Phần bánh xe được nghiêng ra ngoài gọi là Camber Dương (+), phần bánh xe nghiêng vào trong gọi là Camber m (-).
Góc đặt camber âm và dương
Camber Camber âm Camber dương
Chức năng + Làm giảm lực quay vòng +Làm giảm tải trọng thẳng đứng.
+Giảm sự biến dạng các bộ phận treo và bạc lót.


[Image: ca.png]

  • Góc đặt Kingpin
  Góc kingpin là đường thẳng nối khớp cầu trên và khớp cầu dưới, và tâm quay của bánh xe trước khi quay vô lăng.
Góc đặt kingpin
Ɵb: Góc Kingpin
Đây là góc nghiêng của trục lái.
L: Độ lệch Kingpin
   Đây là khoảng cách đo được trên mặt đất từ đường tâm của lốp đến giao điểm của đường tâm trục lái và mặt đường.
Chức năng
   Giảm lực đánh lái :bánh xe quay sang phải hoặc sang trái, với tâm quay là trục xoay đứng còn bán kính quay là khoảng lệch, nên độ lệch càng lớn thì mô-men cản quay càng lớn (do sức cản quay của lốp xe), vì vậy lực lái cũng tăng lên còn độ lệch giảm do góc kingpin sexlamf giảm lực đánh lái .
Giảm lực phản hồi :Nếu khoảng lệch quá lớn, lực dẫn động (lực đẩy xe) hoặc lực hãm sẽ tạo ra mô-men quay quanh trục xoay đứng lớn, tỷ lệ thuận với khoảng lệch
Tăng độ ổn định khi đi trên đường thẳng : Góc nghiêng của trục lái giúp cho bánh xe tự động quay trở về vị trí chạy đường thẳng, sau khi đã chạy vòng.
Góc đặt Caster
Góc Caster được xác định bằng góc nghiêng giữa trục xoay đứng và đường thẳng đứng nhìn từ cạnh xe. Khi trục xoay đứng nghiêng về phía sau thì được gọi là góc Caster Dương (+), còn trục nghiêng về phía trước được gọi là góc Caster m (-).
[Image: ki.png]
  • Góc đặt Caster
Góc caster có ảnh hưởng đến độ ổn định khi xe chạy trên đường thẳng, còn khoảng caster thì ảnh hưởng đến tính năng trả lái bánh xe sau khi chạy trên đường vòng. Nếu các bánh xe có góc caster dương lớn thì ổn định trên đường thẳng tăng lên nhưng lại khó chạy trên đường vòng.
Độ ổn định chạy thẳng và hồi vị bánh xe:
– Độ ổn định trên đường thẳng nhờ có góc caster. Khi trục đứng quay để xe chạy vào đường vòng, nếu các bánh có góc caster thì lốp sẽ bị nghiêng đi so với mặt đường và tạo ra mô men kích, có xu hướng nâng thân xe lên. Mô men kích này đóng vai trò như một lực hồi vị bánh xe, có xu hướng đưa thân xe trở về vị trí nằm ngang và duy trì độ ổn định trên đường thẳng của xe.
– Hồi vị bánh xe nhờ có khoảng caster. Nếu bánh xe có góc caster thì giao điểm giữa đường tâm trục xoay đứng với mặt đường sẽ nằm phía trước tâm điểm tiếp xúc giữa lốp xe với mặt đường. Vì lốp xe được kéo về phía trước nên lực kéo này sẽ lấn át các lực có xu hướng làm cho bánh xe mất ổn định, giữ cho bánh xe chạy ổn định theo đường thẳng.
Bán kính quay vòng
[Image: ca.jpg]
  • Độ chụm
   Khi nhìn xe ôtô từ phía trên, cả hai bánh xe trước thường hướng vào trong. Trạng thái đó được gọi là “Độ chụm trong”, và nó giúp cho xe chạy thẳng. Nó được gọi là “Độ chụm ngoài”, khi bánh xe trước hướng ra ngoài.
độ chụm
   Đây là góc đặt quan trọng nhằm giảm độ mài mòn của lốp trong quá trình vận hành trên đường. Đồng thời độ chụm cũng giúp chiếc xe duy trì trạng thái chuyển động ổn định.
[Image: 113b8bfca4464a1ca8d64b702cc5b9e8.jpg][Image: can-chinh-do-chm.png]
  • Bán kính quay vòng
Đây là góc quay của một trong các bánh trước khi quay vô lăng.
Bánh xe trước bên trong và bên ngoài quay với một góc khác nhau sao cho chúng vẽ nên những vòng tròn có tâm trùng nhau, điều đó để đảm bảo tính năng quay vòng của xe ôtô.
[Image: bankinhquayeo7.jpg]
   Mỗi mẫu ô tô xuất xưởng đều được nhà sản xuất lắp ráp dựa trên một bộ thông số chuẩn về các góc đặt bánh xe. Nếu các góc này bị sai lệch sẽ ảnh hưởng đến độ êm của xe, độ mòn của lốp và khả năng vận hành của cả chiếc xe.

CRE : Tô Minh Thắng, Bùi Quốc Việt, Phan Văn Nam, Nguyễn Thùy Linh (Inventor Automobile - K13)
 

                                   
                                   
Reply
#12
Lightbulb 
BỘ VI SAI
 
         Kể từ thời điểm nhà phát minh vĩ đại Nicolaus Otto làm ra động cơ đốt trong đầu tiên vào năm 1876 hay vị kỹ sư thiên tài người đức Karl Benz chế tạo ra chiếc xe hơi đầu tiên vào năm 1886 thì ngành ô tô thế giới đã có nhiều bước tiến vượt bật trong việc nghiên cứu, cải tiến, chế tạo. Một trong các bộ phận vẫn được các kỹ sư đầu tư nghiên cứu và phát triển đến ngày nay đó là cơ cấu vi sai trên xe ô tô. Trải qua gần 140 năm phát triển, cơ cấu vi sai đi từ đơn giản đến nhiều chủng loại phức tạp như hiện nay tùy từng điều kiện sử dụng.

 

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại.
1.1. Nhiệm vụ:
- Phân phối mô men quay giữa hai bán trục, đảm bảo cho hai bánh xe quay với tốc độ khác nhau khi xe quay vòng giúp cho xe chuyển động an toàn.
 1.2. Yêu cầu:
- Kích thước và trọng lượng nhỏ,
- Đảm bảo vận hành êm và có độ bền cao.
- Bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế dễ dàng.
1.3. Phân loại:
a.Theo kết cấu bánh răng:
- Vi sai bánh răng côn

[Image: lP6tmuW.jpg]
- Vi sai bánh răng trụ
[Image: lweQtEt.jpg]
- Vi sai có ma sát trong

[Image: 5bFaXmJ.jpg]
b.Theo phương pháp điều khiển khoá vi sai:
- Điều khiển cơ khí (bằng tay)
- Điều khiển bằng điện
- Tự động điều khiển.
c.Theo cấu tạo của bộ vi sai:
- Loại bánh răng.
- Loại vít vô tận.
- Loại cam.
 
2. Cấu tạo và hoạt động của bộ vi sai.
2.1. Sơ đồ cấu tạo (bộ vi sai bánh răng côn):
Các bộ phận chính gồm có:
Vỏ vi sai 1 gắn  liền với bỏnh răng bị động 5 của truyền  lực chớnh và luụn cú vận tốc gúc như   nhau. Cỏc bỏnh  răng hành  tinh 2 cú  trục gắn  lờn vỏ vi  sai 1. Số  lượng bỏnh răng hành tinh phụ thuộc độ lớn mụmen xoắn cần truyền.
Thường gặp là 2 hoặc 3, hoặc cú khi là 4 bỏnh răng hành tinh. Cỏc bỏnh răng hành tinh quay tự do quanh  trục của nú và luụn ăn khớp với cỏc bỏnh răng nửa  trục 3, đồng  thời cỏc bỏnh răng 2 cựng quay với vỏ 1. Cỏc bỏnh răng 3 nối cứng với cỏc nửa trục 4. Bởi vậy khi cỏc bỏnh răng 3 quay sẽ làm cho cỏc bỏnh xe quay theo. Vỡ cỏc bỏnh răng 2 cú thể tham gia một lỳc 2 chuyển động nờn vi sai là cơ cấu hai bậc tự do.
[Image: tV3RJRS.png]
Hình 1:Sơ đồ vi sai đặt giữa các bánh xe chủ động
[Image: IlCDwoO.png]
Hình 2: Sơ đồ cấu tạo bộ vi sai bánh răng côn
a. Khi xe chạy trên đường thẳng            b. Khi xe chạy trên đường vòng.
 
2.2. Nguyên lý hoạt động.
* Khi xe ôtô chuyển động thẳng:
- Khi xe ôtô chuyển động thẳng trên đường thẳng, bằng phẳng, quãng đường lăn của 2 bánh xe bằng nhau, lực cản chuyển động của mặt đường tác dụng lên hai bánh xe bằng nhau, lúc này các bánh răng bán trục quay cùng tốc độ. Như vậy các bánh răng vi sai không quay trên trục chữ thập, nối cứng các bánh răng bán trục, tạo thành một khối cùng với vỏ vi sai, mà chỉ quay theo vỏ vi sai và bán trục. Trong trường hợp này số vòng quay của các bánh răng bán trục cũng như các bánh xe bằng nhau và bằng số vòng quay của vỏ vi sai.
* Khi xe quay vòng:
 - Khi xe đi đường vòng hay trên đường nghiêng, quãng đường lăn của các bánh xe khác nhau, sức cản chuyển động tác dụng vào bánh xe phía trong vòng cua lớn hơn bánh xe phía ngoài làm các bánh răng vi sai tham ra thêm chuyển động quay quanh trục chữ thập ( do bánh răng phía trong đẩy) làm tăng số vòng quay của bánh răng bán trục phía ngoài vòng quay và giảm số vòng quay phía trong. Điều này đảm bảo cho ô tô đi vào đường vòng được ổn định không bị trượt lết.
- Bộ vi sai đối xứng có 2 bánh răng bán trục luôn có số răng bằng nhau, do đó tồn tại quan hệ nt + nP =2n0 . Nếu nt= 0 thì nP =2n0 , lúc đó lực cản của bánh xe bên phải rất nhỏ có thể coi Mp = 0 tức là bánh xe bên phải mất khả năng bám mặt đường. đó là hiện tượng trượt.
- Như vậy: Việc sử dụng vi sai đối xứng cho phép các bánh xe quay với tốc độ khác nhau, hạn chế mài mòn lốp xe nhưng lại làm xấu khả năng truyền lực của cầu chủ động đối với trường hợp hệ số đường rất thấp sẽ gây hiện tượng trượt quay của lốp chủ động (pa ti lê) làm tốn nhiên liệu, gây trở ngại cho hoạt động của xe.
- Để tránh hiện tượng trượt quay, một số ôtô hiện đại thường dùng loại vi sai có ma sát trong cao.
a.Khoá vi sai:
 Cấu tạo:
 [Image: 9HcVV6S.png]      
Hình 4: Sơ đồ cấu tạo cơ cấu vi sai bánh răng côn có cơ cấu gài cứng vi sai    
*Khóa vi sai gồm có:
- Cơ cấu khoá
- Càng gạt lắp bên cạnh vỏ vi sai
- Khớp gài có then hoa để ăn khớp với bán trục và vỏ vi sai.
*Nguyên tắc khoá vi sai:
Kết cấu dùng các bộ truyền ma sát trong thường có giá thành cao, vì vậy để đơn giản thường dùng khoá vi sai trong một thời gian ngắn ở các dạng:
- Khoá cứng 2 bánh răng bán trục với nhau bằng khớp có hành trình tự do,
- Khoá cứng vỏ vi sai với một trong 2 bánh răng bán trục .
*Nguyên lý làm việc:
- Khi xe bị sa lầy khó lái, Người lái tác dụng vào tay điều khiển gạt vấu hãm ăn khớp với vấu ngang. Lúc này bộ vi sai, bánh răng vành chậu và bán trục tạo thành một khối cứng, do vậy hai bánh răng bán trục quay với vận tốc góc bằng nhau làm cho hai bánh xe quay bằng nhau, xe vượt lầy dễ dàng.
- Khi khoá vi sai (xe lên dốc cao, đường lầy trơn thẳng…) tức là nối cứng 2 bánh răng bán trục hoặc vỏ vi sai với 1 bán trục, do sự khác nhau về mô men cản trên các bánh xe của cùng 1 cầu  sẽ gây quá tải cho kết cấu nối cứng và các bán trục gây khó khăn cho điều khiển tay lái.
- Vì vậy trên xe thường lắp thêm đèn báo (LOCK UP) hay còi báo hiệu để tránh xoay vành tay lái khi sử dụng chế độ khoá vi sai có thể làm hỏng phá vỡ cầu chủ động.
Chú ý:
 Sử dụng khoá cứng vi sai chỉ dùng trong một thời gian ngắn, khi vượt qua quãng đường xấu phải mở cơ cấu khoá vi sai nhằm tránh quá tải và hư hỏng cầu chủ động. Không được gài cứng vi sai khi ô tô chuyển động trên đường dài.
b.Bộ vi  sai  có ma sát trong cao:
Cấu tạo:
* Vỏ bộ vi sai:
- Vỏ bộ vi sai đồng thời là thân của bánh răng bị động, gồm 2 nửa được ghép với nhau bằng các bu lông, bên trong chứa các bánh răng côn và trục chữ thập.
* Các bánh răng vi sai:
- Các bánh răng vi sai làm bằng thép, có 2 hoặc 4 bánh răng vi sai quay trơn
trên trục chữ thập và luôn ăn khớp với 2 bánh răng bán trục, bánh răng bán trục có thên hoa bên trong lắp với bán trục.
* Trục chữ thập:
- Làm bằng thép, được định vị trên vỏ vi sai để lắp các bánh răng vi sai và các đệm * Khớp khoá ly hợp nhiều đĩa:
- Bộ vi sai sử dụng khoá ly hợp nhiều đĩa (8 cặp) tạo thành một khớp ma sát, các đĩa răng ngoài kiên kết với vỏ vi sai, các đĩa răng trong liên kết với các bánh răng bán trục, các đĩa răng trong lắp xen kẽ với đĩa răng ngoài là một đĩa lò xo ép , tất cả đặt trong vỏ vi sai.
*Nguyên tắc hoạt động:
- Khi có sự quay tương đối giữ vỏ và bánh răng bán trục sẽ xuất hiện lực ma sát giữa các đĩa, nhờ vậy, ly hợp ma sát có tác dụng khoá vi sai trong một giới hạn cố định. Nếu sự trượt giữa các đĩa tăng lên, khớp ma sát sẽ tăng Mms tới hạn nhất định. Do đó khi xe đi trên đường có chênh lệch hệ số bám lớn, khả năng động lực của các bánh xe tốt hơn. Nhờ khả năng tạo ma sát của khớp ma sát sẽ làm hạn chế sự sai khác góc của 2 bánh xe.
         Vì vậy, việc sử dụng bộ vi sai ma sát trong cao sẽ hạn chế được hiện tượng trượt quaycủa bánh xe chủ động và nâng cao chất lượng động lực học của ôtô.
 
