Thread Rating:
  • 0 Vote(s) - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Tìm hiểu về công nghệ sơn

#1
Chuyên mục này để tìm hiểu, chia sẻ về công nghệ sơn
"Con người làm nên số phận chứ không phải số phận làm nên con người." 
[Naruto Uzumaki - Naruto]
Reply
#2
CÔNG NGHỆ SƠN Ô TÔ
Lời Mở Đầu
Ngành công nghiệp sản xuất ô tô nước ta ngày nay đang có bước phát triển lớn và là một ngành hết sức quan trọng có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển nền kinh tế quốc dân.
Phát triển sản xuất ô tô sẽ là động lực và sức mạnh để giúp đất nước đi lên trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và công nghệ 4.0. Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô  có ảnh hưởng đến một số ngành kinh tế khác và ngày càng cho thấy nó là một trong những ngàng xương sống của kinh tế trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất.
Việc đầu tư phát triển mạnh vào ngành, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ứng dụng khoa học công nghệ và mở của hội nhập  là những điều kiện tất yếu để có một ngành sản xuất ô tô vững chắc và cường thịnh. Việt Nam là đất nước vủa hơn 90 triệu dân có mức tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng cao thì viễn cảnh tươi sáng của ngành công nghệ kĩ thuật ô tô là điều có thể xảy ra vào tương lai.
Phát triển sản xuất ô tô sẽ tiết kiệm được những khoản ngoại tệ đáng kể dành cho nhập khẩu, cũng như phát huy được một số thế mạnh nổ trội  hiện nay như chi phí cạnh tranh của nguồn nhân lực dồi dào. Đặc biệt, sẽ có những tác động trực tiếp mang tính tích cực lên một số ngành công nghệ dịch vụ mà Việt Nam đang rất cần như hóa dầu, cơ khí marketing, phân phối,.. Trong đó công nghệ sơn ô tô chiếm, 1 phần phát triển thành công rất lớn. Với những lí do đó nhóm em đã chọn đề tài về “công nghệ sơn ô tô”  để tìm hiểu và phân tích về một ngàng đang phát triển mạnh và được đất nước quan tâm.
[Image: t-i-xu-ng.jpg]
Hình 1:Công nghệ Sơn Ô tô
 
 
 
