Thread Rating:
  • 0 Vote(s) - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Chia sẻ về Chi tiết máy

#1
Chi tiết máy là 1 môn học vô cùng quan trọng đối với ngành Cơ Khí.
Chủ đề này được tạo ra nhắm mục đích để ae chia sẻ, hỏi đáp kiến thức về chi tiết máy.
[Image: gia-cong-chi-tiet-may-tai-binh-duong.jpg]
"Con người làm nên số phận chứ không phải số phận làm nên con người." 
[Naruto Uzumaki - Naruto]
[-] The following 1 user says Thank You to Phạm Văn Điệp_4CHaUI for this post:
  • Nguyễn Đức Lương_Kĩ sư 4CHaUI
Reply
#2
Xin chào tất cả mọi người.
Sau đây nhóm solidworks_NC1 bọn em xin chia sẻ bài tìm hiểu về đai thang.
File đầy đủ: https://drive.google.com/file/d/1aunAAzJ...sp=sharing

TÌM HIỂU VỀ ĐAI THANG
I. CẤU TẠO CỦA ĐAI THANG.
     I.1. Thông số và kích thước cơ bản
       I.1.1  Cấu tạo
              - Cấu tạo của đai hình thang gồm có lớp sợi xếp hoặc lớp sợi bện 1 chịu kéo, lớp vải cao su 2 bọc quanh đai và lớp cao su 3 chịu nén. Mặt làm việc của đai là hai mặt bên, ép vào rãnh có tiết diện hình thang của bánh đai. Góc chêm φ của đai hình thang bằng 40 độ.



[Image: e.jpg]

              - Kết cấu gồm 4 lớp:
               + Lớp 1: Là lớp cao su chịu lực cơ bản gồm các lớp sợi và cao su
               + Lớp 2: Là các lớp chịu kéo gồm có các lớp vải tấm
               + Lớp 3: Là các lớp chịu nén bằng cao su
               + Lớp 4: Là lớp định hình bao quanh mặt cắt dây đai bằng vải tẩm cao su

[Image: 4e6d99a65eebacb5f5fa.jpg]
              - Đai hình thang được chế tạo thành vòng liền, do đó làm việc êm hơn so với đai dẹt, phải nối đai.
              - Đai hình thang được chia làm hai nhóm là đai hình thang thường có b/h ≈ 1,6 và đai hình thang hẹp có b/h ≈ 1,2.
              - Với cùng chiều rộng đai, đai hình thang hẹp có chiều cao h lớn hơn, do đó khả năng tải cao hơn đai hình thang thường.

[Image: day-curoa-masuka-bg-1.jpg]

[Image: 33.png]
                        Chú thích: Các kích thước b0, b, h, yo(xem hình 1);   lo – chiều dài các đai chuẩn;   A1 – diện tích tiết diện đai

              - Các trị số chiều dài tiêu chuẩn (mm) của đai hình thang (đo theo mặt phẳng trung hòa của đai):
 
400, (425), 450, (475), 500, (530), 560, (600), 630, (670), 710, (750), 800, (850), 900, (950), 1000, (1060), 1120, (1180), 1250, (1320), 1400, (1500), 1600, (1700), 1800, (1900), 2000, (2120), 2240, (2360), 2500, (2650), 2800, (3000), 3150, (3350), 3550, (3750), 4000, (4250), 4500, (4750), 5000, (5300), 5600, (6000), 6300, (6700), 7100, (7500), 8000, (8500), 9000, (9500), 10000, (10600), 11200, (11800), 12500, (13200), 14000, (15000), 16000, (17000), 18000.

              - Đai hình lược là trường hợp đặc biệt của bộ truyền đai thang.
                Đai hình lược có các gân dọc ở mặt trong của đai, các gân này gài vào các rãnh hình thang khi đai vòng qua bánh đai. Mỗi răng làm việc như một đai thang. Số gân nên lấy chẵn, thường trong khoảng 2 ÷ 20 gân, cho phép có thể chế tạo đai có đến 50 gân. Trong phần phẳng của đai có một số lớp vải cao su và các sợi bện.
 [Image: cc.png]
               Đai hình lược có ưu điểm là hệ số ma sát khá cao đồng thời cũng dễ uốn quanh bánh đai như đai dẹt, do đó có thể giảm đường kính bánh đai và tăng tỷ số truyền đến u ≤ 15.