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của bộ vi sai:
- Sai hỏng chính của bộ vi sai là sự mòn hỏng của các bánh răng.
- Bánh răng bán trục mòn hỏng phần then hoa lắp với bán trục, nguyên nhân chính là do va đập, phanh xe đột ngột hoặc thay đổi tốc độ đột ngột.
- Các đệm lưng của bánh răng và trục chữ thập bị mòn.
- Nếu các chi tiết mòn hỏng nhiều gây mất an toàn khi xe hoạt động.
 
4. Phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa bộ vi sai.
4.1. Phương pháp kiểm tra:
- Dùng pan me, kẹp chì và quan sát để kiểm tra các chi tiết như: Bánh răng ăn khớp, trục chữ thập, bán trục mòn.
- Các căn đệm kiểm tra bằng pan me và thước cặp.
- Kiểm tra khi vận hành: Khi vận hành ôtô chú ý lắng nghe tiếng tiếng ồn khác thường ở cụm truyền lực chính và hộp vi sai, nếu có tiếng hú và ồn cần kiểm tra sửa chữa kịp thời.
- Kiểm tra cơ cấu khoá vi sai: Cho ôtô đi trên đường không bằng phẳng, để cho một bên bánh xe không quay, một bên bánh xe không bám mặt đường và quay nhanh. Sau đó khoá vi sai và tiếp tục vận hành, nếu bên bánh xe không quay không dịch chuyển, chứng tỏ cơ cấu vi sai bị hỏng cần kiểm tra sửa chữa.
 
4.2. Phương pháp bảo dưỡng sửa chữa:
- Làm sạch bên ngoài và xả dầu bôi trơn
- Tháo rời các chi tiết và bộ phận tiến hành làm sạch
- Kiểm tra hư hỏng chi tiết và thay thế chi tiết theo định kỳ
- Kiểm tra và điều chỉnh khe hở bánh răng
- Lắp các chi tiết và bộ phận – thay dầu bôi trơn
- Kiểm tra tổng thể và vệ sinh công nghiệp.
 
5. Bảo dưỡng và sửa chữa bộ vi sai:
5.1. Quy trình tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa:
5.2. Bảo dưỡng:
Sau khi tiến hành tháo làm sạch và kiểm tra chi tiết tiến hành lắp và điều chỉnh các cụm bánh răng.
Trong bộ vi sai sử dụng nhiều bánh răng côn xoắn, các ổ bi côn, do vậy khi lắp bộ vi sai, chúng ta phải tiến hành  một số điều chỉnh ban đầu như sau:
- Điều chỉnh tải trọng ban đầu của vòng bi bán trục : thường dựng ổ lăn côn trong vòng bi bán trục, nán cần phải điều chỉnh tải trọng ban đầu của các vòng bi bán trục này bằng cách điều chỉnh đai ốc lắp phía ngoài mỗi vòng bi bán trục.
[Image: hLwxB94.png]
[Image: FrZ7e6F.png]
- Điều chỉnh tải trọng ban đầu của bánh răng quả dứa: Người ta thường điều chỉnh tải đầu của các vòng bi bánh răng quả dứa bằng cách thay đổi khoảng cách các vòng lăn trong của ổ đỡ trước và sau, trong khi cố định các vòng lăn ngoài vào hộp vi sai. Cũng có thể thực hiện việc này bằng cách thay đổi tổng độ dày của các vòng đệm được sử dụng, hoặc đặt áp lực vào vòng cách co giãn (bằng cách vặn chặt đai ốc) để làm thay đổi chiều dài của nó. 
- Điều chỉnh khe hở ăn khớp bánh răng vành chậu: Điều chỉnh khe hở ăn khớp là điều chỉnh khe hở của bề mặt tiếp xúc giữa bánh răng quả dứa và bánh răng vành chậu. Khi khe hở ăn khớp lớn, điều chỉnh hộp vi sai về phía bánh răng quả dứa, còn khi he hở ăn khớp nhỏ, điều chỉnh theo hướng ra xa bánh răng quả dứa. Sử dụng đai ốc điều chỉnh để thực hiện việc điều chỉnh này.
 - Điều chỉnh vết tiếp xúc của bỏnh răng vành chậu: Điều chỉnh vết tiếp xúc răng của bánh răng vành chậu bằng cách sử dụng vòng đệm điều chỉnh để dịch chuyển độ lệch giữa bánh răng quả dứa và bánh răng vành chậu. (mầu da cam trờn thanh răng biểu thị vết tiếp xúc chuẩn).

5.3. Sửa chữa:
* Vỏ vi sai:
- Nứt: Dùng kính phóng đại hoặc làm sạch rồi rắc bột phấn, nếu nứt nhỏ hàn đắp, nứt dài lớn hơn100mm thay mới.
- Mòn lỗ lắp ổ bi: Dùng pan me hoặc kinh nghiệm đo lỗ lắp ổ bi, độ mòn không lớn hơn 0,02mm còn dùng được, nếu lớn hơn đem mạ sau đó doa lại kích thước ban đầu.
* Hỏng lỗ ren:
Kiểm tra bằng quan sát, sửa chữa hàn đắp sửa nguội và ta rô lại ren.
* Trục chữ thập:
- Nứt: dùng kính phóng đại kiểm tra vết nứt sửa chữa hàn đắp sau đó gia công lại
- Mòn phần lắp các bánh răng: dùng pan me kiểm tra độ mòn. Độ mòn cho phép không lớn hơn 0,02mm. Sửa chữa hàn đắp hoặc mạ sau đó khôi phục lại kích thước ban đầu.
*Các bánh răng và cơ cấu khoá hãm:
- Nứt gãy mòn mặt răng và các chi tiết cơ cấu vi sai.
- Dùng dây chì và đồng hồ so đo độ mòn bánh răng, độ mòn cho phép sử dụng từ (0,06 – 0,2) mm; các cơ cấu vi sai dùng kính phóng đại kiểm tra nứt.
- Các có vết nứt nhỏ, lỗ ren chờn hỏng có thể hàn đắp sửa nguội ta rô lại ren; nứt lớn thì thay thế
- Các bánh răng bị nứt mòn mặt răng và then hoa quá giới hạn cần được thay mới.
- Lỗ của các bánh răng hành tinh bị mòn cho phép doa rộng sau đó ép bạc mới, rồi gia công lại theo kích thước sửa chữa.
- Đệm căn lưng của bánh răng hành tinh mòn quá qui định thì thay thế cái mới. Khe hở lưng khi lắp ráp cho phép là (0,25 – 0,4)mm.
*Yêu cầu kỹ thuật:
- Khe hở mối ghép then hoa cho phép là (0,05 – 0,15)mm.
- Lực xiết bu lông vỏ vi sai là 11KG/cm2.
- Khe hở dọc trục các bánh răng bằng (0,25 – 0,4)mm, Khe hở ăn khớp nhỏ hơn 2mm.
- Sau khi lắp dùng tay quay bán trục cụm vi sai phải hoạt động bình thường.
 
 
 CRE : Trương Văn Thăng, Nguyễn Đỗ Minh Khiêm, Lê Hảo Thức, Phan Văn Dương, Đào Phú Hoàng Anh (Inventor Automobile - K13)
 
Reply
#13
KÍ HIỆU TRÊN Ô TÔ

       Từ khi khai sinh cách đây 120 năm, xe hơi kéo theo hàng loạt những thuật ngữ, từ viết tắt mà dần dà chúng trở thành ngôn ngữ của riêng sản phẩm này. Trên một mẫu xe hay một công nghệ bao giờ cũng cũng có chữ viết tắt đính kèm. Chẳng hạn, động cơ V8 hay V6, chống bó cứng phanh ABS (Antilock brake system), điều hòa (A/C- Airconditioning), SRS (túi khí) đã trở nên rất quen thuộc.
       Tuy nhiên, có những từ viết tắt như thách thức hiểu biết của mọi người và rắc rối ở chỗ chúng vẫn chỉ là một công nghệ, hay một thiết bị nào đó. Dường như, mỗi khi sáng tạo hay cải tiến cái gì mới, các hãng lại cố nghĩ cho nó một cái tên để không bị lẫn với đối thủ khác. Tương tự như vậy, sản phẩm cũng có "đuôi" theo sau khiến nhiều người mua xe hàng chục năm mà không hiểu hết ý nghĩa của những từ viết tắt đó.
        Không chỉ "dân thường", những kỹ sư sừng sỏ trong làng công nghệ hay giới am hiểu ôtô đôi lúc cũng phải bó tay trước từ viết tắt. Nhiều lúc, các hãng phát minh ra một từ chẳng liên quan gì đến kỹ thuật mà chỉ chăm chăm vào mục đích marketing. Không những vậy, có những tình huống oái oăm như cụm từ công bố chính thức lại chẳng có trong sổ tay sử dụng. Vì vậy, nếu không hiểu những gì hãng nói, cách tốt nhất là bạn hãy gắn cho chúng một ý nghĩa chung chung.


Và dưới đây là một số kí hiệu, viết tắt trên các mẫu xe:

·       ABS – Anti-lock Brake System: Hệ thống chống bó cứng phanh tự động.
·       A/C – Air Conditioning: Hệ thống điều hòa nhiệt độ trên xe
·       AFL – Adaptive Forward Lighting: Đèn pha mở dải chiếu sáng theo góc lái. Công nghệ do Opel hợp tác với Hella phát triển cho các xe của Opel vào năm 2002.
·       ARTS – Adaptive Restrain Technology System: Hệ thống điện tử kích hoạt túi khí theo những thông số cài đặt trước tại thời điểm xảy ra va chạm.
·       AWD – All Wheel Drive: Hệ dẫn động 4 bánh chủ động toàn thời gian (đa phần cho xe gầm thấp). Ví dụ: Audi A6, Subaru Impreza.
·       AWS – All Wheel Steering: Hệ thống lái cho cả 4 bánh. Công nghệ này không được ứng dụng rộng rãi, chỉ áp dụng trên một số xe như Mazda 626, 929 đời 1991 trở lên, Mitsubishi Galant VR-4 1991 – 1995 và mới đây mới nhất là Infiniti G35 2007.
·       BA – Brake Assist: Hệ thống hỗ trợ phanh gấp.
·       BHP – Brake Horse Power: Đơn vị đo công suất thực của động cơ đo tại trục cơ.
·       Boxer; Flat engine: Động cơ với các xi-lanh nằm ngang đối xứng với góc 180 độ. Kiểu động cơ truyền thống của Volkswagen, Porsche và Subaru.
·       Cabriolet: Kiểu xe hai cửa mui trần. Mercedes Benz dùng cabriolet cho các loại xe hai cửa mui trần mềm và roadster cho loại xe 2 cửa mui trần cứng.
·       CATS – Computer Active Technology Suspension: Hệ thống treo điện tử tự động điều chỉnh độ cứng theo điều kiện vận hành. Mỗi nhà sản xuất có cách gọi khác nhau, CATS là tên gọi của Jaguar.
·       C/C hay ACC – Cruise Control: Kiểm soát hành trình. Hệ thống đặt tốc độ cố định trên đường cao tốc.
·       C/L – Central Locking: Hệ thống khóa trung tâm.
·       Concept; concept car: Một chiếc xe hơi hoàn chỉnh nhưng chỉ được thiết kế để trưng bày, chưa được đưa vào dây chuyền sản xuất.
·       Coupe: Từ thông dụng chỉ kiểu xe thể thao hai cửa bốn chỗ mui cứng.
·       Crossover hay CUV, chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Crossover Utility Vehicle”: Loại xe việt dã có gầm khá cao nhưng trọng tâm xe lại thấp vì là biến thể của xe sedan gầm thấp sát-xi liền khối và xe việt dã sát xi rời. Dòng xe này có gầm cao để vượt địa hình nhưng khả năng vận hành trên đường trường tương đối giống xe gầm thấp. Ví dụ: Hyundai Santa Fe, Chevrolet Captiva…vv.
·       CVT: Continuosly Variable Tranmission: Hộp số biến thiên vô cấp, sử dụng trên một số xe như Nissan Murano, Mitsubishi Lancer.
·       DOHC – Double Overhead Camshafts: Cơ cấu cam nạp xả với hai trục cam phía trên xi-lanh. Ví dụ động cơ 1.8 2ZR-FE của Toyota Corolla từ năm 1997 đến nay hay động cơ của Honda Civic 2.0 tại Việt Nam
·       Drift: Kỹ thuật chủ động làm trượt văng đuôi xe, với góc trượt ở phía sau xe lớn hơn góc trượt phía trước, góc lái ngược với hướng đi của xe. Để có thể “drift”, người lái phải nắm vững các kỹ thuật đua xe cơ bản, có khả năng thực hiện nhanh và nhuần nhuyễn các thao tác sang số-nhả số, kết hợp với xử lý chân ga-côn-phanh nhạy bén.
·       Drophead coupe: Từ cũ, xuất hiện từ những năm 1930, chỉ mẫu xe mui trần hai cửa; có thể mui cứng hoặc mềm. Tại châu Âu từ ngang nghĩa là Cabriolet.
·       EBD – Electronic Brake Distribution: Hệ thống phân phối lực phanh điện tử.
·       EDM – Electric Door Mirrors: Gương điều khiển điện.
·       ESP – Electronic Stability Programe: Hệ thống ổn định xe điện tử.
·       E/W – Electric Windows: Hệ thống cửa xe điều khiển điện
·       ESR – Electric Sunroof: Cửa nóc vận hành bằng điện.
·       FWD – Front Wheel Drive: Hệ dẫn động cầu trước.
·       FFSR – Factory Fitted Sunroof: Cửa nóc do nhà sản xuất thiết kế và lắp đặt (khác After Market Parts, đồ bán sẵn trên thị trường).
·       Heated – Front Screen: Hệ thống sưởi kính trước.
·       HWW – Headlamp Wash/Wipe: Hệ thống gạt/rửa đèn pha.
·       IOE – Intake Over Exhaust: Kết cấu động cơ với cửa nạp hòa khí nằm phía trên cửa xả.
·       I4; I6: Kiểu động cơ 4 hoặc 6 xi-lanh xếp thẳng hàng.
·       MDS – Multi Displacement System: Hệ thống dung tích xi lanh biến thiên, cho phép động cơ vận hành với 2, 4 ,6… xi-lanh tùy theo tải trọng và tốc độ của xe. Công nghệ này do Chrysler phát triển và ứng dụng cho mẫu xe Chrysler 300C; hiện nay Honda Accord 2008 cũng sử dụng công nghệ này với tên gọi VCM.
·       Minivan: Kiểu xe 6 đến 8 chỗ có ca-bin kéo dài – không nắp ca-pô trước, không có cốp sau; ví dụ: Daihatsu Cityvan.
·       MPG – Miles Per Gallon: Số dặm đi được cho 4,5 lít nhiên liệu.
·       MPV – Multi Purpose Vehicle: Xe đa dụng.
·       LPG Liquefied Petroleum Gas: Khí hóa lỏng.
·       LSD – Limited Slip Differential: Bộ vi sai chống trượt.
·       LWB – Long Wheelbase: Chiều dài cơ sở lớn.
·       OHV – OverHead Valves: Kiểu thiết kế động cơ cũ với xu-páp bố trí trên mặt máy và trục cam ở dưới tác động vào xu-páp qua các tay đòn – đũa xu-páp. Ví dụ: động cơ 1.8 7K của Toyota Zace.
·       OTR – On The Road (price): Giá trọn gói.
·       PAS – Power Assisted Steering: Hệ thống lái có trợ lực.
·       PDI Pre – Delivery Inspection: Kiểm tra trước khi bàn giao xe.
·       Pick-up: Xe bán tải, kiểu xe gầm cao 2 hoặc 4 chỗ có thùng chở hàng rời phía sau ca-bin. Ví dụ: Ford Ranger, Isuzu Dmax.
·       Roadster: Kiểu xe hai cửa, mui trần và chỉ có 2 chỗ ngồi. Mercedes Benz dùng từ này cho loại 2 cửa mui trần cứng; ví dụ: Mercedes Benz SLK.
·       RWD – Rear Wheel Drive: Hệ thống dẫn động cầu sau.
·       SAE: Chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Society of Automotive Engineers”: Hiệp hội Kỹ sư ô tô Mỹ – Tổ chức nghiên cứu và xác lập các quy chuẩn chuyên ngành ô tô uy tín số 1 của Mỹ.
·       Satellite Radio: Radio thu tín hiệu qua vệ tinh.
·       Sedan: Xe hơi gầm thấp 4 cửa, 4 chỗ ngồi, ca-pô và khoang hành lý thấp hơn ca-bin. Ví dụ: Toyota Camry, Honda Accord, Daewoo Lacetti…vv.
·       Service History: Lịch sử bảo dưỡng.
·       SOHC – Single Overhead Camshafts: Kết cấu trục cam đơn trên mặt máy và một trục cam tác động đóng/mở cả xu-páp xả và nạp. Ví dụ động cơ của Honda Civic 1.8 tại Việt Nam.
·       SUV – Sport Utility Vehicle: Kiểu xe thể thao việt dã có sát-xi rời với thiết kế dẫn động 4 bánh để có thể vượt qua địa hình xấu. Ví dụ: Toyota Land Cruiser, Mitsubishi Pajero..vv.
·       SV – Side Valves: Cơ cấu xu-páp đặt song song với xi-lanh bên sườn động cơ.
·       Super-charge: Tăng áp sử dụng máy nén khí độc lập.
·       Turbo: Tăng áp của động cơ sử dụng khí xả làm quay cánh quạt.
·       Turbodiesel: Động cơ diesel có thiết kế tăng áp truyền thống sử dụng khí xả làm quay cánh quạt. Các loại xe sử dụng turbo tăng áp này thường có độ trễ lớn, ví dụ: Ford Everest, Isuzu Hi-Lander…vv.
·       Van: Xe chở người hoặc hàng hóa từ 7 đến 15 chỗ. Ví dụ: Ford Transit.
·       VCM – Variable Cylinder Management: Hệ thống điều khiển dung tích xi lanh biến thiên, cho phép động cơ vận hành với 2, 4 ,6… xi-lanh tùy theo tải trọng và tốc độ của xe. Xuất hiện lần đầu trên xe Honda Accord, Honda Odyssey model 2005, hiện nay đã có thêm Honda Pilot sử dụng công nghệ này.
·       VGT – “Variable Geometry Turbocharger”: Tăng áp sử dụng turbo điều khiển cánh cho khả năng loại bỏ độ trễ của động cơ diesel truyền thống. Công nghệ này áp được áp dụng cho xe Hyundai Santa Fe, Daewoo Winstorm…vv.
·       VNT – “Variable Nozzle Turbine”: Như VGT.
·       CRDi – Common Rail Direct Injection: Hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp điều khiển điện tử sử dụng đường dẫn chung của động cơ diesel. Có mặt trên các xe đời mới như Hyundai Veracruz, Santa Fe hay Daewoo Winstorm.
·       VSC – Vehicle Skid Control: Hệ thống kiểm soát tình trạng trượt bánh xe.
·       VTEC – Chữ viết tắt tiếng Anh của “Variable valve Timing and lift Electronic Control”: Hệ thống phối khí đa điểm và kiểm soát độ mở xu-páp điện tử. VTEC là công nghệ ứng dụng trên các xe của Honda và thế hệ mới có tên i-VTEC: “Inteligent – VTEC”.
·       VVT-i – Variable Valve Timing with Intelligence: Hệ thống điều khiển xu-páp với góc mở biến thiên thông minh. Sử dụng trên các xe của Toyota như Camry, Altis…vv.
·       V6; V8: Kiểu động cơ 6 hoặc 8 xi-lanh có kết cấu xi-lanh xếp thành hai hàng nghiêng, góc nghiêng giữa hai dãy xi-lanh hay mặt cắt cụm máy tạo hình chữ V.
·       WD, 4×4 – Four Wheel Drive: Dẫn động bốn bánh chủ động. Ví dụ: Toyota Land Cruiser, Mitsubishi Pajero.
·       Camera 360: Hệ thống quan sát hỗ trợ lái, quan sát hết những điểm mù ở thanh chữ C và đuôi xe, giúp lái xe an toàn. Hệ thống có góc nhìn toàn cảnh xung quanh xe ở góc nhìn bên trái, bên phải, đầu xe, và đuôi xe.



          Ngoài những kí hiệu về hệ thống, trang bị và những bộ phận tiêu biểu được ghi trên thân xe, các hãng ô tô đều sẽ có những kí hiệu để phân biệt hạng xe, loại xe và dòng xe. Dưới đây là những kí hiệu của một số hãng xe phổ biến tại Việt Nam:

- Đầu tiên là hãng Toyota, một hãng xe phổ biến nhất tại Việt Nam:
·       Chữ Q: Quintessence - mẫu xe hạng sang, dẫn đầu. Ví dụ như Camry 3.5Q
·       Chữ V : Vanguard, VIP - mẫu xe đẳng cấp, sang trọng, hiện đại.
·       Chữ G: Grandeur - cân bằng giữa giá cả và tính năng trang bị, xe thuộc phân khúc trung bình. Ví dụ Innova G
·       Chữ S : Sporty - tính năng thể thao, giá xe mức trung bình.
·       Chữ E : Exemplar - giá hợp lý, được bán với số lượng lớn.
[Image: sCjc2wX.jpg]

-        Lexus (Là thương hiệu hạng sang của hãng Toyota)
·       CT: Compact Touring (xe touring nhỏ gọn) hay Creative Touring (xe touring sáng tạo). Đây cũng là mẫu xe compact đầu tiên sử dụng động cơ hybrid.
·       SC: Sport Coupe/Convertible - Cái tên tương ứng với chức năng của xe là một dòng chuyên về thể thao. Tuy nhiên đáng tiếc là vào năm 2010, dòng này đã dừng sản xuất vì hãng cho rằng nó không hấp dẫn bằng các dòng xe đối thủ.
·       HS: Hybrid (Harmonious) Sport - HS là dòng xe sử dụng động cơ kết hợp xăng-điện hybrid, gồm một động cơ thẳng hàng 4 xi lanh 2.5 lít kết hợp cùng 1 mô tơ điện
·       LS: Intelligent Sport - Đây là mẫu xe bao hàm cả yếu tố thực dụng lẫn thể thao nhờ vào động cơ V6 mạnh mẽ.
·       ES: Executive Sedan - Đây là mẫu xe chú trọng đến phân khúc đầu vào của dòng sedan cao cấp. ES cũng có mức giá rẻ hơn, dù độ sang trọng và tiện nghi vẫn được đảm bảo.
·       GS: Grand Sport/Sedan - GS không phải là mẫu xe lớn nhất trong dòng của nó. Nhưng chữ “grand” (lớn) này tượng trưng cho việc GS là mẫu xe sang trọng và tiện nghi hơn so với mẫu xe cỡ thông thường. Ngoại hình gần giống một chiếc coupe.
·       RX: Rally SUV
·       GX: Grand SUV
·       LX: Luxury SUV
·       LF: Lexus Future (LF-C, LF-S, etc.) - phiên bản cao cấp, siêu xe, tương lai của Lexu
·       Chữ J : Junior - mẫu khởi đầu, trang bị tính năng cơ bản nhất, chủ yếu bán sỉ, bán lô. (Innova J chạy Taxi ko có điều hoà sau)
[Image: rLG3tBG.jpg]


 
-        Chevolet (Chevy) một hãng xe của Mỹ:
·       LS: Luxury sport - Là phiên bản tiêu chuẩn của Chevolet Cruze, trang bị cơ bản và sử dụng hộp số sàn, tiết kiệm nhiên liệu hơn so với các phiên bản còn lại. Tuy nhiên phiên bản LS hiện nay đã ngừng sản xuất.
·       LT: Luxury touring - là phiên bản cao hơn so với LS. Thường được trang bị số sàn, trừ mẫu Chervolet Trax 1.4 chỉ có duy nhất bản LT nhưng được trang bị số tự động.
·       LTZ: là bản cao nhất trong dòng Cruze chữ Z thể hiện chữ cuối cùng trong bảng chữ cái nên nó mang ý nghĩa là cao nhất, có dung tích động cơ lớn nhất và được trang bị hộp số tự động, trang bị đầy đủ tiện nghi và an toàn hơn so với hai phiên bản còn lại.

 
-        Ford với dòng xe bán tải Ford Ranger rất phổ biến tại nước ta:
·       XL: ban đầu thường được các hãng sử dụng với ý nghĩa là eXtra Luxury, là phiên bản cao nhất. Nhưng càng về sau ôtô càng có nhiều phiên bản, vì vậy ký hiệu cũng mở rộng hơn. XLS có thể là XL + Sport hoặc Standard, XLT là XL + Touring. Sắp xếp theo trang bị công nghệ động cơ, tiện nghi, an toàn,...từ thấp lên cao.
·       XLS: Phiên bản thường một cầu, có tùy chọn số sàn hoặc số tự động. Thích hợp chỉ chở hàng nhẹ, đi gia đình.
·       XLT: Là bản số sàn 2 cầu cao cấp, phục vụ tốt nhu cầu off-road.
[Image: ost4te7.jpg]
 
- Mercedes Bendz (dòng xe hạng sang quốc dân Việt Nam):
·       A: là dòng xe cỡ nhỏ, ra đời từ tháng 9/1993 và là dòng xe đầu tiên được bố trí hệ dẫn động bánh trước theo nghiên cứu A (Studie A) của hãng.