Phần I: Giới thiệu chung về Sơn.
1.1. Chức năng nhiệm vụ của Sơn.
Sơn là hợp chất hóa học bao gồm: nhựa hoặc dầu chưng luyện, có chất màu hoặc không có chất màu. Khi sơn lên bề mặt sản phẩm ta được lớp màng mỏng bám trên về mặt có tách dụng cách ly môi trường khí quyển, bảo vệ và làm đẹp cho sản phẩm.
[Image: images-1.jpg]
Hình 1.1: Chức năng nhiệm vụ của Sơn
1.1.1.    Tác dụng  bảo vệ của Sơn.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường sử dụng các loại dụng cụ được làm bằng kim loại, gỗ và chất dẻo. Vật liệu kim loại khi tiếp xúc với môi trường bên ngài sẽ bị ăn mòn bởi oxy hóa. Theo con số thống kê của một số nước thì sự ăn mòn làm tổn hại đến 2-4% tổng sản lượng kinh tế quốc dân(GDP). Kết quả tạo nên sụa lãng phí lớn đến tài nguyên quốc gia và làm cho môi tường tự nhiên bị ô nhiễm  nghiêm trọng. Do đó bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn thường dùng phương pháp Sơn.
[Image: t-i-xu-ng-3.jpg]
Hình1.1.1.1: Ô tô bị rỉ sét do oxy hóa
  Điều quan trọng nhất của sơn là bảo vệ bề mặt sản phẩm. Màng sơn mỏng hình thành trên bề mặt chi tiết cách ly với môi trường như nước, không khí, ánh sáng mặt trời và môi trường ăn mòn (như axit, kiềm, muối,...) bảo vệ sản phẩm không bị ăn mòn. Nếu như về mặt có lớp màng cứng, có thể làm giảm sự va đập, ma sát do đó sơn còn có tác dụng bảo vệ cơ khí.
[Image: t-i-xu-ng-1.jpg]
Hình 1.1.1.2: Ô tô sau khi được sơn có thể có lớp vỏ không thấm nước
1.1.2.    Tác dụng trang trí.
Lớp sơn tạo nên nhiều màu sắc khác nhau đồng thời còn tạo ra bề mặt bóng bằng phẳng, lớp sơn mỹ thuật có dạng vân búa, nhăn, rạn... có tác dụng trang trí đẹp làm thay đổi cảnh quan, được mọi người ưa thích. Khi bề mặt sản phẩm được phủ lớp sơn, đặc biệt là sơn mỹ thuật thì màng sơn rất bóng đẹp, có thể tạo ra nhiều màu tùy ý dễ chịu, thoải mái.
[Image: images.jpg]
Hình 1.1.2.1: Ô tô có màu sắc đa dạng sau khi được sơn.
1.2. Quá trình phát triển của sơn và kỹ thuật sơn
1.2.1. Quá trình phát triển
Sơn đã có từ hàng ngàn năm trước làm từ các nguyên liệu thiên nhiên vì vậy nên tính năng, phạm vi sử dụng, phương pháp gia công đều bị hạn chế. Sự phát triển rất mạnh mẽ của công nghiệp dầu mỏ thế kỉ XX đã tạo nên nhiều loại nhựa tổng hợp có tính năng ưu việt để sản xuất ra các loại sơn mới như: sơn phenol formandehit, sơn nitroxenlulo,… Trong mấy thập niên trở lại đây, những lọa sơn cao cấp trong công nghiệp đều dùng từ sơn nhựa tổng hợp như: nhựa gốc amin, nhựa acrylat, nhựa poliurethan, nhựa epoxy,… những loại sơn này không chỉ góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền công nghiệp nói chung mà còn đặc biệt quan tâm trong ngành sản xuất chế tạo ô tô nói riêng.