[Image: 554.png]
[Image: 353.png]
               Chú thích: 1. Với trị số T1 đã cho, để tăng tuổi thọ và hiệu suất nên chọn loại đai tiết diện nhỏ trong phạm vi có thể.
                                 2. Lấy d1 lớn sẽ tăng được hiệu suất và tuổi thọ đai.

       I.1.2  Chiều dài tính toán L của đai, đo ở trạng thái kéo căng, phải theo đúng chỉ dẫn trong Bảng 2.( xem trong file word)
       I.1.3  Về Phần Kích Thước Dây Curoa
              - Về số trên dây curoa có 2 thông số chính
               Bản Rộng: bản rộng của dây có nhưng quy chuẩn theo quy ước quốc tế được tính theo đơn vị Inch của Anh.

[Image: 55.png]
[Image: z2391978529920_77a902e36283610862dcc0308d3cf7a5.jpg]         
              - Chiều Dài : Chiều dài trên dây curoa chính là số phía sau bản dây curoa 
               + Ví dụ: A20 thì chiều rộng bản A, Theo thông số phần trên. Còn số “20” thể hiện chiều dài 20 inch. Muốn quy ra tiêu chuẩn hệ mét thì lấy 20x2,54 = 50,8 Cm.
     I.2.    Ưu nhược điểm.
       I.2.1.  Ưu điểm.
              - Các loại dây thang được thiết kế đơn giản, dễ dàng lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng và thay thế
              - Dây đai thang có sự đa dạng vễ mẫu mã, kích thước , chiều dai, chu vi, có khả năng đáo ứng phù hợp với hầu hết các loại máy móc.
              - Giá dây đai thang rẻ hơn so với các bộ phận truyền động dây đai khác
              - Độ bền, tuổi thọ của dây đai thang cao hơn
              - Dây đai thang là loại dây đai thông dụng và phổ biến, dễ dàng tìm mua tại các địa chỉ cung cấp thiết bị cơ khí trên thị trường .
              - Có khả năng chịu mài mòn, chống ẩm, chống dầu mỡ tốt.
              - Sợi lõi chụi lực polyester được bện xoắn với nhau nên có khả năng chịu lực tốt, ít biến dang.

       I.2.2.  Nhược điểm.
              - Đai có trượt, nên tỷ số truyền và số vòng quay n2 không ổn định.
              - Bộ truyền có khả năng tải không cao. Kích thước của bộ truyền lớn hơn các bộ truyền khác, khi làm việc với tải trọng như nhau
              - Tuổi thọ của bộ truyền tương đối thấp, đặc biệt khi làm việc với vận tốc cao.
              - Lực tác dụng lên trục và ổ lớn, có thể gấp 2÷3 lần so với bộ tuyền bánh răng.

II. YÊU CẦU KĨ THUẬT

      Đai hình thang được chế tạo theo tài liệu kỹ thuật đã được xét duyệt và phải phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này:
  • Đai hình thang bao gồm lớp chịu tải làm bằng sợi tự nhiên hoặc sợi hóa học (sợi xếp hoặc sợi bện), lớp bọc bằng vải và cao su, được lưu hóa trong cùng một sản phẩm. Các sợi đơn hoặc sợi bện cần được phân bố trong mặt phẳng song song với mặt đáy của đai. Ở lớp chịu kéo (trên lớp chịu tải) và ở lớp chịu nén (dưới lớp chịu tải) của đai có thể sử dụng vải.
  • Đai kết cấu sợi bện có chiều dài đến 4000 mm được sản xuất theo thỏa thuận giữa người tiêu thụ với người chế tạo.
  • Đai cần được chế tạo vòng liền, các đường khâu của vải bọc phải khít chặt và nhẵn. Các mối nối dọc được bố trí trên bề mặt không làm việc của đai. Theo hợp đồng với người tiêu thụ, có thể chế tạo đai không có bọc ở các mặt cạnh.
  • Hình dáng bên ngoài của đai phải phù hợp với các yêu cầu sau:
                a) Đáy lớn hình thang phải phẳng hoặc lồi, còn đáy nhỏ phải phẳng hoặc lõm.
                b) Bề mặt làm việc của đai cần phải nhằn; không có nếp gấp, vết nứt, lồi, sợi nhô ra hoặc rìa vải thừa.
                c) Các góc ở đáy của đai có thể có bán kính vê tròn:

                d) Đối với các mặt cắt:
                              Mặt cắt Z, A, B: không lớn hơn 1,0 mm
                              Mặt cắt C, D: không lớn hơn 1,5 mm đối với đáy lớn và không lớn hơn 1,0 mm đối với đáy nhỏ của đai.
                              Mặt cắt E: không lớn hơn 2,5 mm đối với đáy lớn và không lớn hơn 2,0 mm đối với đáy nhỏ của đai.
  • Trên bề mặt của đai cho phép có những khuyết tật không ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng của đai, các dạng khuyết tật được quy định theo thỏa thuận giữa nhà máy chế tạo và khách hàng. Cho phép dùng mẫu chất lượng của đai về hình dáng bên ngoài theo thỏa thuận giữa đôi bên.
  • Đai trong trạng thái làm việc không được mất tính đàn hồi và khả năng làm việc khi nhiệt độ thay đổi trong khoảng từ - 30 0C đến + 60 0C.
  • Đai phải được cán bộ kiểm tra kỹ thuật của nhà máy chế tạo thu nhận. Nơi chế tạo phải đảm bảo tất cả các đai sản xuất ra phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
  • Thời hạn làm việc của đai, phụ thuộc vào điều kiện sử dụng được quy định theo sự thỏa thuận giữa người tiêu thụ và người chế tạo.
  • Đai phải làm việc trên bánh đai có prôphin rãnh phù hợp với mặt cắt của đai.
  • Prôphin rãnh của bánh đai và yêu cầu kỹ thuật đối với chúng phải theo đúng chỉ dẫn trong TCVN 2342 : 1978.
III. ỨNG DỤNG
            Với những tính năng ưu việt nói trên, dây đai thang được ưu tiên sử dụng trong những thiết bị thế hệ mới đòi hỏi công suất lớn, hiệu suất truyền cao và kích thước bộ truyền nhỏ gọn trong tất cả ngành công nghiệp và nông nghiệp như: xi măng, sản xuất gạch men, máy chế biến nông sản, quạt, bơm… 

[Image: 162849774_553227798989674_7368833565678473456_n.jpg]

Máy rửa xe sử dụng đai thang.
  • Bộ truyền đai thang  được dùng nhiều trong các máy đơn giả Khi cần truyền chuyển động giữa các trục xa nhau. Kết hợp dùng làm cơ cấu an toàn để bảo vệ động cơ.
  • Đai thang thường dùng truyền tải trọng từ nhỏ đến trung bình. Tải trọng cực đại có thể đến 50 kW.
[Image: maxresdefaultf03a7d2358fa4d53.jpg]
Máy sát gạo
  • Có thể làm việc với vân tốc nhỏ, đến trung bình. Vận tốc thường dùng không nên quá 20 m/s, vận tốc lớn nhất có thể dùng là 30 m/s.
  • Tỷ số truyền thường dùng từ 1 đến 3 cho đai dẹt, từ 2 đến 6 cho đai thang. Tỷ số truyền tối đa cho một bộ truyền đai dẹt không nên quá 5, cho bộ truyền đai thang không nên quá 10
  • Hiệu suất trung bình trong khoảng 0,92 đến 0,97.
Reply
#3
(03-21-2021, 10:07 PM)Nguyễn Ngọc Quang _4CHaUI Wrote: Xin chào tất cả mọi người.
Sau đây nhóm solidworks_NC1 bọn em xin chia sẻ bài tìm hiểu về đai thang.
File đầy đủ: https://drive.google.com/file/d/1aunAAzJ...sp=sharing

TÌM HIỂU VỀ ĐAI THANG
I. CẤU TẠO CỦA ĐAI THANG.
     I.1. Thông số và kích thước cơ bản
       I.1.1  Cấu tạo
              - Cấu tạo của đai hình thang gồm có lớp sợi xếp hoặc lớp sợi bện 1 chịu kéo, lớp vải cao su 2 bọc quanh đai và lớp cao su 3 chịu nén. Mặt làm việc của đai là hai mặt bên, ép vào rãnh có tiết diện hình thang của bánh đai. Góc chêm φ của đai hình thang bằng 40 độ