·       B: (W 242/W 246) là dòng xe Van dành cho gia đình, xe du lịch cỡ nhỏ. Được nghiên cứu và ra đời trong khoảng từ 2005 tới 2011.
·       C: (Coupe) là xe sedan hạng nhỏ ra đời từ những năm 1981, dòng C được coi là dòng xe tầm trung của hãng. Từ đây các kỹ sư của Mercedes đã phát triển thêm các nhánh con nữa, như CL (Coupe Leicht) - dòng xe 2 cửa, hay CLA (từ tháng 4/2013), CLC (dòng C thể thao), CLK (C là Coupé, L là Leicht – nhẹ, K là Kurz – nhỏ, gọn) – được hiểu là phiên bản rút gọn, gọn nhẹ.
·       E: Lấy từ thuật ngữ "Einspritz" trong tiếng Đức, có nghĩa là "phun xăng" – “injection”. E-class là dòng xe đầu tiên được ứng dụng công nghệ phun xăng điện tử. Dòng E được ra đời từ tháng 5/1993, thuộc đăng cấp cao hơn so với dòng C, nhiều người cũng đã lý giải rằng, E chính là Eleganz (sự trang nhã, lịch thiệp) bởi thiết kế hào hoa, bóng bảy của nó.
·       G: Geländewagen) là dòng xe địa hình, việt dã của hãng. Đây là dòng xe nổi tiếng ,với kiểu dáng độc đáo, phong cách nổi trội, nhưng có giá thành rất cao. Chính bởi vậy, các đàn em của dòng G trứ danh đã ra đời để đáp ứng phần nào sự hâm mộ của các fan, ví như GLK ( Geländewagen Luxus Kompaktklasse) – dòng địa hình gọn nhẹ đẳng cấp.
·       S: (Sonder-Klasse/ Spitzenmodelle) – phân khúc đặc biệt, hạng sang, ra đời vào mùa thu năm 1972. Có quá nhiều điều để nói về dòng xe đặc biệt này, bởi sự tiện nghi cao câp, hào nhoáng, lộng lẫy kiêu sa của nó. Đây cũng là dòng xe rất được các nguyên thủ quốc gia trên thế giới chọn lựa và tin dùng. Từ dòng S này, hãng cũng còn có các sản phẩm con khác như SL = Sport-Leicht (dòng thể thao) hay SLK = Sport-Leicht- Kurz (phiên bản nhỏ gọn).
[Image: wKhQsoZ.jpg]

CRE : Trương Văn Thăng, Nguyễn Đỗ Minh Khiêm, Lê Hảo Thức, Phan Văn Dương, Đào Phú Hoàng Anh (Inventor Automobile - K13)

 
[-] The following 3 users say Thank You to Nguyễn Minh Khiêm_4CHaUI for this post:
  • Dương Trần, Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, Phạm Bá Khánh_4CHaUI
Reply
#14
(02-27-2020, 12:47 AM)Hoàng Khải Hưng_4CHaUI Wrote:
(02-25-2020, 08:40 PM)Hồng Sơn Wrote:
Bài này có nói đến đường kính của vành xe oto. Rất Hay. 
Hiện a cũng đang làm về xe. Cũng phải thiết kế về bánh xe. Nhưng có 1 vấn đề lớn đó là kích thước của Bánh xe.
Em học ô tô có thể dễ hiểu rằng kích thước Bánh xe càng lớn việc di chuyển, vượt địa hình,.. càng tốt. Bánh nhỏ sẽ gây dao động lớn và sóc hơn khi vượt qua vật cản.
Vậy câu hỏi đặt ra là kích thước bánh như nào là đủ khi ta thiết kế 1 chiếc xe 4 hoặc 6 bánh???
Hiện tại a vẫn đang để ngẫu nhiên con số đường kính bánh là D=150mm= 5.9 inch.
Anh vẫn đang đi tìm 1 lý thuyết, công thức hoặc cơ sở nào đó để tính ra được đường kính bánh phù hợp với Base của xe. Nếu em biết có thể trao đổi, chia sẻ giúp a nhé!!
Thanks e!!

Em cám ơn câu hỏi của anh
   Dưới đây chúng em có một số tài liệu do anh em Inventor Automobile - K13 tìm hiểu và tổng hợp lại kiến thức dựa trên câu hỏi và các dữ liệu thực tế anh đưa ra.
   Do số liệu về hệ thống xe chưa đầy đủ để tính chi tiết và kiến thức của bọn em vẫn còn có hạn nên đa số anh em đều tính dự trên tải trọng và ước lượng dựa theo lí thuyết. 
   Em mong những tài liệu dưới sẽ giúp ích được cho anh.
Link file: 1 https://drive.google.com/file/d/1ARb-tIa...JsXpe/view
https://drive.google.com/drive/folders/1...yX7HbzgsWt
https://drive.google.com/open?id=1Fv0BMN...jThvxMTvVK
[Image: sK3WGi6.jpg]

Anh cảm ơn mấy đứa đã cất công nghiên cứu, tìm hiểu.!!
Anh đang đọc và sẽ trả lời lại để ae cùng trao đổi thêm Big Grin 
LESS TALK. MORE ACTION
Name: LÊ HỒNG SƠN
Major: Cơ điện Tử
Gmail: Son97haui@gmail.com
Phone number: 0166 596 2008








[-] The following 2 users say Thank You to Hồng Sơn for this post:
  • Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, TuânTrần
Reply
#15
Tổng quan về cách phân biệt các loại xe ô tô

   Ngày này trên thế giới, xe ô tô đã trở thành một trong những phương tiện không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, số lượng xe ô tô ngày càng xuất hiện nhiều trên đường phố các đô thị lớn của cả nước. Ô tô đang dần trở nên cần thiết trong cuộc sống ngày nay và đã qua khỏi thời kỳ ô tô trở thành biểu tượng cho sự giàu sang, thành đạt. Người Việt Nam ngày càng thực tế hơn và ô tô đang dần trở thành phổ thông hơn, và quan niệm cũ ô tô là một tài sản đang được thay thế bằng quan niệm ô tô là một phương tiện di chuyển.
Ngày hôm nay việc tìm hiểu về xe ô tô cũng như để sở hữu một chiếc xe trong các gia đình Việt là chuyện khá đơn giản và dễ dàng. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu về cách phân biệt loại các dòng xe hơi trên thế giới để mọi người có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình và gia đình hoặc tổ chức.

  Mini hay còn gọi là Hatchback
   Tiêu biểu cho dòng xe này là KIA MorningChevrolet Spark vốn rất phổ biến tại Việt Nam.
   Đây là dòng xe phù hợp với những người mới biết lái xe, những người thường xuyên di chuyển trong những khu phố chật hẹp. Dòng xe này cũng phù hợp với những ai dùng làm phương tiện để đi làm hằng ngày và cuối tuần đưa cả gia đình đi chơi ở vùng ngoại ô thành phố.

[Image: 2020_hyundai_i10_1_768x512_epcw.jpg]
Ưu điểm: dễ điểu khiển, được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cơ bản, dễ tìm được chỗ đỗ trong các bãi xe chật hẹp…

Khuyết điểm: do yếu tố giá xe hatchback rẻ nên thường được trang bị những động cơ tuy đủ dùng trong thành phố nhưng thường bị yếu thế khi di chuyển trên đường quốc lộ cũng như cao tốc, không gian chứa đồ cũng bị hạn chế rất nhiều trong những chuyến đi xa dài ngày…
   Sedan, xe du lịch 4 chỗ

    Đây là phân khúc xe rất phổ biến, trong đó, các dòng xe sang tại Việt Nam hầu hết đều có kiểu dáng Sedan nổi bật. Tiêu biểu cho những dòng xe này có thể kể như Toyota CamryHonda AccordBMW 5-series, Mercedes E-classes...[Image: toyota-camry.webp?v=29]
  Ưu điểm: dòng xe này tương đối thoải mái về thiết kế nên đa phần là khá rộng rãi, được trang bị những option đa dạng từ phổ thông đến cao cấp tùy theo nhu cầu của người dùng…

  Khuyết điểm: Giá xe Sedan thông thường tương đối cao, tình trạng đường xá ở Việt Nam cũng không tốt nên chúng ta cũng phải đi lại tương đối cẩn trọng, ở những đường có nhiều mấp mô thỉnh thoảng sẽ gặp tình trạng cạ gầm, đi nhanh có thể bị sụp gầm, chi phí sửa chữa tương đối lớn…

   Coupe hay còn gọi là Sport Car

   Ở Việt Nam, chúng ta hãy gọi là dòng xe 2 cửa. Dòng xe này còn tương đối hiếm ở VN, một phần nhu cầu của người dân chưa nhiều, một phần các hãng sản xuất cũng chưa mạnh dạn đầu tư thu hút khách hàng cho dòng xe này. Một số sản phẩm được bán ở VN như: Huyndai Genesis, Toyota 86, Subaru BRZ, BMW 4-coupe, Mercedes E-coupe…
  Dòng xe này phù hợp với các bạn trẻ còn độc thân, hoặc gia đình có con nhỏ. Cũng giống dòng sedan, dòng xe này cũng được phân loại từ phổ thông đến cao cấp, tính năng cao, mui trần
[Image: CAC90PRC017B021001.jpg]
  Ưu điểm: giúp người sở hữu gây được sự chú ý khi di chuyển trên phố, do sở hữu dáng xe có tính năng khí động học tốt, hệ thống lái nhanh nhạy hơn so với các dòng khác nên xe thường có độ tăng tốc khá tốt khi di chuyển trên quốc lộ hay cao tốc…

  Khuyết điểm: Cũng giống dòng sedan, dòng này thường có thiết kế gầm xe khá thấp, dễ bị cạ và đụng gầm. Hàng ghế sau thường chật và ra vào khá bất tiện. Giá xe Coupe ở VN còn khá cao, khách hàng khó có thể tiếp cận được những chiếc xe quyến rũ này…

   SUV 5 chỗ hay Crossover
  Trong những năm gần đây, người Việt Nam cũng dần quen với dòng xe này. Những sản phẩm được chú ý ở Việt Nam như: Honda CRVMazda CX-5Mercedes GLKBMW X3Audi Q5
[Image: 1_CRV.jpg]
   Dòng xe này phù hợp với các bạn trẻ có sở thích đi du lịch, do sở hữu không gian chứa đồ lớn, nội thất rộng rãi thoải mái. Dòng xe SUV 5 chỗ này cũng có thể được dùng như một chiếc xe cho nhiều mục đích sử dụng. Ngoài ra do sở hữu khoảng sáng gầm xe lớn nên cũng rất thoải mái di chuyển vào những lúc trời mưa hay triều cường khiến đường ngập nước.


    Ưu điểm: đa dụng thích hợp nhiều loại địa hình và mục đích sử dụng, không gian chứa đồ lớn, nội thất rộng rãi,…
   Khuyết điểm: chưa có nhiều lựa chọn, đa phần các dòng xe này giá còn tương đối cao, chi phí bảo dưỡng bảo hiểm vì thế cũng cao…
   MPV hay Minivan
   Đây là dòng xe khá phổ biến tại Việt Nam. Tiêu biểu cho dòng xe này là Toyota Innova, ngoài ra còn một số nhãn hiệu khác như: Kia RondoHyundai StarexToyota SiennaToyota PreviaHonda Odyssey
[Image: Toyota-Innova.jpg]
   Dòng xe này đặc biệt phù hợp với gia đình có đông người, hoặc làm xe công vụ cho các công ty doanh nghiệp. Hiện tại thị trường cũng không có nhiều sự lựa chọn lắm cho phân khúc này do Toyota Innova đã làm chủ thị thường và thống lĩnh trong suốt nhiều năm. Tuy nhiên nếu ai có điều kiện tài chính tốt thì những dòng xe nhập khẩu như Toyota Sienna hay Honda Odyssey là những sự lựa chọn tuyệt vời.
   Ưu điểm: Khoang hành khách của những dòng xe này cực kỳ rộng rãi, do được thiết kế để chở từ 7 - 9 người, nên những lúc cần thiết có thể gập hết hàng ghế lại để chở hàng cũng là sự lựa chọn mà nhiều người nghĩ đến khi lựa chọn dòng xe này.
Dòng xe này cũng có nhiều lựa chọn từ phổ thông cho đến cao cấp. Ngoài ra ở những hạng xe nhập khẩu cao cấp, người dùng cũng có thể lựa chọn cho mình những option đa dạng tùy theo mục đích sử dụng…
   Khuyết điểm: tương đối nhàm chán khi sử dụng dòng xe này, và vì là dòng xe gia đình nên thường có thiết kế trung tính, những ai thích sự nổi bật, thích thể hiện mình thì đây không phải là dòng xe phù hợp…
   
   Pickup hay xe bán tải
   Dòng xe này khoảng 3 năm trở lại đây là một phân khúc mới, khiến các hãng sản xuất cạnh tranh khốc liệt để dành thị phần và đương nhiên người tiêu dùng được hưởng lợi khi có rất nhiều sự lựa chọn. Có thể kể ra như: Ford RangerMazda BT-50Toyota HiluxMitsubishi TritonNissan Navara NP300, Chevrolet Colorado