Các phương pháp gia công sơn như quét, phun, nhúng, sơn trục lăn đã chuyển sang các phương pháp gia công hiện đại như : sơn tĩnh điện, sơn cao áp, không có không khí, sơn bột tĩnh điện, sơn nhúng điện,…
1.Niên đại - Thập niên 50 thế kỉ XX
*Loại sơn - Sơn nitroxenlulo, sơn ankyd.
-Phương pháp gia công - Phun sơn thủ công, nhúng.
+Đặc điểm - Hiệu suất thấp, nguy hiểm, ô nhiễm môi trường cao.
2.Niên đại Thập niên 60-70 của thế kỉ XX
*Loại sơn Sơn gốc amin, acrylat, nhúng tĩnh điện, anot,…
-Phương pháp gia công -Sơn tĩnh điện, sơn nhúng tĩnh điện, sơn bột.
+Đặc điểm -Hiệu suất thấp, an toàn cao, ô nhiễm thấp.
3.Niên đại Thập niên 80 của thế kỉ XX
*Loại sơn Sơn không có dung môi, sơn bề mặt chất rắn cao, nhúng tĩnh điện katot.
-Phương pháp gia công -Sơn nhúng tĩnh điện katot, sơn tự động, sơn sấy quang, sơn cuộn.
+Đặc điểm -Tốt, hiệu suất cao, an toàn, ô nhiễm thấp.
4.Niên đại Thập niên 90 của thế kỉ XX
*Loại sơn Sơn lót trung gian, sơn lót và sơn quang, sơn bóng chất rắn cao.
-Phương pháp gia công -Sơn tĩnh điện, sơn nhúng tĩnh điện katot dày.
+Đặc điểm -Chất thải phù hợp với tiêu chuẩn
5.Niên đại Thí nghiệm
*Loại sơn Sơn mặt tính nước, sơn bóng bột.
-Phương pháp gia công -Sơn tĩnh điện màng mỏng.
+Đặc điểm -Chất thải phù họp với tiêu chuẩn.
1.2.2 Một số công nghệ sơn hiện nay
a. Công nghệ sơn tĩnh điện
[Image: 160932123-264851085135769-6869242096699868137-n.png]
Hình 1.2.2.1:Sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột của nó và khi sử dụng nó sẽ được tích một điện tích (+) khi đi qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng bám dính giữa bột sơn và vật sơn.
Ưu điểm:
-        99% sơn được sử dụng triệt để (bột sơn dư trong quá trình phun sơn được thu hồi để sử dụng lại).
-        Không cần sơn lót
-        Làm sạch dễ dàng những khu vực bị ảnh hưởng khi phun sơn hay do phun sơn không đạt yêu cầu.
-        Quy trình sơn có thể được thực hiện tự động hóa dễ dàng (dùng hệ thống phun sơn bằng súng tự động).
-        Tuổi thọ thành phẩm lâu dài, độ bóng cao, không bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết, màu sắc phong phú và có độ chính xác …
Nhược điểm:
-        Việc đầu tư ban đầu cho hệ thống phun sơn tĩnh điện sẽ rất cao.
-        Người giám sát quy trình phu sơn phải có nhiều năm kinh nghiệm do quá trình vận hành hệ thống phun sơn phức tạp.
 