[Image: e.jpg]

              - Kết cấu gồm 4 lớp:
               + Lớp 1: Là lớp cao su chịu lực cơ bản gồm các lớp sợi và cao su
               + Lớp 2: Là các lớp chịu kéo gồm có các lớp vải tấm
               + Lớp 3: Là các lớp chịu nén bằng cao su
               + Lớp 4: Là lớp định hình bao quanh mặt cắt dây đai bằng vải tẩm cao su

[Image: 4e6d99a65eebacb5f5fa.jpg]
              - Đai hình thang được chế tạo thành vòng liền, do đó làm việc êm hơn so với đai dẹt, phải nối đai.
              - Đai hình thang được chia làm hai nhóm là đai hình thang thường có b/h ≈ 1,6 và đai hình thang hẹp có b/h ≈ 1,2.
              - Với cùng chiều rộng đai, đai hình thang hẹp có chiều cao h lớn hơn, do đó khả năng tải cao hơn đai hình thang thường.

[Image: 33.png]
                        Chú thích: Các kích thước b0, b, h, yo(xem hình 1);   lo – chiều dài các đai chuẩn;   A1 – diện tích tiết diện đai

              - Các trị số chiều dài tiêu chuẩn (mm) của đai hình thang (đo theo mặt phẳng trung hòa của đai):
 
400, (425), 450, (475), 500, (530), 560, (600), 630, (670), 710, (750), 800, (850), 900, (950), 1000, (1060), 1120, (1180), 1250, (1320), 1400, (1500), 1600, (1700), 1800, (1900), 2000, (2120), 2240, (2360), 2500, (2650), 2800, (3000), 3150, (3350), 3550, (3750), 4000, (4250), 4500, (4750), 5000, (5300), 5600, (6000), 6300, (6700), 7100, (7500), 8000, (8500), 9000, (9500), 10000, (10600), 11200, (11800), 12500, (13200), 14000, (15000), 16000, (17000), 18000.

              - Đai hình lược là trường hợp đặc biệt của bộ truyền đai thang.
                Đai hình lược có các gân dọc ở mặt trong của đai, các gân này gài vào các rãnh hình thang khi đai vòng qua bánh đai. Mỗi răng làm việc như một đai thang. Số gân nên lấy chẵn, thường trong khoảng 2 ÷ 20 gân, cho phép có thể chế tạo đai có đến 50 gân. Trong phần phẳng của đai có một số lớp vải cao su và các sợi bện.
 [Image: cc.png]
               Đai hình lược có ưu điểm là hệ số ma sát khá cao đồng thời cũng dễ uốn quanh bánh đai như đai dẹt, do đó có thể giảm đường kính bánh đai và tăng tỷ số truyền đến u ≤ 15.

[Image: 554.png]
[Image: 353.png]
               Chú thích: 1. Với trị số T1 đã cho, để tăng tuổi thọ và hiệu suất nên chọn loại đai tiết diện nhỏ trong phạm vi có thể.
                                 2. Lấy d1 lớn sẽ tăng được hiệu suất và tuổi thọ đai.

       I.1.2  Chiều dài tính toán L của đai, đo ở trạng thái kéo căng, phải theo đúng chỉ dẫn trong Bảng 2.( xem trong file word)
       I.1.3  Về Phần Kích Thước Dây Curoa
              - Về số trên dây curoa có 2 thông số chính
               Bản Rộng: bản rộng của dây có nhưng quy chuẩn theo quy ước quốc tế được tính theo đơn vị Inch của Anh.

[Image: 55.png]
[Image: z2391978529920_77a902e36283610862dcc0308d3cf7a5.jpg]         
              - Chiều Dài : Chiều dài trên dây curoa chính là số phía sau bản dây curoa 
               + Ví dụ: A20 thì chiều rộng bản A, Theo thông số phần trên. Còn số “20” thể hiện chiều dài 20 inch. Muốn quy ra tiêu chuẩn hệ mét thì lấy 20x2,54 = 50,8 Cm.