[Image: Ci1xYWwKutfmUeAD3YWz2zgryFFVFhjPeHzBjsl7...u7ZPDGPVyg]
   Dòng xe này ban đầu dành cho các khách hàng là doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong nội thị, nhưng do chính sách về thuế nên ngày càng thu hút người dùng cá nhân. Các hãng sản xuất cũng từng bước đa dạng hóa dòng sản phẩm của mình để hướng đến nhiều khách hàng hơn.
  Ưu điểm: mặc dù là xe bán tải nhưng có thể được di chuyển như xe du lịch trên đường, không bị cấm như xe tải vào giờ cao điểm, thuế trước bạ thấp hơn xe du lịch, Giá xe hiện tại tương đối rẻ, nhiều sự lựa chọn và do sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng sản xuất nên người tiêu dùng được rất nhiều ưu đãi…
[b]  Khuyết điểm:[/b] kích thước của xe lớn hơn xe du lịch nên di chuyển trên những con đường nội thị có đôi chút vất vả. Do là dòng xe bán tải nên bị hạn chế về năm lưu hành…
 
   SUV 7 chỗ
[Image: side%20view%20Lexus%20LX%20570%202016.jpg]
   Dòng xe này phù hợp với nhiều mục đích sử dụng và nhiều loại địa hình do sở hữu gầm cao và nhiều xe có thiết kế 2 cầu. Gia đình đông người cũng có thể lựa chọn dòng xe này, tuy nhiên vì đặc tính thiết kế nên không được thoải mái như dòng MPV hay Minivan.
   Ưu điểm: Là xe thể thao đa dụng nên tương đối phù hợp khi di chuyển trên mọi địa hình đường phố ở Việt Nam. Nội thất tương đối rộng rãi. Có nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng…
  Khuyết điểm: lượng tiêu hao nhiên liệu với dòng xe này tương đối lớn. Kích thước của chúng cũng khá lớn ở một vài nhãn hiệu cao cấp, khó di chuyển trên phố đông người…
Ngày nay, do nhu cầu của thị trường một số hãng xe còn thiết kế ra nhiều kiểu xe lai giữa các dòng xe với nhau
Phân loại các hạng xe ô tô trên thị trường

  Ngoài ra, trong mỗi dòng xe sẽ còn được phân biệt theo các hạng xe ô tô như Hạng A, Hạng B, Hạng C, Hạng D theo giá trị và kích thước của chiếc xe ô tô. Trong đó, các hạng xe ô tô sang sẽ có thứ hạng từ C đến D với mức giá từ 1 tỷ VNĐ trở lên. 

  Phân khúc xe hạng A:

    Phân khúc hạng A bao là các dòng xe ô tô gia đình cỡ nhỏ, sử dụng hệ thống động cơ dung tích dưới một lít và có 2 chỗ ngồi đến 4 chỗ ngồi, giá rẻ, được giới nữ yêu thích. Ở Việt Nam, xe gia đình hạng A gồm các mẫu xe như Kia MorningHyundai i10Chevrolet SparkMitsubishi Mirage.

  Phân khúc xe hạng B:

   Xe phân khúc B thường được trang bị hệ thống động cơ có dung tích từ 1.4-1.6 lít, chiều dài cơ sở khoảng 2.500-2.600 mm. Mẫu xe thuộc phân khúc B gồm:


Những mẫu hatchback hiện hành có chiều dài tối đa 3.900 mm, trong khi kiểu sedan dài khoảng 4.200 mm, bao gồm: Toyota YarisFord Fiesta, Mazda2, Kia RioSuzuki Swift.


  Phân khúc xe hạng C:

   Ở phân khúc C, xe cũng trang bị động cơ có dung tích từ 1.4-2.5 lít, chiều dài cơ sở khoảng 2.700 mm. Mẫu xe ô tô sedan thuộc phân khúc C gồm Toyota AltisHonda CivicMazda3Kia K3Hyundai Elantra,Chevrolet Cruze

Dòng hatchback gồm Kia Cerato, Mazda3. Dòng SUV phổ biến ở phân khúc C như Honda CR-VKia SportageHyundai TucsonMazda CX-5Chevrolet CaptivaMitsubishi Outlander Sport, Suzuki Grand Vitara.

  Phân khúc xe hạng D:

   Dòng xe thuộc phân khúc D thường có động cơ mạnh mẽ. Xe có chiều dài cơ sở khoảng 2.800 mm. Kích thước xe tùy theo khu vực, Châu Âu dài hơn 4.700 mm Bắc Mỹ, Trung Đông thường dài hơn 4.800 mm. 

Các mẫu sedan ở phân khúc hạng D như Toyota CamryHonda AccordMazda6Kia OptimaHyundai SonataNissan Teana
   Các mẫu SUV như Toyota FortunerMitsubishi Pajero SportKia SorentoHyundai Santa Fe, Isuzu mu-X, Ford Everest.
        CRE: Tô Minh Thắng, Bùi Quốc Việt, Phan Văn Nam, Nguyễn Thùy Linh (Inventor Automobile - K13)
[-] The following 5 users say Thank You to Phan Văn Nam_4CHaUI for this post:
  • Gia Nam_DCN, Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, Lê Phát Viên, Nguyễn Việt Anh _ 4CHaUI, TuânTrần
Reply
#16
Ý NGHĨA CỦA CÁC ĐÈN CẢNH BÁO TRÊN XE Ô TÔ



         Theo thống kê hiện nay, thì khoảng 80% các tài xế điều không biết hết ý nghĩa các đèn cảnh báo trên xe ô tô. Các cảnh báo trên xe ô tô thường hiển thị các trục trặc từ đơn giản đến phức tạp của xe ô tô. Xe ô tô được thiết kế càng ngày càng tự động hóa và hiện đại, nên các đèn cảnh báo nguy hiểm ô tô hoặc các trục trặc sẽ được thể hiện qua các đèn báo hiệu trên táp lô.
         Hiện nay trên các ô tô có tổng cộng khoảng 64 loại đèn báo hiệu cho tất cả các loại xe. Xe ô tô tại Việt Nam thường sẽ có 8 đến 12 loại đèn báo hiệu trên táp lô. Bài viết hôm nay chủ yếu nhắc bạn một ít ý nghĩa cần phải biết về đèn báo trên ô tô. Khi máy xe ô tô đã được khởi động, theo nguyên tắc không một đèn báo đỏ nào trên bảng táp lô sẽ sáng lên.
         Nếu có một đèn bất kì màu đỏ sáng lên, bạn nên kiểm tra lại xe ô tô của bạn vì nó đang bị lỗi có thể gây nguy hiểm cho bạn nếu bạn vẫn sử dụng chúng. Nếu bạn gặp đèn báo màu xanh dương hoặc xanh lá cây thì bạn cứ yên tâm mà vận hành, vì hệ thống xe bạn vẫn hoạt động bình thường. Còn nếu gặp trên bảng táp lô hiện màu vàng hoặc cam bạn nên nhanh chóng liên hệ với chỗ bảo hành xe hoặc gara gần nhất để sửa chữa trước khi bị hỏng hóc nặng.
[Image: danhgiaxe_com-ky-hieu-tren-bang-tap-lo_8511.jpg]

Trong 64 loại đèn, thì bạn cần phải nhớ ít nhất một trong các ý nghĩa của đèn cảnh báo màu đỏ bên dưới:

[Image: den-2.png]

Đèn số 1: Đây là đèn cảnh báo phanh tay của bạn đang bị trục trặc, bạn hãy nhanh chóng kiểm tra phanh tay của xe ô tô ngay, đem đến điểm sửa chữa gần nhất.

Đèn số 2: Khi đèn này phát sáng bạn phải kiểm tra lại hệ thống nhiệt độ của động cơ xe, nếu đã đi vài cây số mà đèn này vẫn sáng thì nhanh chóng đem ra cửa hàng để kiểm tra, nếu không sẽ khiến động cơ bạn gặp trục trặc gây tiêu hao nguyên liệu nhiều hơn.

Đèn số 3: Đèn cảnh báo ô tô này phát sáng đồng nghĩa với việc có trục trặc về áp suất dầu trong động cơ, hoặc có thể bom dầu đã bị nghẹt hoặc bị hỏng.

Đèn số 4: Đây là đèn cảnh báo hệ thống trợ lực lái của bạn gặp vấn đề, khiến cho vô lăng lái cứng hơn gây khó chịu cho bạn.

Đèn số 5: Đây là loại đèn biểu hiện vấn đề túi khí của bạn gặp trục trặc hoặc có túi khí bị bạn vô hiệu hóa bằng tay.

Đèn số 6: Biểu hiện cho việc ắc quy không sạc, hoặc sạc không đúng cách.

Đèn số 7: Tượng trưng cho vô lăng của bạn đang bị khóa cứng, do khi tắt máy bạn quên trả về N hoặc P.

Đèn số 8: Báo bạn đang bật công tắc khóa điện.

Đèn số 9: Cảnh báo bạn chưa thắt dây an toàn hoặc dây an toàn đang bị trục trặc.

Đèn số 10: Giúp bạn biết được cửa xe ô tô chưa đóng sát hãy đóng sát cửa xe ô tô lại.

Đèn số 11: Báo ca pô xe bạn đang mở, hãy đóng lại ngay.
Đèn số 12: Cốp xe bạn đang mở đó đóng lại đi nào.

Đèn số 48: Khóa điều khiển từ xa của bạn sắp hết pin rồi đó, nhanh chóng bổ sung cho nó nào.

Đèn số 49: Đèn cảnh báo khoảng cách giữa các xe.

Đèn số 52: Bộ chuyển đổi xúc tác đang gặp vấn đề.
Đèn số 53: Phanh đổ xe có vấn đề hãy giải quyết ngay.

Đèn cảnh báo màu vàng: đây là đèn chiếm nhiều trong các đèn cảnh báo giao thông.

[Image: den-3.png]

Đèn số 13: Cảnh báo động cơ khí thải có vấn đề.

Đèn số 14: Dành cho xe có bộ lọc hạt diesel có trục trặc.

Đèn số 15: Kiểm tra hệ thống cần gạt kính chắn gió tự động.

Đèn số 16: với các động cơ máy dầu thì đèn này biểu thị bugi đang sấy nóng.

Đèn số 17: Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp.

Đèn số 18: Đèn cảnh báo về hệ thống phanh ABS.

Đèn số 19: Đèn cảnh báo tắt hệ thống cân bằng điện tử.

Đèn số 20: Kiểm tra xem áp suất lớp xe đang ở áp suất thấp.

Đèn số 21: Đèn báo cảm ứng mưa.

Đèn số 22: Đèn cảnh báo má phanh.

Đèn số 23: Đèn báo tan băng cửa sổ sau.

Đèn số 24: Hộp số tự động của bạn đang bị lỗi.

Đèn số 25: Cảnh báo hệ thống treo của xe đang lỗi.

Đèn số 26: Đèn báo giảm sóc của xe.

Đèn số 27: Đèn cảnh báo cánh gió sau.

Đèn số 28: Ngoại thất bị lỗi.

Đèn số 29: Phanh đang gặp trục trặc.
Đèn số 30: Đèn báo cảm ứng mưa và ánh sáng.

[Image: den-5.png]

Đèn số 31: Báo điều chỉnh khoảng sáng đèn pha.

Đèn số 32: Đèn báo hệ thống thích ứng chiếu sáng.

Đèn số 33: Móc kéo bị lỗi.

Đèn số 34: Đèn cảnh báo mui của xe mui trần.

Đèn số 35: Hiển thị chìa khóa đang không nằm trong ổ khóa.

Đèn số 36: Hiển thị bạn đang báo chuyển làn đường.

Đèn số 37: Đèn báo nhấn chân côn.

Đèn số 38: Cảnh báo mực nước rửa ô tô đang thấp.

Đèn số 39: Đèn sương mù (sau)
Đèn số 40: Đèn sương mù (trước)

[Image: den-6.png]

Đèn số 43: Báo sắp hết nhiên liệu.

Đèn số 44: Đèn báo rẽ.

Đèn số 47: Đèn báo trời sương giá.

Đèn số 51: Đèn báo thông tin đèn xi nhan.

Đèn số 55: Xe bạn cần bảo dưỡng rồi đó.

Đèn số 56: Cảnh báo có nước vào bộ phận lọc nhiên liệu.

Đèn số 57: Đèn báo tắt hệ thống túi khí.

Đèn số 61: Hiện lên khi bạn đang lái chế độ tiết kiệm nhiên liệu.

Đèn số 62: Bật hệ thống hỗ trợ đổ đèo.

Đèn số 63: Đèn sáng lên khi bộ lọc nhiên liệu bị lỗi.
Đèn số 64: Đèn báo giới hạn tốc độ.

Các loại đèn còn lại: Các loại đèn này thường ít gặp có màu xanh dương, hoặc xanh lá và màu trắng.

Đèn số 41: Đèn báo bật hệ thống điều khiển hành trình.

Đèn số 42: Đèn báo nhấn chân phanh.

Đèn số 45: Đèn báo chế độ lái mùa đông.

Đèn số 46: Đèn báo thông tin.

Đèn số 54: Đèn báo hỗ trợ đỗ xe.

Đèn số 58: Đèn báo xe đang bị lỗi.

Đèn số 59: Đèn báo bật đèn cos.
Đèn số 60: Đèn báo bộ lọc gió bị bẩn.

Chúc mọi người lái xe an toàn!!!