b. Sơn gốc nước

[Image: 162029553-443390956778135-4911240891336174877-n.png]
Hình 1.2.2.2:Sơn gốc nước.
Với sơn gốc nước, phần lớn của dung môi được thay thế bằng nước. Trong khi sơn gốc gốc dầu có chứa 800g/lit chất hữu cơ bay hơi, thì sơn gốc gốc nước chỉ chứa khoảng 100g/lit chất hữu cơ bay hơi.
Ưu điểm:
-        Bảo vệ môi trường: Thành phần bao gồm màu sơn và dung môi nước khi sử dụng, chỉ cần pha dung môi gốc nước không độc hại với tỉ lệ khiêm tốn từ 15%-20% trên 1 lít sơn màu.
-        Về chất lượng thì sơn gốc nước có đặc điểm lâu khô nhưng dẻo dai, chịu được nước, chịu được hóa chất, bền màu hơn sơn gốc dầu. Trong khi đó sơn gốc dầu dễ bị oxy hóa nên dễ xuống màu, sơn thường giòn dễ bị nứt đặc biệt là với môi trường khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam chúng ta.
-        Khi sơn chỉ có một lượng nhỏ chất VOC (VOC: Volatile Organic Compounds là một chất hữu cơ độc hại) thoát ra ngoài, vì vậy đảm bảo an toàn cho người thợ sơn, giảm thiểu rủi ro về cháy nổ và ít ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
Nhược điểm:
-        Các kỹ thuật viên yêu cầu có nhiều năm kinh nghiệm.
-        Thành phần sơn gốc nước có dung môi là nước nên tốc độ bay hơi chậm hơn.
c. Một số phương pháp sơn khác
·       Sơn điện ly: (ED) còn gọi là sơn mạ, sơn kết tủa là một công nghệ sơn mới mà trong quá trình sơn vật sơn đóng vai trò là anot được nhúng hoàn toàn trong bể sơn, thành bể sơn hoặc các tấm bản cực âm đóng vai trò là catot, sơn được hòa tan trong dung môi tạo thành dung dịch điện ly. Dung dịch điện ly gồm 80-90% nước ion hóa và 10-20% sơn rắn. Đặt hiệu điện thế trung bình giữa anot và catot khoảng 100~350V sẽ xuất hiện dòng điện tương đối cao 800~1000A trong dung dịch điện phân. Khi đó xảy ra quá trình sơn điện ly.
·       Sơn phun tia phủ: Bản chất của phuơng pháp này là vỏ xe đuợc đưa vào buồng sơn chuyên dụng, dung dịch sơn được phun phủ với sự duy trì tiếp sau trong hơi hỗn hợp dung môi. Vỏ xe theo băng chuyền vào khu phủ 8, đi qua các mạch ống miệng phun dung dịch sơn duới áp lực cao. Vỏ xe đuợc sơn theo băng chuyền vào hầm chứa đầy hơi dung môi hữu cơ. Nồng độ cao của chất dung môi làm cản trở sự bay hơi, làm tốt lên sự tưới của sơn, giảm lượng vón cục và kết tủa cũng như các khuyết tật khác. Vỏ xe di chuyển trong hầm khoảng 10-15 phút ở nhiệt độ không cao hơn 18-20oC, tạo điều kiện tốt nhất cho sơn phủ. Cuối cùng vỏ xe đã được sơn ra khỏi hầm và xuống buồng sấy.
·       Sơn phun sương dùng khí nén: Là phương pháp dùng súng phun sơn, nhờ dòng không khí nén dung dịch sơn được phun ra qua vòi phun thành các hạt dạng sương mù bám đồng đều trên bề mặt vỏ xe, kết hợp lại thành lớp sơn phủ.
·       Phương pháp phun sơn cao áp không có không khí: Dùng bơm cao áp tạo áp suất nhất định, nhờ áp suất cao dung dịch sơn được phun thành các hạt sương nhỏ, áp suất dòng sơn phun giảm xuống bằng áp suất khí quyển, dung môi bay hơi tức thì tạo thành lớp sơn mịn. Chùm tia phun tập trung và được bảo vệ bằng lớp hơi dung môi, ngăn sự khuếch tán các hạt sơn ra môi trường, nên tổn thất nhỏ khoảng 10-15%, tiêu hao dung môi thấp do súng phun có độ nhớt cao, giảm số lần phun phủ, môi trường lao động tốt.
·       Phương pháp nhúng: Là phương pháp nhúng sản phẩm vào trong bể sơn, sau đó lấy ra, để dung dịch sơn còn thừa trên bề mặt tự nhiên rơi xuống, sau đó ra sấy khô. Trong sản xuất hàng loạt, sử dụng băng chuyền treo để vận chuyển vỏ xe qua các công đoạn khử dầu mỡ, làm sạch, rửa, phốt phát hóa và treo vào bể 4 chứa đầy dung dịch sơn, giữ lại đây một thời gian đủ để sơn bám vào vỏ xe theo hành trình băng chuyền. Sơn thừa chảy vào bể và theo máng 7 về bể.
1.2.2 Các loại sơn
Sơn có rất nhiều loại và mỗi loại có tính chất khác nhau, căn cứ vào mục đích sử dụng mà chọn loại sơn thích hợp.
*Loại sơn
-Sơn dầu
+Ưu điểm
Chịu khí hậu tốt, dùng trong nhà, ngoài trời.
+Nhược điểm
Khô chậm, tính năng cơ khí thấp, không thể mài, đánh bóng.
-Sơn phenol formandehit
+Ưu điểm
Màng cứng chịu nước, chịu ăn mòn hóa học và cách điện.
+Nhược điểm
Dễ biến màu, màng sơn giòn.
-Sơn ankyd
+Ưu điểm
Chịu khí hậu tốt, bóng bền.
+Nhược điểm
Màu đen, không thể chế tạo các loại màu sơn, chịu ánh sáng yếu.
-Sơn gốc amin
+Ưu điểm
Độ cứng cao, bóng, chịu nhiệt, chịu kiềm, bám chắc tốt.
+Nhược điểm
ở nhiệt độ cao đóng rắn, màng sơn sấy giòn.
-Sơn gốc nitro
Khô nhanh, chịu mài mòn, chịu khí hậu tốt.
+Nhược điểm
Dễ cháy, chịu ánh sáng ti tử ngoại kém, không chịu được nhiệt độ trên 60 độ C.
-Sơn nitro xenlulo
+Ưu điểm
Chịu khí hậu tốt, chịu ánh sáng tai tử ngoại
+Nhược điểm
Độ bám và chịu ẩm kém.
[-] The following 3 users say Thank You to Trần Danh Lưu_4CHaUI for this post:
  • Lê Thanh Hải_4CHaUI, Nguyễn Việt Anh _ 4CHaUI, Phạm Long_4CHaUI
Reply
#3
1.3. Sơn dầu
[Image: J2R6t4.png]