       I.1.4  Sai lệch giới hạn chiều dài của đai và hiệu số lớn nhất giữa các chiều dài trong một bộ phận đai phải theo đúng hướng dẫn
                (xem trong file word)

     I.2.    Ưu nhược điểm.
       I.2.1.  Ưu điểm.
              - Các loại dây thang được thiết kế đơn giản, dễ dàng lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng và thay thế
              - Dây đai thang có sự đa dạng vễ mẫu mã, kích thước , chiều dai, chu vi, có khả năng đáo ứng phù hợp với hầu hết các loại máy móc.
              - Giá dây đai thang rẻ hơn so với các bộ phận truyền động dây đai khác
              - Độ bền, tuổi thọ của dây đai thang cao hơn
              - Dây đai thang là loại dây đai thông dụng và phổ biến, dễ dàng tìm mua tại các địa chỉ cung cấp thiết bị cơ khí trên thị trường .
              - Có khả năng chịu mài mòn, chống ẩm, chống dầu mỡ tốt
              - Sợi lõi chụi lực polyester được bện xoắn với nhau nên có khả năng chịu lực tốt, ít biến dang.

       I.2.2.  Nhược điểm.
              - Đai có trượt, nên tỷ số truyền và số vòng quay n2 không ổn định.
              - Bộ truyền có khả năng tải không cao. Kích thước của bộ truyền lớn hơn các bộ truyền khác, khi làm việc với tải trọng như nhau
              - Tuổi thọ của bộ truyền tương đối thấp, đặc biệt khi làm việc với vận tốc cao.
              - Lực tác dụng lên trục và ổ lớn, có thể gấp 2÷3 lần so với bộ tuyền bánh răng.

II. YÊU CẦU KĨ THUẬT
  • Đai hình thang được chế tạo theo tài liệu kỹ thuật đã được xét duyệt và phải phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
  • Đai hình thang bao gồm lớp chịu tải làm bằng sợi tự nhiên hoặc sợi hóa học (sợi xếp hoặc sợi bện), lớp bọc bằng vải và cao su, được lưu hóa trong cùng một sản phẩm. Các sợi đơn hoặc sợi bện cần được phân bố trong mặt phẳng song song với mặt đáy của đai. Ở lớp chịu kéo (trên lớp chịu tải) và ở lớp chịu nén (dưới lớp chịu tải) của đai có thể sử dụng vải.
  • Đai kết cấu sợi bện có chiều dài đến 4000 mm được sản xuất theo thỏa thuận giữa người tiêu thụ với người chế tạo.
  • Đai cần được chế tạo vòng liền, các đường khâu của vải bọc phải khít chặt và nhẵn. Các mối nối dọc được bố trí trên bề mặt không làm việc của đai. Theo hợp đồng với người tiêu thụ, có thể chế tạo đai không có bọc ở các mặt cạnh.
  • Hình dáng bên ngoài của đai phải phù hợp với các yêu cầu sau:
                a) Đáy lớn hình thang phải phẳng hoặc lồi, còn đáy nhỏ phải phẳng hoặc lõm.
                b) Bề mặt làm việc của đai cần phải nhằn; không có nếp gấp, vết nứt, lồi, sợi nhô ra hoặc rìa vải thừa.
                c) Các góc ở đáy của đai có thể có bán kính vê tròn:

                d) Đối với các mặt cắt:
                              Mặt cắt Z, A, B: không lớn hơn 1,0 mm
                              Mặt cắt C, D: không lớn hơn 1,5 mm đối với đáy lớn và không lớn hơn 1,0 mm đối với đáy nhỏ của đai.
                              Mặt cắt E: không lớn hơn 2,5 mm đối với đáy lớn và không lớn hơn 2,0 mm đối với đáy nhỏ của đai.
  • Trên bề mặt của đai cho phép có những khuyết tật không ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng của đai, các dạng khuyết tật được quy định theo thỏa thuận giữa nhà máy chế tạo và khách hàng. Cho phép dùng mẫu chất lượng của đai về hình dáng bên ngoài theo thỏa thuận giữa đôi bên.
  • Đai trong trạng thái làm việc không được mất tính đàn hồi và khả năng làm việc khi nhiệt độ thay đổi trong khoảng từ - 30 0C đến + 60 0C.
  • Đai phải được cán bộ kiểm tra kỹ thuật của nhà máy chế tạo thu nhận. Nơi chế tạo phải đảm bảo tất cả các đai sản xuất ra phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
  • Thời hạn làm việc của đai, phụ thuộc vào điều kiện sử dụng được quy định theo sự thỏa thuận giữa người tiêu thụ và người chế tạo.
  • Đai phải làm việc trên bánh đai có prôphin rãnh phù hợp với mặt cắt của đai.
  • Prôphin rãnh của bánh đai và yêu cầu kỹ thuật đối với chúng phải theo đúng chỉ dẫn trong TCVN 2342 : 1978.
III. ỨNG DỤNG
            Với những tính năng ưu việt nói trên, dây đai thang được ưu tiên sử dụng trong những thiết bị thế hệ mới đòi hỏi công suất lớn, hiệu suất truyền cao và kích thước bộ truyền nhỏ gọn trong tất cả ngành công nghiệp và nông nghiệp như : xi măng, sản xuất gạch men, máy chế biến nông sản, quạt, bơm…
  • Bộ truyền đai thang  được dùng nhiều trong các máy đơn giả Khi cần truyền chuyển động giữa các trục xa nhau. Kết hợp dùng làm cơ cấu an toàn để bảo vệ động cơ.
  • Đai thang thường dùng truyền tải trọng từ nhỏ đến trung bình. Tải trọng cực đại có thể đến 50 kW.
  • Có thể làm việc với vân tốc nhỏ, đến trung bình. Vận tốc thường dùng không nên quá 20 m/s, vận tốc lớn nhất có thể dùng là 30 m/s.
  • Tỷ số truyền thường dùng từ 1 đến 3 cho đai dẹt, từ 2 đến 6 cho đai thang. Tỷ số truyền tối đa cho một bộ truyền đai dẹt không nên quá 5, cho bộ truyền đai thang không nên quá 10
  • Hiệu suất trung bình trong khoảng 0,92 đến 0,97.

Lý thuyết cần đi liền với thực tiễn. Nên bổ sung thêm những hình ảnh minh họa thực tiễn về ứng dụng các loại đai, như vậy bài viết sẽ hoàn thiện và ý nghĩa hơn.
- DOne -
[-] The following 1 user says Thank You to Dương Trần for this post:
  • Nguyễn Ngọc Quang _4CHaUI
Reply
#4
Xin chào tất cả mọi người.
Sau đây nhóm solidworks_NC1 bọn em xin chia sẻ bài tìm hiểu về Đai Dẹp


ĐAI DẸT



Dây đai dẹt được làm từ vật liệu gì?
       
         Trước tiên dây đai dẹt còn được gọi với nhiều cái tên khác như dây curoa dẹt, dây curoa bản dẹp chẳng hạn. Tên gọi của nó là do hình dáng của loại      dây này có hình dẹt, rất dễ nhận biết.
[Image: 17bddd44fad71b026.jpg]

Hinh 1 :Một số mẫu dây đai dẹt
 

          Dây đai dẹt có độ dày từ 0,8mm đến 6mm. Được cấu tạo từ hai vật liệu cơ bản là cao su và đai da hình thành 3 lớp:

  • ·            Lớp trên cùng: Được làm từ cao su hoặc da bò, PU…Tùy thuộc vào ngân sách và yêu cầu của từng dây chuyền, băng tải để chọn chất liệu phù hợp
  • ·            Lớp giữa: Là lớp rất quan trọng quyết định khả năng chịu lực của dây. Thường được làm từ polyamide hoặc polyester
  • ·           Lớp dưới: Chính là lớp tiếp xúc trực tiếp với các động cơ, thiết bị truyền động. Vì vậy còn được gọi là Pulley side. Chúng được làm từ cao su hoặc các loại da. Pulley side có dạng bề mặt nhám hoặc trơn để ứng dụng phù hợp cho các dây chuyền