CRE : Trương Văn Thăng, Nguyễn Đỗ Minh Khiêm, Lê Hảo Thức, Phan Văn Dương, Đào Phú Hoàng Anh (Inventor Automobile - K13)
[-] The following 4 users say Thank You to Nguyễn Minh Khiêm_4CHaUI for this post:
  • Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, Lê Phát Viên, Nguyễn Việt Anh _ 4CHaUI, TuânTrần
Reply
#17
Những lỗi thường gặp với lốp ô tô, nguyên nhân và cách khắc phục
Tính trung bình, một bộ lốp ô tô sẽ có tuổi thọ vào khoảng 50.000 km hoặc cá biệt có những nhà sản xuất lốp xe với những sản phẩm có tuổi thọ lên đến 130.000 km mới phải thay lốp ô tô. Tuỳ theo cách sử dụng và chăm sóc lốp của từng người mà một bộ lốp trung bình người dùng có thể đi được với quãng đường lên đến 97.000 km như không phanh gấp thường xuyên, chạy ở tốc độ quá cao ở mặt đường nóng.
Áp suất lốp ô tô

Theo ước tính trung bình, mỗi tháng lốp xe của ô tô sẽ giảm từ 1 – 3 psi áp suất, ở một chiếc lốp ô tô 4 chỗ sẽ có lượng áp suất tối đa vào khoảng 30 – 32 psi. Việc giảm áp suất lốp tự nhiên là điều không thể tránh khỏi khi lượng không khí sẽ từ từ thẩm thấu qua lốp ra ngoài hoặc cũng do điều kiện khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh trong một thời gian dài cũng sẽ làm cho áp suất lốp ô tô giảm nhanh hơn.

Ngoài ra việc giảm áp suất lốp cũng xuất phát từ những yếu tố như chân van bị hỏng, lốp cán phải đinh hay lốp cắn săm sẽ đều khiến tài xế phải bất ngờ khi nó xảy ra.

Bạn cần kiểm tra hằng ngày bằng cảm biến áp suất lốp để có thể nắm bắt được tình hình hiện trạng lốp xe của bạn và có cách giải quyết nhanh chóng. Sẽ không có một mức áp suất lốp chung cho tất cả các loại xe vì trọng lượng của mỗi dòng xe là khác nhau, chính vì thế nên nhà sản xuất luôn chú thích mức áp suất lốp ô tô tối ưu ở trong quyển hướng dẫn và cả bên cánh cửa xe để tài xế có thể tìm thấy được mức áp suất phù hợp với xe của mình

Ở 2 lốp trước và 2 lốp sau sẽ có áp suất lốp ô tô chênh lệch từ khoảng 2 – 4 psi do bánh trước cần áp suất ít hơn để dễ đánh lái còn bánh sau sẽ cần áp suất nhiều hơn để chịu tải và tăng tốc cho xe.

Khắc phục Lốp ô tô bị phồng

Lốp ô tô bị phồng xảy ra khi xe va phải ổ gà hoặc sỏi đá ở trên đường khi lốp còn đầy hơi. Có một nhận định sai lầm ở một số tài xế đó là lốp bị phồng chỉ khi áp suất lốp ô tô quá cao, nhưng lốp ô tô bị phồng vẫn sẽ xảy ra khi áp suất trong lốp quá thấp

[Image: rVYalIv.jpg]

Với áp suất lốp quá cao, lốp ô tô sẽ chứa mật độ thể tích không khí trong lốp lớn, vì thế khi xảy ra va chạm với các tác nhân bên ngoài như gạch, đá hoặc ổ trâu, ổ gà không thể làm rách lốp nhưng sẽ khiến cho mật độ không khí ở vị trí xảy ra va chạm bị nén lại bất ngờ, vượt quá ngưỡng chịu đựng của lốp nên sẽ xảy ra hiện tượng lốp ô tô bị phồng.

Với áp suất lốp quá thấp, mật độ thể tích không khí trong lốp không nhiều, khiến cho lốp trở nên “mềm” hơn và dễ bị biến đổi nếu có ngoại lực tác động vào. Ở mật độ không khí thấp, lốp sẽ trở nên kém đàn hồi hơi, khi mật độ không khí không ở ngưỡng tối ưu, các va đập xảy ra sẽ khiến hấp thụ hoàn toàn lực va chạm và điều đó dẫn đến việc áp suất sẽ phải giải phóng theo cách là làm lốp ô tô bị phồng lên.

Để khắc phục vấn đề này, tài xế nên lái xe ở tốc độ vừa phải, tránh va chạm với những dị vật khác ở trên đường để đến cửa hàng sửa chữa ô tô gần nhất. Cách an toàn nhất đó là thay lốp ô tô mới và nếu cần là cả săm để đảm bảo trường hợp này không dễ xảy ra thêm lần nữa, có một số cách khác nhưng kém an toan hơn nhiều và dễ dàng làm thủng lốp kể cả khi không xảy ra va vấp vào các dị vật đó là mài mỏng vá 2 mặt tại vị trí bị phồng. Các nhà sản xuất thường không khuyến nghị việc cố sử dụng lốp ô tô bị phồng do nguy cơ gây nguy hiểm cao.



Lốp ô tô mòn không đều
Việc lốp ô tô mòn không đều có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường với những dạng sau:
  • Lốp ô tô chỉ mòn ở giữa: Điều này xảy ra khi tài xế thường xuyên bơm lốp ô tô quá căng, dẫn đến việc mặt tiếp xúc chính của lốp là phần giữa.
  • Lốp ô mòn ở 2 cạnh: Dễ dàng nhận biết khi các rãnh trên lốp chủ yếu mờ nhiều ở hai phần cạnh lốp, việc này xảy ra khi lốp quá non hơi dẫn đến bề mặt ma sát chủ yếu với mặt đường là ở 2 bên cạnh của lốp.
Cách khắc phục của 2 trường hợp này là bơm lốp ở ngưỡng vừa phải, không quá căng theo đề nghị của nhà sản xuất
 
  • Lốp mòn ở một cạnh: Điều này xảy ra khi trục của lốp ô tô bị lệch, cao hoặc thấp hơn mức tiêu chuẩn. Nếu lốp mòn chủ yếu ở cạnh ngoài có nghĩa là trục chuyển động giữa 2 bánh của lốp thấp hơn, còn nếu lốp mòn chủ yếu ở cạnh trong có nghĩa là trục chuyển động giữa 2 bánh đang cao hơn mức tiêu chuẩn. Cách khắc phục là tài xế cần phải căn chỉnh lại độ cao của trục chuyển động giữa các bánh ở mức phù hợp, nếu lốp đã mòn để lộ ra gờ cao su, việc cần làm đó là thay lốp ô tô mới để đảm báo chất lượng vận hành của xe

Lốp ô tô không cân bằng

Nguyên nhân của vấn đề xuất phát từ việc xe bị va đập mạnh với các ổ gà trên đường hoặc cũng chính từ việc bơm lốp không cân đối. Những dấu hiệu mà tài xế có thể dựa vào để nhận biết lốp ô tô không cân bằng là khi:
  • Xe rung lắc khi chạy ở tốc độ cao
  • Các rãnh trên lốp mòn không đều
  • Xe chạy tốn xăng hơn
  • Hệ thống giảm xóc bị trục trặc
Để xác định nguyên nhân nằm ở lốp xe hay hệ thống giảm xóc cần phải tháo toàn bộ các bánh xe và quan sát xem lốp nào bị méo hơn so với những lốp khác và khắc phục bằng cách bơm lại hoặc thay lốp ô tô khác
[Image: GukYfAw.jpg]
Trường hợp nằm ở hệ thống giảm xóc, tài xế nên nhờ thợ sửa chữa kiểm tra độ đàn hồi và hư hại và có cách khắc phục như đổ dầu vào trong ống thuỷ lực, thay phớt chắn dầu hoặc là thay thế lại bộ giảm xóc của từng bánh.
Mòn bề mặt ngoài của lốp.
Hiện tượng mòn có thể chia thành các dạng như sau:
- Mòn điều theo bề mặt tựa theo chu vi của lốp, hiện tượng này thường gặp trên ô tô do thời gian sử dụng nhiều, kèm theo đó là sự bong tróc các lớp xương mành của lốp. Đánh giá sự hao mòn này bằng chiều sâu còn lại của các lớp hoa lốp caosu trên mặt lốp. Nếu có sự bong tróc các lớp xương mành sẽ dẫn tới thay đổi kích thước hình học của bánh xe. Đối với xe tải chiều sâu còn lại tối thiểu của các lớp hoa lốp là 2mm, đối với xe con là 1mm.
- Hiện tượng mòn của các bánh xe có thể khác nhau trên cùng một xe,các trường hợp này liên quan đến sự không đồng điều tuổi thọ sử dụng hay do kết cấu chung của toàn bộ các bánh xe liên kết trong khung không đúng tiêu chuẩn cho phép. Khi xuất hiện sự mài mòn gia tăng đột xuất trên một bánh xe cần phải xác định lại trạng thái liên kết các bánh xe đồng thời.
- Mòn vẹt bánh xe theo trạng thái.
+ Mòn nhiều ở phần giữa do lốp làm việc trong trạng thái quá áp suất,đến khi cung cấp áp suất bình thường thì thấy lõm ở giữa.
+ Mòn nhiều ở hai mép do lốp làm việc trong tình trạng không đủ áp suất tiêu chuẩn trong thời gian dài.
+ Mòn về một phía ( trong hay ngoài của bánh xe) là do liên kết bánh xe trên xe không đúng quy định của các hãng sản xuất.
+ Mòn vẹt một phần của chu vi lốp trước hết do sự chịu tải của các lớp xương mành không đồng nhất trên chu vi lốp, do mất cân bằng khi bánh xe quay ở tốc độ cao ( trên 50km/h), do các sự cố kỹ thuật của hệ thống phanh, gây nên khi phanh hoặc làm bó cứng và mài bề mặt lốp trên đường.

[Image: hP2msoB.jpg]
Không cân bằng bánh xe.
-Với các bánh xe quay ở tốc độ cao (trên 60 km/h) các phần khối lượng không cân bằng của bánh xe sẽ gây nên lực ly tâm ( phụ thuộc vào bình phương vận tốc và khối lượng không cân bằng) sinh ra sự dao động lớn của bánh xe theo phương hướng kính sự biến dạng ở vùng này của bánh xe sẽ thu nhỏ bán kính tại vùng khác trên chu vi tạo nên sự biến đổi bán kính bánh xe và rung động lớn. Trên bánh xe dẫn hướng người lái cảm nhận qua vành lái. Trên bánh xe không dẫn hướng sẽ tạo nên rung động thân xe gần giống hiện tượng xe đang chạy trên đường mấp mô dạng sóng liên tục. Với tốc độ thấp ảnh hưởng của việc mất cân bằng bánh xe không thể hiện rõ.
- Sự mất cân bằng bánh xe là một yếu tố tổ hợp bởi: sự không cân bằng của lốp, săm ( nếu có), vành, moay ơ, tang trống hay đĩa phanh...nhưng chịu ảnh hưởng lớn nhất là khối lượng phân bố xa tâm của lốp và trọng lượng lớn.
- Sự mất cân bằng làm tăng độ cong trục bánh xe dồn ép các khe hở theo chiều tác dụng của lực ly tâm quán tính và bởi vậy gây nên đảo mặt phẳng quay của lốp.
- Sự cân bằng của lốp được đặc biệt quan tâm ở khía cạnh điều khiển và an toàn trên đường.

[Image: 6Z0fp1A.jpg]
Rơ lỏng các chi tiết:
- Các chi tiết của khu vực bánh xe gồm: liên kết bánh xe với moay ơ, liên kết bánh xe với khung, hỏng các chi tiết có thể chia làm hai dạng: do bị tự nới lỏng, mòn các mối ghép.
- Liên kết bánh xe với moay ơ thường do ốc bắt với bánh xe bị lỏng, ổ bi bánh xe bị mòn. Hậu quả của nó là bánh xe bị đảo, lắc, kèm theo tiếng ồn. Nếu bánh xe ở cầu dẫn hướng thì làm tăng độ rơ vành tay lái, khiến cho việc điều khiển dẫn hướng không chính xác. Ngoài ra tiếng ồn còn chịu ảnh hưởng của độ rơ bạc trụ đứng.
- Liên kết cụm bánh xe với khung gồm các liên kết của: trụ đứng với trục bánh xe dẫn hướng, các khớp cầu trong hệ thống treo độc lập. Khi các liên kết bị hư hỏng sẽ dẫn tới sai lệch vị trí bố trí bánh xe, đặc biệt trên bánh xe dẫn hướng gây mài mòn lốp nhanh, đồng thời làm phát sinh tiếng ồn và rung động ở khu vực gần sàn xe khi xe chuyển động trên đường xấu.

Tổng hợp 10 dạng lốp ô tô hỏng thường gặp nhất hiện nay

Lốp ô tô là bộ phận duy nhất trên xe tiếp xúc trực tiếp với mặt đường. Vì vậy, việc lốp ô tô hỏng do bị tác động từ bên ngoài thường xuyên xảy ra. Nhiều bác tài bắt buộc phải thay lốp mới dù lốp còn chưa đến thời gian cần thay.
Các dấu hiệu hư hỏng của lốp ô tô thường xuất hiện ở mặt lốp, hông lốp và tanh lốp, như: lốp ô tô bị nứtlốp ô tô bị rách hay lốp ô tô bị sứt…Cụ thể, dưới đây là 10 trường hợp lốp ô tô hỏng cùng những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các hư hỏng này.
Mặt lốp bị cắt do va đập
[Image: Id7W0f5.jpg]

1.    Lốp ô tô bị cắt do các ngoại vật sắc nhọn như: đá, mảnh thủy tinh, thanh kim loại, đinh, bu-long…

2.    Lốp thường xuyên phải vận hành trên đường xấu, nhiều ổ gà ổ voi, đất đá…
3.    Áp suất hơi không phù hợp, không đạt tiêu chuẩn như hãng sản xuất xe đưa ra
Mòn một bên vai lốp
[Image: HRrhnu4.jpg]

1.    Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do hệ thống lái, hệ thống treo bị lệch (trục xe bị cong hoặc các khớp cầu bị hỏng)

2.    Hoặc do đảo lốp không đúng thời gian (bạn cần định kỳ đảo lốp sau khi xe chạy 8.000 – 10.000km/lần)
Mòn giữa mặt lốp

1.    Lý do hàng đầu dẫn đến hiện tượng này là do áp suất lốp quá cao so với tiêu chuẩn, lúc này chỉ có phần giữa lốp xe tiếp xúc với mặt đường nên bị mài mòn nhanh chóng

2.    Ngoài ra, nguyên nhân là do mâm và lốp không đồng bộ (bề rộng mặt lốp lớn hơn bề rộng mâm cho phép). Lúc này hiện tượng lốp ô tô bị xịtlốp ô tô bị dính đinh rất dễ xảy ra khi xe đang di chuyển.