1.3.1. Tổng quan về sơn dầu
 
- Khái niệm

Sơn dầu chính là loại sơn có thành phần gốc nước hoặc là gốc dầu thường, có thể là 1 thành phần hay hai thành phần được dùng để sơn trang trí cũng ví như là lớp áo khoác bảo vệ bên ngoài cho tất cả các vật dụng được làm bằng gỗ, sắt hay kim loại. Ví dụ điển hình là đồ nội thất, gia dụng cửa sắt, bàn ghế sắt, cửa gỗ, hàng rào vườn bằng gỗ hoặc bằng sắt.
-  Quá trình hình thành
Ngay từ thời cổ đại, con người đã biết dùng màu trộn với dầu để vẽ, nhưng chất liệu lúc này vẫn rất thô sơ, còn nhiều nhược điểm và hạn chế. Trải qua thời gian, nhiều thế hệ họa sĩ đã dày công tìm tòi nguyên liệu, mày mò tự chế ra sơn vẽ. Trong lịch sử mỹ thuật thế giới, từ thế kỷ 11, hội hoạ sơn dầu giữ địa vị rất quan trọng, là vinh quang của nhiều nền mỹ thuật và anh em họa sỹ Van Eyck (khoảng 1390 - 1441) có thành công lớn trong việc hoàn thiện và phát triển kỹ thuật vẽ chất liệu sơn dầu.  Điều đó có lý do của sự hoàn thiện chất liệu mới là sơn dầu. Màu sắc sơn dầu đến thời kỳ này đã trong trẻo, tươi sáng hơn, có độ bóng đẹp, không thấm nước, bền vững và chịu được thử thách của thời gian và trở nên ứng dụng rộng rãi trên thế giới.

-       Cấu tạo thông thường của sơn dầu gồm có: Chất tạo màng (chất kết dính), bột màu, bột độn, dung môi và chất phụ gia. Trong đó yếu tố dung môi là cơ sở để phân biệt đâu là sơn gốc nước, đâu là sơn gốc dầu.
-       Tổng quan có thể chia làm 2 loại chung: Sơn dầu bóng và sơn dầu mờ.
[Image: J2R96R.png]
- Ứng dụng
 Đối với gỗ tự nhiên, đồ nội thất, nếu muốn giữ nguyên vẻ đẹp vốn có của gỗ thì có thể sử dụng một lớp sơn dầu bóng trong suốt không màu sơn lên trên bề mặt vừa có thể bảo vệ, vừa giữ nguyên được vẻ đẹp ban đầu của gỗ, đảm bảo độ bền màu và tránh tác động bên ngoài.
 Những vật dụng bằng sắt, thép hoặc kim loại không sử dụng loại sơn bảo vệ chống rỉ sét, bong tróc và trở nên xấu xí cũng có thể được làm mới, trở nên đẹp như ban đầu.
[Image: J2RjJ3.png]
- Ưu điểm của sơn dầu

ü Độ bóng của loại sơn này là cực cao, đến mức có thể nói rằng, khó có thể tìm được loại sơn nào có độ bóng sánh bằng sơn dầu.

ü Sản phẩm còn đáp ứng được những công trình đòi hỏi độ bóng cao. Nó giúp dễ dàng lau chùi và vệ sinh bề mặt khi bị dính bẩn.

ü Khi sử dụng loại sơn này công trình sẽ hạn chế tối đa tình trạng trầy xước mỗi khi bị va đập.

ü Hơn nữa sơn dầu cũng được biết đến với ưu điểm nổi bật khác, là ứng dụng rất phong phú. Ngoài việc chuyên dụng sơn gỗ hay bề mặt kim loại, sơn dầu còn được dùng để trang trí hoặc sơn lớp ngoài bảo vệ công trình.
ü Tóm lại, sơn dầu chính là lớp bảo vệ, lớp trang trí và là sản phẩm để phục hồi các vật dụng làm bằng gỗ và kim loại bị hư hỏng, khiến chúng trở nên đẹp hơn, sinh động hơn và bền hơn. Đặc biệt là tiết kiệm chi phí vì có khả năng phục hồi hư tổn, tăng tuổi thọ cho gỗ và kim loại.
-  Nhược điểm

ü So với sơn nước thì độ bền của sơn dầu cũng chưa hẳn là cao hơn.

ü Khi thi công sơn cũng như trong quá trình sử dụng mùi sơn khá nặng, không thân thiện với môi trường.