   I.   Cấu tạo đai dẹt
        Dây đai tiết diện hình chữ nhật
          Kích thước b h của tiết diện đai được tiêu chuẩn hóa ( Bảng 1,2)
[Image: hFhSD6I.png]
Hình 2. Cấu tạo đai dẹt
[Image: FrCFo5k.png]
[i]Bảng 1 : Kích thước đai vải cao su (Liên Xô cũ)[/i]
[i]       Dãy tiêu chuẩn về chiều rộng [i]b của đai vải cao su: 20, 25, (30), 32, 40,        50, (60), 63,(70), 71, (75), 80, (86), 90, 100, 112, (115), (120), 125, 140,            ( 150), (160, (175), 180, 200,224, (225), 250 (nên tránh dùng các trị số trong ngoặc).[/i][/i]
[i] [Image: XRhzvI4.png][/i]
[i][i]Bảng 2: Kích thước đai sợi bông (Liên Xô cũ)[/i][/i]
  • [i]           [/i]   Vật liệu của đai dẹt thường là : Da, vải cao su,sợi bông , sợi len , hoặc đai được làm bằng các loại vật liệu tổng hợp với nền cơ bản là nhựa pôliamít  liên   kết vớicác lớp sợi tổng hợp. Trong đó đai vải cao su được sử dụng rộng rãi nhất.
  •            Đai vải cao su gồm nhiều lớp vải và cao su đươc sunfua hoá. Đai vải cao su có độ bền cao, đàn hồi tốt, ít chịu ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ và  độ  ẩm. Cao su dùng để liên kết bảo vệ các lớp vải và tăng hệ số ma sát với bánh đai. Tuy nhiên loại đai này không chịu được va đập mạnh.
  •            Đai vải cao su được chế tạo thành cuộn, người ta thiết kế cắt đủ chiều dài cần thiết và nối thành vòng kín. Đai được nối bằng cách may hoặc dùng bu- lông kẹp chặt[i] [/i]
[Image: 5Gi1wtk.jpg]
Hình 3 : Đai cao su.
  •                 Đai bằng các loại vật liệu tổng hợp:  được chế tạo thành vòng kín do đó chiều dài đai cũng được tiêu chuẩn hóa. Với nền cơ bản là nhựa pôliamit  liên kết với các lớp sợi tổng hợp là caprôn… có độ bền và tuổi thọ cao, chịu được va đập, có thể làm việc với tốc độ cao đến 80 ÷ 100 m/s.
Reply
#5
Lò xo

[Image: header6b939be97863f84e.jpg]

Xin chào các bạn. Lò xo Là một chi tiết máy rất phổ biến cả trong đời sống lẫn trong kĩ thuật.
Trong bài biết, mình sẽ trình bày những hiểu biết của mình liên quan đến bộ phận này.

1, Khái niệm chung.

Lò xo là chi tiết máy có tính đàn hồi cao. Được dùng nhằm mục đích:
  • Tạo lực ép trong các khớp nối
  • Giảm chấn động, rung động
  • Tích lũy cơ năng
  • Thực hiện các dịch chuyển trở về vị trí cũ
  • Đo lực
Lò xo được làm bằng các loại thép hợp kim có tính đàn hồi như: Thép crom vanadi, thép silic mangan, thép silic vanadi…

2, Phân loại, Ứng dụng.

Theo dạng tải trọng tác dụng: Lò xo chịu nén, kéo, xoắn và uốn.
Theo hình dạng lò xo: Xoắn(trụ, côn), Lá, đĩa.
Theo đặc tính: Lò xo có độ cứng không đổi và độ cứng thay đổi.
Đây là video về một số ứng dụng của lò xo:

3, Tính toán, lựa chọn lò xo

Việc tính toán, lựa chọn lò xo là cần thiết ngay cả đối với vật dụng hàng ngày như kẹp quần áo, bút bi hoặc hốc lắp pin con thỏ…Chúng không thể quá to, quá nhỏ hoặc quá cứng.
Trong bài viết này mình xin chỉ đề cập đến các bước để lựa chọn lò xo nén (hình trụ).
Xác định thông tin đầu vào:
  • Độ cứng k mà lò xo cần đạt
  • Khoảng không gian cho lò xo
  • Nhiệt độ hoạt động tối đa
  • Chu kì hoạt động
Xác định thông tin đầu ra:
  • Vật liệu chế tạo lò xo.
  • Các thông số của lò xo: Kích thước tiết diện d, số vòng làm việc, Chiều dài tự do...
  • Đảm bảo độ bền cho lò xo.
[Image: Thiet-ke-khong-ten.png]
[Image: 12fc4a6ee02e3f42f2710495db697417.png]
Tài liệu tham khảo: Giáo trình chi tiết máy
                            Cuốn Mechanical design engineering handbook
Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
Reply


Forum Jump:


Users browsing this thread: 1 Guest(s)