Mặt lốp bị tách lớp (lốp ô tô bị rách)

1.    Mặt gai bị cắt bởi ngoại vật, nước và không khí xâm nhập vào chỗ cắt -> Làm rỉ sét đai thép, mất kết dính mặt gai và các lớp bố bên trong

2.    Lốp thường xuyên vận hành trên đường xấu

3.    Áp suất hơi không phù hợp không đạt tiêu chuẩn

Mòn hai bên vai lốp

1.    Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng hư hỏng này là do áp suất lốp thấp hơn so với tiêu chuẩn (lốp non hơi). Xe chạy bằng 2 cạnh lốp làm mài mòn tại vị trí này, làm tăng lực cản và tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.

2.    Lốp và mâm không đồng bộ, mâm xe quá rộng

3.    Không đảo lốp định kỳ

Lốp bị mòn gót mũi

1.    Thường xuyên vận hành lốp với áp suất thấp, chạy quá tải
2.    Phanh gấp, tăng tốc đột ngột cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng này
Hông lốp ô tô bị cắt do va đập

1.    Lốp bị cắt bởi các ngoại vật sắc nhọn: đá sắc cạnh, thép, đinh,…
2.    Lốp xe thiếu áp suất hơi hoặc quá áp suất hơi đều làm tăng nguy cơ hư hỏng do bị cắt
[Image: 15q8RcX.jpg]

Lốp bị hư hỏng chạy thiếu hơi

1.    Xe tiếp tục vận hành khi bị thủng, mất hơi

2.    Xe chạy thiếu hơi nghiêm trọng trong thời gian dài

Hông lốp bị phù

1.    Lốp xe va đập với ngoại vật trên đường hoặc cấn mâm làm đứt gãy sợi khung lốp bên trong

2.    Lốp vận hành trong điều kiện áp suất hơi không phù hợp

Cao su hông lốp bị lão hóa (lốp ô tô bị rạn)

1.    Lốp xe tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, khí ozone, các chất ô nhiễm trong không khí, nước, bụi bẩn…trong thời gian dài sẽ gây lão hóa làm lốp bị rạn, xuất hiện các vết chân chim trên hông lốp.

2.    Lốp không hoạt động trong thời gian dài với áp suất hơi không đạt tiêu chuẩn

3.    Vận hành trong điều kiện quá tải hoặc áp suất hơi không phù hợp

Những thói quen gây hại làm giảm tuổi thọ lốp nhanh chóng

Tất cả những hư hỏng trên nguyên nhân chủ yếu do thói quen lái xe của các bác tài. Nếu bạn muốn có những chuyến đi an toàn, nâng cao tuổi thọ lốp và tiết kiệm chi phí hãy loại bỏ ngay những thói quen lái xe xấu như:

1.    Tăng tốc đột ngột

2.    Vào cua gấp

3.    Hạn chế phanh gấp

4.    Hạn chế đi qua chướng ngại vật

5.    Bơm lốp với áp suất quá non hoặc quá căng

6.    Quên các hạng mục định kỳ cho lốp như: cân bằng động, đảo lốp, cân chỉnh góc đặt bánh xe

Những thói quen lái xe này sẽ làm lốp ô tô hỏng nhanh chóng. Gây ra những sự cố, rủi ro bất ngờ khi lái xe như lốp ô tô nhanh xuống hơi lốp ô tô dính đinh, thủng lốp, nổ lốp nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, ngay khi phát hiện lốp có các dấu hiệu hư hỏng trên hãy đưa xe đi kiểm tra và có giải pháp xử lý kịp thời. Bạn cũng có thể tự kiểm tra áp suất lốp tại nhà để kịp thời phát hiện lốp ô tô bị xuống hơi, hạn chế lốp ô tô hết hơi gây mất an toàn

 

 
* Vậy khi nào chúng ta mới cần chẩn đoán nguyên nhân hư hỏng của bánh xe?
Khi bánh xe xảy ra một trong các hiên tượng sau đây:
- Xuất hiện các rạng nứt bên ngoài lốp xe.
- Hiện tượng mài mòn lốp.
- Sự thay đổi kích thước hình dọc.
- Xác định sự cân bằng bánh xe.
- Độ ồn và sự rung động toàn xe.
- Sự rơ lỏng các kết cấu liên kết..v.v...
[-] The following 2 users say Thank You to Bùi Quốc Việt_4CHaUI for this post:
  • Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, Nguyễn Thùy Linh_4CHaUI
Reply
#18
                                                  CÁC LOẠI ĐỘNG CƠ TRÊN Ô TÔ PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Đng cơ xăng
Ưu điểm của động cơ xăng trên ô tô:
·       Vận hành êm ái , mượt mà
·       Khởi động nhanh
·       Tăng tốc nhanh trong thời gian ngắn
Nhược điểm của động cơ xăng trên ô tô:
·       chi phí bảo dưỡng cao
·       việc sửa chữa phức tạp
·       khả năng tiết kiệm nguyên liệu kém hơn so với máy dầu.
·       dễ bốc cháy ở nhiệt dộ cao nên nguy hiểm hơn khi xảy ra va chạm.
·       gây ô nhiễm môi trường
 động cơ của Toyota

                               [Image: QwVojj6.jpg] 

Đng cơ diesel
Ưu điểm của động cơ diesel:
·       Hiệu suất hoạt động cao hơn động cơ xăng đến 1,5 lần.
·       Động cơ Diesel sử dụng dầu Diesel làm nhiên liệu rẻ tiền hơn so với động cơ chạy nhiên liệu bằng xăng.
·       Dầu Diesel ít gây ra nguy hiểm hơn do nó không thể tự bốc cháy ở nhiệt độ thường
·       Động cơ ít hư hỏng vặt do không sử dụng bộ phận đánh lửa và bộ chế hòa khí.
·       Sử dụng động cơ Diesel xe có khả năng chịu sức tải lớn hơn động cơ xăng.
Nhược điểm của động cơ diesel:
·       Cùng một công suất thì động cơ Diesel có khối lượng nặng hơn so với động cơ xăng
·       Tỷ số nén của động cơ Diesel cao hơn nên đòi hỏi các chi tiết máy của động cơ phải đảm bảo chất lượng, do đó mà giá thành chế tạo cao hơn; giá thành sửa chữa cũng cao hơn.
·       Động cơ Diesel chủ yếu là động cơ nhập khẩu, để sửa chữa loại động cơ này đòi hỏi phải có máy chuyên dụng, dụng cụ đắt tiền và phải có thợ kỹ thuật tay nghề cao.
·       Dầu Diesel trong động cơ có thể gây nên khói đen nhiều hơn, có mùi hôi và tiếng ồn nhiều hơn so với động cơ xăng thông thường.
·       Gây ô nhiểm môi trường
Động cơ thường được trang bị cho các dòng xe bán tải như Toyota Hilux, Ford RangerMitsubishi Triton, Chevrolet Colorado, Nissan Navara và đối với SUV hay xe đa dụng gồm: Toyota Fortuner 2.4G MT, Fortuner 2.8 4x4, Hyundai Santa Fe, Ford Everest, Mitsubishi Pajero Sport, Chevrolet Trailblazer,....
                                 [Image: c5P1efp.jpg]

Đng cơ hybrid
Hybrid có nghĩa là hỗn hợp và được tạo từ 2 loại năng lượng trở lên để tạo ra lực kéo
Ưu điểm của động cơ hybrid:
·       Thân thiện với môi trường hơn là động cơ xăng và động cơ diesel
·       Tiết kiệm nhiên liệu
·       Vận hành êm ái
·        đối với tình hình giao thông đô thị hay ắc tắc với nhiều điểm dừng thì Hybrid lại là động cơ lý tưởng.
Nhược điểm của động cơ hybrid:
·       Giá thành cao
·       Chi phí sửa chữa bảo dương cao
·       Sửa chưa phức tạp
·       Nguy hiểm khi tại nạn vì pin có điện áp cao dễ gây cháy nổ giật điện
·       Công suất sản sinh nhỏ hơn so với động cơ thuần xăng và thuần diesel
Có thể kể đến dòng xe Pirus của hãng Toyota - là mẫu xe Hybrid đầu tiên trên thế giới được sản xuất hàng loạt.
                                      [Image: 261TELl.jpg]
Động Cơ Điện
Động cơ điện là một loại động cơ mới của thị trường công nghệ ô tô và là động cơ của thế hệ tương lai.
ưu điểm nổi trội
·       có thể cung cấp điện năng ở bất kỳ và bất kỳ khi nào
·        không gây tiếng ồn
·       không thải các khí ô nhiễm môi trường.
·       rất dễ lắp ráng vì có cấu trúc đơn giản giúp người dùng tiết kiệm chi phí hơn khi ít bảo dưỡng xe và thay thế các phụ tùng.
Động cơ điện cũng có hiệu suất chuyển đổi cao hơn các động cơ đốt trong.
                     


  [Image: RRXVOG7.jpg]

           CRE: Tô Minh Thắng, Bùi Quốc Việt, Phan Văn Nam, Nguyễn Thùy Linh (Inventor Automobile - K13)
[-] The following 4 users say Thank You to Phan Văn Nam_4CHaUI for this post:
  • Dương Trần, Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, Lê Phát Viên, TuânTrần
Reply
#19
BÀI TÌM HIỂU

Nhiên liệu của động cơ

       Hiện nay, nhiên liệu được dùng chủ yếu cho ô tô bao gồm xăng và nhiên liệu diesel (dầu nhẹ), cùng với cồn, CNG, LPG và các loại nhiên liệu khác. Và trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đặc tính của hai nhiên liệu phổ biến nhất trong các cây xăng hiện nay: Xăng và Diesel.

I. Đặc tính nhiên liệu xăng
1. Khái niệm:
  • Xăng là một hợp chất của Hiđrocacbon được sản xuất bằng chưng cất dầu mỏ. Cabuahydro no mạch nhánh và cacbuahydro thơm nhân benzen. Vì vậy nó tự cháy kém.
  • Xăng là chất dễ bay hơi và tạo ra nhiệt lượng lớn.
  • Tỉ trọng ρ = 0,65-0,8 g/cm^3
2. Hai tính chất quan trọng của xăng:
  • Tính kích nổ: Trị số octan của xăng biểu hiện tính chống kích nổ của xăng. Xăng có trị số octan càng cao thì tính chống kích nổ càng cao. Xăng có trị số octan cao sử dụng cho động cơ có tỉ số nén cao. Nếu sử dụng xăng có trị số octan thấp cho xe có tỉ số nén cao sẽ gây hiện tượng cháy kích nổ. Nếu sử dụng xăng có trị số octan cao cho xe có tỉ số nén thấp thì xăng sẽ cháy khó cháy, cháy không hết tạo muội than làm bẩn máy, hao xăng. Chỉ số octan thấp nhất là 92 và cao nhất đang sử dụng là 98.
  • Tính bay hơi cao: Xăng muốn cháy được trong máy thì cần phải bay hơi, trộn với một lượng oxi vừa đủ để đạt được hiệu suất đốt cao nhất, đối với động cơ đốt trong, chúng được trộn với nhau thông qua bộ chế hòa khí. Nếu xăng bay hơi không thích hợp thì máy sẽ không phát huy được hết công suất, hao xăng nhiều.
Chú ý: Xăng dễ bay hơi, và sẽ bốc hơi thành một khí dễ cháy ngay khi tiếp xúc với không khí. Do nó dễ bắt cháy bằng một tia lửa nhỏ và vì vậy rất nguy hiểm, nó phải được sử dụng cẩn thận.
3. Phân loại:
- Xăng A87, A89, A92, A95
- Xăng không chì, xăng E5 (sau đây gọi chung là xăng)
- Xăng không chì LPG và xăng không chì NG

* Giải thích ý nghĩa từng loại:
- A87 là loại xăng cơ bản phù hợp với hầu hết các loại xe cũ . A89 là chỉ số octan trung bình, phù hợp với các loại xe mới hơn; và A92 là loại xăng cao cấp mà chủ yếu là để lái những chiếc xe thể thao và xa xỉ, nhưng đôi khi ngay cả những chiếc xe mới thuộc phân khúc trung bình cũng có thể cần xăng A92, không thấp hơn.

- Các nhà sản xuất có thể yêu cầu nhiên liệu có chỉ số octan cao hơn vì động cơ của họ nhận được nhiều không khí hơn nhờ siêu nạp hoặc tăng áp.