ü Độ bóng của sơn dầu vừa là ưu điểm nhưng cũng là khuyết điểm của sản phẩm này. Nó không thể hài hòa được với hiệu ứng ánh sáng của đèn, vì vậy dễ gây cho mọi người cảm giác chói mắt.

ü Tính lâu khô và phải đảm điều kiện lao động



-   Cách sử dụng sơn dầu hiệu quả
ü Bề mặt trước khi thi công phải sạch, khô, không có chất làm giảm độ bám dính như bụi bẩn, dầu mỡ hay sáp. Bề mặt trước khi sơn phải được chà sạch bằng giấy nhám và xử lý sạch bụi, đặc biệt là bề mặt gỗ và kim loại Maxilite. Bề mặt thép nên xử lý thủ công bằng dụng cụ cơ hoặc điện.
ü Các bề mặt ngoại thất thường xuyên phải chịu những tác động từ môi trường bên ngoài như: mưa, nắng, khói bụi… Vì thế, nên lựa chọn các loại sơn dầu ngoại thất có độ bóng cao sẽ dễ dàng loại bỏ được vết bẩn bám ở trên tường. Giúp bề mặt của tường được vệ sinh nhanh chóng hơn, an toàn sức khỏe cho người sử dụng.

ü Với bề mặt những khoảng không gian nội thất thì các bạn có thể sử dụng sơn dầu ở vị trí chân tường, góc tường hoặc những nơi dễ dàng bị ngấm nước, ngấm ẩm nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
ü Sơn dầu rất dễ sử dụng, bạn chỉ cần pha chế sơn đúng với tỷ lệ như được nhà sản xuất hướng dẫn một cách chính xác. Và khi thao tác với loại sơn nội thất này các bạn nên sử dụng đồ bảo hộ một cách đầy đủ để bảo vệ sức khỏe cho mình một cách hiệu quả.
1.3.2.Phân biệt sơn dầu gốc nước và sơn nước gốc dầu
[Image: J2RwSu.png]
- Nội dung
[b] [Image: J2RU6O.png][/b]
[b]- Tính chất[/b]
[b][Image: J2fJSY.png][/b]
[b]1.3.3. Sự vượt trội về tính năng của các dòng sơn gốc nước thế hệ mới[/b]
[b][Image: J2fMOc.png][/b]
- Dòng sơn nước gốc dầu đã từng chiếm một vị thế lớn không chỉ là ở thị trường Việt Nam mà ngay cả ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển vượt bậc. Trước những năm 1950, dòng sản phẩm này chiếm hầu hết thị phần tại thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên chỉ cần đến năm 1975, ngay trước cả khi những quy định về an toàn sơn nước ra đời, vỏn vẹn trong vòng 25 năm phát triển, dòng sơn gốc nước đã thực hiện một cuộc soái ngôi ngoạn mục với hơn 75% thị phần Hoa Kỳ và cho đến ngày nay tỉ lệ này đã lên đến con số 85% - 90%.

- Rất dễ để có thể lý giải được sự phát triển thần tốc này. Trong thực tế, dòng sơn gốc nước được nghiên cứu và ra đời từ trước những năm 1950, tuy nhiên với những hạn chế của công nghệ thời đó thì tính năng của dòng sơn này được đánh giá yếu kém hơn rất nhiều so với các hệ dung môi khác.
- Sự phát triển vượt bậc của công nghệ - kĩ thuật trong ngành sản xuất sơn nước trong khoảng thời gian từ 1950 trở về sau cùng với việc đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng về tính năng, sự thẩm mỹ và độ an toàn đối với sức khỏe của sản phẩm thì khả năng đáp ứng của các dòng sơn gốc nước lại tốt hơn nhiều. Do đó, việc lên ngôi của dòng sơn gốc nước chỉ là vấn đề thời gian.
#sontuong#sonvatlieu#songocdau#songocnuoc
[-] The following 4 users say Thank You to Nguyễn Thành Long_4CHaUI for this post:
  • , Jack Trần_4CHaUI, Kĩ Sư 4CHaUI, Phạm Long_4CHaUI
Reply


Forum Jump:


Users browsing this thread: 1 Guest(s)