Thread Rating:
  • 1 Vote(s) - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

[Thiết kế chi tiết máy]

#1
RÃNH HẠT ĐẬU

Không rõ nó được sinh ra như thế nào, ở đâu và bởi ai, nhưng hiện nay, rãnh hạt đậu là một kiểu thiết kế rất phổ biến trong hầu hết các chi tiết máy ghép. Hôm nay, mình sẽ giới thiệu đến các bạn chi tiết này.

Tại sao gọi là "rãnh hạt đậu"? - Đơn giản bởi vì nó giống hạt đậu Big Grin. Nhìn khá giống với rãnh then, tuy nhiên mọi người gọi nó là rãnh hạt đâu.

Sai số trong gia công là điều không thế tránh khỏi. Nhẹ thì có thể chỉnh sửa, chắp vá. Nặng thì có khi phải bỏ cả chi tiết. Để giảm thiếu tối đa rủi ro của sai số gia công, người ra ta nghĩ ra rãnh hạt đậu. Thực chất của phương pháp này là kéo dài kích thước lắp về một chiều và giữ nguyên chiều còn lại (trong không gian hai chiều). Chiều được kéo dài thường sẽ là chiều không ảnh hưởng đến các chi lắp xung quanh hoặc không ảnh hưởng đến chức năng của chi tiết lắp. 

Những trường hợp thường sử dụng rãnh hạt đậu:

1. Liên kết ren: Rãnh hạt đậu cho phép lắp ghép bulong, ốc vít sai lệnh theo một chiều, chiều này không ảnh hưởng đến chức năng của các chi tiết được lắp.

2. Vị trí lắp lỗ chốt: Chốt có tác dụng để định vị, cố định các chi tiết máy, do vậy, kiểm soát dung sai vị trí cho các lỗ chốt là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, chốt thường chỉ làm việc theo một chiều (theo một phương thẳng hoặc dọc), do vậy, sẽ là không cần thiết nếu kiểm soát dung sai vị trí của lỗ chốt theo cả hai chiều (x, y)

Đây là phương pháp thiết kế rất hiệu quả, thuận tiện cho gia công và lắp ghép. Các bạn hãy chú ý điều này để áp dụng vào những chi tiết, thiết kế của mình nhé.

[Image: kaLUSIK.png]
Ảnh 1: Rãnh hạt đậu trên mặt bích. 

[Image: iNqcxW1.png]
Ảnh 2: Rãnh hạt đậu để lắp lỗ chốt trên xy-lanh tiêu chuẩn.
Ví dụ như ở Ảnh 2, sẽ có 2 chiếc chốt với tác dụng định vị theo phương thẳng đứng khi gắn xy-lanh vào mặt bích. Chiều còn có thể không ảnh hưởng nhiều đến chế độ làm việc của máy nên không cần kiểm soát dung sai quá chính xác, do vậy người ra làm lỗ hạt đậu trên xy-lanh. Điều này sẽ cho phép dịch chỉnh nếu gia công có sai số lớn.

Cảm ơn các bạn đã đọc! Hy vọng nội dung này giúp ích được cho các bạn.
@TKM-4CHaUI
- DOne -
[-] The following 8 users say Thank You to Dương Trần for this post:
  • Dương Văn Hiền, Gia Nam_DCN, Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, Kĩ Sư 4CHaUI, Lê Phát Viên, Nguyễn Phú Định, Tạ Đông, Đặng Văn Quý_4CHaUI
Reply
#2
Em chưa hiểu tại sao chốt định vị lại gia công rãnh hạt đậu?
Cuộc đời có một bầu trời, còn ta có một đôi cánh.
[-] The following 4 users say Thank You to Lê Phát Viên for this post:
  • Dương Trần, Gia Nam_DCN, Tạ Đông, Đức Ninh
Reply
#3
Hi Viên, việc này dựa vào quy tắc định vị. Đầu tiên, hai bề mặt bích lắp ghép với nhau là đã hạn chế 3 bậc tự do rồi nhé (2 xoay và 1 tịnh tiến)
Lỗ chốt đầu tiên sẽ có tác dụng định vị (lỗ này được kiểm soát dung sai vị trí chặt để đảm bảo vị trí lắp ghép được chuẩn nhất), và lỗ chốt này hạn chế 2 bậc tự do tịnh tiến còn lại (mặt phẳng song song với bề mặt lắp ghép). 
Lỗ chốt thứ 2 chỉ có tác dụng chống xoay. Hai lỗ chốt này được gia công trên cùng một lần gá nên độ thẳng được đảm bảo. Nếu không gia công lỗ hạt đậu cho chốt thứ 2, thì khi lắp ghép giữa hai bề mặt, đòi hỏi vị trí các lỗ giữa hai chi tiết phải rất chính xác. Điều này là không cần thiết.

[Image: yjfIlYv.png]

Để gia công lỗ hạt đậu thì đã có 2 mặt chuẩn là 2 cạnh gốc được gia công tinh rồi.
- DOne -
[-] The following 8 users say Thank You to Dương Trần for this post:
  • Dương Văn Hiền, Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, Hồng Sơn, Jack Trần_4CHaUI, Kĩ Sư 4CHaUI, Lê Phát Viên, Nguyễn Thị Trà_4CHaUI, nguyenvanhuy_4chaui
Reply
#4
Chào các em,
Anh có theo dõi topic này và thấy mình cần thiết phải hỏi các em câu này để hiểu rõ hơn về rãnh hạt đậu.
Các em giải thích cho anh xem tại sao rãnh hạt đậu họ không gia công rãnh hạt đậu có phương vuông góc với phương của đường nối tâm lỗ và tâm rãnh?
4CHaUI
Đoàn kết - Giúp đỡ - Chia sẻ -
Phát triển


Báo hỏng link : 
Email : maivanson1009@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/Kisu4CHaUI
[-] The following 4 users say Thank You to Admin for this post:
  • , Dương Trần, Kĩ Sư 4CHaUI, Tạ Đông
Reply
#5
Đề bài là đây đúng không anh?