- Nhiều không khí trong động cơ đồng nghĩa với việc đánh lửa nhanh hơn, và điều đó có thể dẫn đến kích nổ sớm. Với nhiên liệu có chỉ số octan cao, điều này thường không xảy ra, khác với loại xăng octan thấp.

- Tuy nhiên, thiệt hại gây ra do dùng sai nhiên liệu không phải là vấn đề động cơ phổ biến nhất. Bạn vẫn có thể lái xe trong nhiều tuần trước khi gặp rắc rối.

- Về lâu dài, chi phí sửa chữa động cơ sẽ vượt xa chi phí nhiên liệu mà bạn tiết kiệm được. Ngoài ra, chỉ số octan càng cao, máy làm sạch khí đốt, vì vậy nó sẽ giúp giữ cho chiếc xe của bạn luôn ở trong tình trạng tốt và giảm lượng khí thải.

- Tuy nhiên, cách đây một thời gian, một loại nhiên liệu mới đã xuất hiện trên thị trường và nó có nhãn riêng: E10 hoặc E15. Chữ E là viết tắt của ethanol, còn con số biểu thị tỷ lệ phần trăm của nó trong nhiên liệu - tương ứng 10 hoặc 15%.
- Ethanol về cơ bản là một trong những chất phụ gia hiệu quả nhất trong xăng. Nó có chỉ số octan cao (khoảng 109), nó an toàn hơn nhiều cho môi trường, nó có thể tái tạo và làm giảm sự phụ thuộc vào dầu.

* Chỉ số Octan (Ron) nghĩa là gì???
- Chỉ số Octan (RON) là chỉ số quan trọng cho biết tính chống kích nổ của xăng, người dùng nên biết để lựa chọn loại xăng phù hợp với chiếc xe của mình. 

- Ở Việt Nam quy định như sau: xăng E5 RON9, A92 là màu XANH; xăng A95 có màu VÀNG . Xăng không còn xa lạ và hiện vẫn đang được dùng như là nguồn nhiên liệu chủ yếu của các động cơ đốt trong. Một trong số các chỉ tiêu quan trọng của xăng đó là tính chống kích nổ ( kích nổ là hiện tượng cháy trước khi bugi bật tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu). Chỉ số Octan (RON- Research Octane Number) được dùng để đánh giá tính chống kích nổ của xăng, chỉ số này càng lớn tính chống kích nổ càng cao và ngược lại. Sự cháy do kích nổ gây rung, giật máy, nóng máy một cách nhanh chóng và phát ra tiếng kêu rất khó chịu (tiếng gõ). Theo quy ước chất iso-octan có chỉ số số Octan là 100 và dùng đó để so sánh, trong khi đó chất n-heptane có chỉ số octan là 0.

- Các chế phẩm xăng cũ trước kia thành phần có chì nhằm giảm sự cháy kích nổ, tuy nhiên tác hại của chì khi phát thải vào không khí là cực kỳ nguy hiểm, do vậy xăng pha chì hiện đã không còn được sử dụng (Ở Mỹ đã cấm từ 1986, Châu Âu cấm từ 1990 và ở Việt Nam cấm từ 2001).
Như vậy xăng A92 hay A95, con số phía sau thể hiện chỉ số Octan của chúng, với xăng A92 chỉ số octan thấp hơn nên dễ cháy hơn khi chịu nén so với xăng A95. Sử dụng xăng có chỉ số octan cao hơn KHÔNG giúp cho động cơ khỏe hơn hay tiết kiệm hơn mà chỉ đơn thuần phù hợp với động cơ có tỷ số nén cao hơn.
Với xe có tỷ số nén thấp, nếu dùng xăng có chỉ số octan cao thì sẽ không đảm bảo nhiên liệu được cháy tốt nhất, ngược lại xe có tỷ số nén cao mà dùng xăng có chỉ số octan thấp có thể dẫn đến cháy kích nổ. 
Về lý thuyết xe có tỷ số nén cao dùng A95 vẫn có thể dùng được với A92 bởi chúng chỉ khác nhau về thành phần phụ gia (chống kích nổ), còn tính chất của xăng là như nhau, tuy nhiên không nên duy trì việc đổ chéo lâu dài vì tác hại như đã nêu ở trên.

- Xăng sinh học E5 (được đưa vào thị trường từ 2018) là loại xăng có chỉ số Octan là 92, nó là chế phẩm từ hỗn hợp 95% là xăng có chỉ số Octan 92 và 5% là Ethanol (Hay còn kí hiệu là E5 tức là chiếm 5%- Ethanol là cồn sinh học có chỉ số Octan lên tới 109). Ethanol trộn vào xăng như là chất phụ gia thay chì, giúp nâng cao chỉ số Octan, ngoài ra giảm sự phát thải Carbon monoxide (CO) so với xăng thông thường, điều đó giúp giảm khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính.

- Việc sử dụng xăng E5 sẽ không làm cho động cơ xe của bạn bị ảnh hưởng. Tuy nhiên theo khuyến cáo từ những nhà cung cấp thì loại xăng sinh học E5 không phù hợp với những loai xe đời cũ có động cơ chạy bằng xăng, xe thay thế phụ tùng không chính hãng, xe không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các phương tiện có thời gian sử dụng trên 10 năm có ống dẫn nhiên liệu đã bị lão hóa, rò rỉ è cũng không nên sử dụng loại nhiên liệu này, bởi axit trong Ethanol có thể gây ảnh hưởng tới gioăng cao su, nhựa, kim loại của động cơ.


- Ví dụ với xe máy: 
+ Xe có động cơ với tỷ số nén thấp dưới 9,5:1 thì nên đổ xăng A92: Honda Wave, Super Dream, Yamaha Sirius, Nozza, Jupiter.
+ Xe với động cơ có tỷ số nén trên 9,5 nên dùng xăng A95: Honda SH, CPX, Lead, AirBlade, Yamaha Jupiter RC, Exciter, Nouvo, Suzuki Hayate,...
 
II. Đặc tính nhiên liệu Diesel
1. Khái niệm: 
  • Nhiên liệu diesel (đôi khi được gọi là “dầu nhẹ”) là hợp chất của Hiđrocacbon mà được chưng cất sau xăng và dầu hoả mà đã được chưng cất từ dầu mỏ ở nhiệt độ từ 150 đến 370 độ C.
  • Chủ yếu là các cacbuahydro no CnH2n+2 ở dạng mạch thẳng nên dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
  • Tỉ trọng ρ = 0.85-0.95 g/cm^3
  • Tính tự cháy cao.
2. Tính chất:
  • Nhiên liệu diesel được chia thành nhiều loại, chủ yếu dựa vào độ lỏng của nó, do độ lỏng giảm xuống khi nhiệt độ giảm. Loại nhiên liệu sử dụng phải phụ thuộc vào môi trường (nhiệt độ) sử dụng.

  • Tính tự cháy: Trị số xetan cho biết khả năng bốc cháy của nhiên liệu diesel. Trị số cao hơn, khả năng bốc cháy của nhiên liệu sẽ tốt hơn và sẽ có ít tiếng gõ hơn. Giá trị xetan nhỏ nhất có thể chấp nhận được của nhiên liệu sử dụng cho động cơ diesel ô tô cao tốc là khoảng 40 đến 50.
Lưu ý: Không được dùng lẫn nhiên liệu khác như xăng vào động cơ diesel, nó có thể dẫn tới hư hỏng bơm cao áp và vòi phun.
3. Phân loại.
         Việt Nam hiện nay đang lưu hành 2 loại dầu diesel là:
Dầu DO 0,05S: có hàm lượng lưu huỳnh không lớn hơn 500mg/kg (500ppm) áp dụng cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Dầu DO 0,25S: có hàm lượng lưu huỳnh không lớn hơn 2.500mg/kg (2500ppm) dùng cho phương tiện giao thông đường thủy, được khuyến cáo không dùng cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

        Hàm lượng lưu huỳnh trong diesel rất quan trọng, hàm lượng càng nhỏ càng tốt, hàm lượng cao sinh ra axit  sunfuric gây ăn mòn động cơ, phá hỏng dầu nhớt bôi trơn, giảm tuổi thọ của động cơ. DO có hàm lượng lưu huỳnh (S) càng cao khi cháy sẽ phát thải hàm lượng muội và SOx càng cao trong khí thải, nói cách khác, sử dụng DO 0.25S gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn DO 0,05S.


CRE : Trương Văn Thăng, Nguyễn Đỗ Minh Khiêm, Lê Hảo Thức, Phan Văn Dương, Đào Phú Hoàng Anh (Inventor Automobile - K13)
[-] The following 2 users say Thank You to Nguyễn Minh Khiêm_4CHaUI for this post:
  • Dương Trần, Hoàng Khải Hưng_4CHaUI
Reply
#20
(03-17-2020, 05:01 PM)Phan Văn Nam_4CHaUI Wrote:                                                   CÁC LOẠI ĐỘNG CƠ TRÊN Ô TÔ PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Đng cơ xăng
Ưu điểm của động cơ xăng trên ô tô:
·       Vận hành êm ái , mượt mà
·       Khởi động nhanh
·       Tăng tốc nhanh trong thời gian ngắn
Nhược điểm của động cơ xăng trên ô tô:
·       chi phí bảo dưỡng cao
·       việc sửa chữa phức tạp
·       khả năng tiết kiệm nguyên liệu kém hơn so với máy dầu.
·       dễ bốc cháy ở nhiệt dộ cao nên nguy hiểm hơn khi xảy ra va chạm.
·       gây ô nhiễm môi trường
 động cơ của Toyota

                               [Image: QwVojj6.jpg] 

Đng cơ diesel
Ưu điểm của động cơ diesel:
·       Hiệu suất hoạt động cao hơn động cơ xăng đến 1,5 lần.
·       Động cơ Diesel sử dụng dầu Diesel làm nhiên liệu rẻ tiền hơn so với động cơ chạy nhiên liệu bằng xăng.
·       Dầu Diesel ít gây ra nguy hiểm hơn do nó không thể tự bốc cháy ở nhiệt độ thường
·       Động cơ ít hư hỏng vặt do không sử dụng bộ phận đánh lửa và bộ chế hòa khí.
·       Sử dụng động cơ Diesel xe có khả năng chịu sức tải lớn hơn động cơ xăng.
Nhược điểm của động cơ diesel:
·       Cùng một công suất thì động cơ Diesel có khối lượng nặng hơn so với động cơ xăng
·       Tỷ số nén của động cơ Diesel cao hơn nên đòi hỏi các chi tiết máy của động cơ phải đảm bảo chất lượng, do đó mà giá thành chế tạo cao hơn; giá thành sửa chữa cũng cao hơn.
·       Động cơ Diesel chủ yếu là động cơ nhập khẩu, để sửa chữa loại động cơ này đòi hỏi phải có máy chuyên dụng, dụng cụ đắt tiền và phải có thợ kỹ thuật tay nghề cao.
·       Dầu Diesel trong động cơ có thể gây nên khói đen nhiều hơn, có mùi hôi và tiếng ồn nhiều hơn so với động cơ xăng thông thường.
·       Gây ô nhiểm môi trường
Động cơ thường được trang bị cho các dòng xe bán tải như Toyota Hilux, Ford RangerMitsubishi Triton, Chevrolet Colorado, Nissan Navara và đối với SUV hay xe đa dụng gồm: Toyota Fortuner 2.4G MT, Fortuner 2.8 4x4, Hyundai Santa Fe, Ford Everest, Mitsubishi Pajero Sport, Chevrolet Trailblazer,....
                                 [Image: c5P1efp.jpg]

Đng cơ hybrid
Hybrid có nghĩa là hỗn hợp và được tạo từ 2 loại năng lượng trở lên để tạo ra lực kéo
Ưu điểm của động cơ hybrid:
·       Thân thiện với môi trường hơn là động cơ xăng và động cơ diesel
·       Tiết kiệm nhiên liệu
·       Vận hành êm ái
·        đối với tình hình giao thông đô thị hay ắc tắc với nhiều điểm dừng thì Hybrid lại là động cơ lý tưởng.
Nhược điểm của động cơ hybrid:
·       Giá thành cao
·       Chi phí sửa chữa bảo dương cao
·       Sửa chưa phức tạp
·       Nguy hiểm khi tại nạn vì pin có điện áp cao dễ gây cháy nổ giật điện
·       Công suất sản sinh nhỏ hơn so với động cơ thuần xăng và thuần diesel
Có thể kể đến dòng xe Pirus của hãng Toyota - là mẫu xe Hybrid đầu tiên trên thế giới được sản xuất hàng loạt.
                                      [Image: 261TELl.jpg]
Động Cơ Điện
Động cơ điện là một loại động cơ mới của thị trường công nghệ ô tô và là động cơ của thế hệ tương lai.
ưu điểm nổi trội
·       có thể cung cấp điện năng ở bất kỳ và bất kỳ khi nào
·        không gây tiếng ồn
·       không thải các khí ô nhiễm môi trường.
·       rất dễ lắp ráng vì có cấu trúc đơn giản giúp người dùng tiết kiệm chi phí hơn khi ít bảo dưỡng xe và thay thế các phụ tùng.
Động cơ điện cũng có hiệu suất chuyển đổi cao hơn các động cơ đốt trong.
                     


  [Image: RRXVOG7.jpg]

           CRE: Tô Minh Thắng, Bùi Quốc Việt, Phan Văn Nam, Nguyễn Thùy Linh (Inventor Automobile - K13)

Xin chào,
E cho a biết thêm, trong 3 loại động cơ trên, động cơ nào có hiệu suất cao nhất và vì sao?
- DOne -
Reply


Forum Jump:


Users browsing this thread: 1 Guest(s)