[Image: imagee95072224ef5ea97.png]
[-] The following 5 users say Thank You to Tạ Đông for this post:
  • , Admin, Dương Trần, Kĩ Sư 4CHaUI, nguyenvanhuy_4chaui
Reply
#6
(12-28-2019, 10:26 AM)Tạ Đông Wrote: Đề bài là đây đúng không anh?

[Image: imagee95072224ef5ea97.png]Đã có bạn nào tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này chưa.
- DOne -
[-] The following 2 users say Thank You to Dương Trần for this post:
  • , Kĩ Sư 4CHaUI
Reply
#7
(12-31-2019, 09:28 AM)Dương Trần Wrote:
(12-28-2019, 10:26 AM)Tạ Đông Wrote: Đề bài là đây đúng không anh?

[Image: imagee95072224ef5ea97.png]Đã có bạn nào tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này chưa.
Em nghĩ nó đơn giản là bởi, khi này rãnh hạt đậu vô dụng! 
Vì khoảng độ dài của rãnh hạt đậu nhằm khử dung sai khi gia công theo một hướng lắp ghép nào đó, ở trường hợp này hướng của rãnh vuông góc với đường nối tâm cuae lỗ và rãnh thì lúc này rãnh như 1 lỗ và lỗ này ko có chức năng khử dung sai, thêm vào đó có thể làm chi tiết lắp bị xoay khi làm việc!
[-] The following 4 users say Thank You to Tạ Đông for this post:
  • , Dương Tuấn Anh_4CHaUi, Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, Jack Trần_4CHaUI
Reply
#8
(12-31-2019, 11:33 AM)Tạ Đông Wrote:
(12-31-2019, 09:28 AM)Dương Trần Wrote:
(12-28-2019, 10:26 AM)Tạ Đông Wrote: Đề bài là đây đúng không anh?

[Image: imagee95072224ef5ea97.png]Đã có bạn nào tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này chưa.
Em nghĩ nó đơn giản là bởi, khi này rãnh hạt đậu vô dụng! 
Vì khoảng độ dài của rãnh hạt đậu nhằm khử dung sai khi gia công theo một hướng lắp ghép nào đó, ở trường hợp này hướng của rãnh vuông góc với đường nối tâm cuae lỗ và rãnh thì lúc này rãnh như 1 lỗ và lỗ này ko có chức năng khử dung sai, thêm vào đó có thể làm chi tiết lắp bị xoay khi làm việc!
Có vẻ chưa đúng lắm nhỉ, lúc đầu a cũng có chung suy nghĩ với em, nhưng khi vẽ ra và nhìn lại thì dù ngang hay dọc n cũng k xoay đc, còn các ae khác thì sao. Hiện tại anh cũng chưa có câu trả lời hoàn chỉnh nhất cho nội dung này, a muốn nghe thêm các ý kiến của ae khác để cùng nhau học hỏi. 
-Ăn Quả Nhớ Người Trồng Cây-
Heart 4C HaUI Heart
[-] The following 2 users say Thank You to Kĩ Sư 4CHaUI for this post:
  • , Tạ Đông
Reply
#9
Theo em, sẽ phân ra làm 2 trường hợp như sau: 

1. Rãnh và lỗ cùng nằm trên 1 chi tiết: 
TH1: Rãnh có chức năng điều chỉnh theo 2 chiều.
TH2: - Việc điều chiều theo phương vuông góc với đường nối tâm của lỗ và rãnh là không thể.

            - Nó có thể điều chỉnh theo góc xoay nào đó, và phạm vi góc xoay điều chỉnh này phục thuộc vào độ rộng của rãnh so với đường kính của trục lắp trên lỗ.

Như hình bên dưới

[Image: image5c5f2924934e2e8a.png]

2. Còn khi lỗ và rãnh nằm trên 2 chi tiết khác nhau: 

Ở trường hợp này, khi hướng của RHĐ vuông góc với đường nối tâm của lỗ và RHĐ, hoặc khi hướng của RHĐ song song với đường nối tâm của lỗ và RHĐ thì rãnh luôn có chức năng điều chỉnh vị trí tương đối giữa 2 chi tiết với nhau. Tức là 2 chi tiết sẽ trượt theo hướng của rãnh đã gia công.
[Image: image1774279badac7dd1.png]


Đây là những gì em mày mò suy nghĩ, hy vọng được nghe nhiều ý kiến khác từ các anh và các bạn để cùng nhau học hỏi.
[-] The following 3 users say Thank You to Tạ Đông for this post:
  • , Dương Văn Hiền, Kĩ Sư 4CHaUI
Reply
#10
Nếu có thể em hãy thử làm 1 chi tiết như đề bài xem nó xoay hay nó trượt thế nào nhé.
Chúc em thành công!
4CHaUI
Đoàn kết - Giúp đỡ - Chia sẻ -
Phát triển


Báo hỏng link : 
Email : maivanson1009@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/Kisu4CHaUI
[-] The following 2 users say Thank You to Admin for this post:
  • , Tạ Đông
Reply


Forum Jump:


Users browsing this thread: 1 Guest(s)