Thread Rating:
  • 1 Vote(s) - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

[4CHaUI] Thiết kế và phát triển sản phẩm

#1
THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

Xin chào tất cả mọi người!
Em tên là: Trịnh Thanh Tùng 
Thành viên đứng giảng Box Inventor 
 
1. Sau khi hoàn thành môn học thiết kếphát triển sản phẩm (R&D). Em nhận thấy môn học này khá là hay cũng như có nhiều ứng dụng trong thực tế cũng như công việc. Vì vậy mình mong muốn lập ra chuyên đề này để tổng hợp kiến thức cũng như các file đóng góp cho mọi người làm tham chiếu phục vụ công việc cũng như học tập.
 
2. Đầu tiên chúng ta nói qua về định nghĩa:
 
_ “Thiết kếPhát triển Sản phẩm là tập hợp các hoạt động bắt đầu bằng việc nhận thức cơ hội thị trường dành cho sản phẩm, kết thúc bằng việc sản xuất, bán và phân phối sản phẩm đến cho khách hàng”.
 
_ Dễ hiểu thì R&D sẽ bao trùm rất nhiều công đoạn bao gồm  Khảo sát thị trường, khách hàng; Nhóm các nhu cầu của khách hàng; Đưa ra thông số,ý tưởng thiết kế; Đưa ra các Concept; Đưa ra sản phẩm thử nghiệm; Và còn rất nhiều công đoạn hậu thiết kế khác... chứ không chỉ giới hạn ở các khâu vẽ, tính toán hay thử nghiệm nữa.
 
2. Vậy tại sao lại phải nghiên cứu về " R&D ":

_Đáp ứng nhu cầu thị trường: R&D giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường.

=>Qua việc nắm bắt và hiểu rõ nhu cầu, sở thích và mong muốn của khách hàng, bạn có thể tạo ra sản phẩm hấp dẫn và phù hợp với thị trường.
_Tạo ra giá trị cho khách hàng: Sản phẩm được thiết kế phát triển đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng, từ đó tạo ra giá trị cho họ.
 
3. Vì sao chúng ta chưa tạo ra các sản phẩm tốt 

_Không có quy trình bài bản khi thiết kế sản phẩm.
_Muốn đưa tất cả mọi thứ vào sản phẩm nhưng không có sàng lọc,bỏ qua nhu cầu khách hàng cũng như thị trường.
_Không xây dựng kỹ concept cũng như thử nghiệm đủ trước khi đem vào sản xuất hàng loạt.

3. Ở bài đăng này em muốn đề cập một kiến thức nền tảng đó là  “ Các bước thiết kếphát triển sản phẩm
 
Bước 1: Nghiên cứu và hiểu về yêu cầu khách hàng
- Tiếp xúc và gặp gỡ khách hàng để hiểu rõ về yêu cầu và mong muốn của họ đối với sản phẩm.
- Tìm hiểu về thị trường và ngành công nghiệp liên quan để hiểu rõ về xu hướng và cạnh tranh.
 [Image: z4482783145147_8cb5e4918cb62c0552a93a282...745d3.jpeg]
Bước 2: Phân tích yêu cầu và đặc điểm kỹ thuật
- Tổ chức thông tin từ khách hàng và phân tích các yêu cầu và mong muốn của họ.
- Xác định các đặc điểm kỹ thuật cần thiết để đáp ứng yêu cầu.
 
Bước 3: Thiết kế sản phẩm
- Xây dựng một mô hình hoặc một bản vẽ ban đầu dựa trên yêu cầu và đặc điểm kỹ thuật.
- Thử nghiệm và điều chỉnh mô hình để đảm bảo tính khả thi.
 [Image: z4482785953059_266fd12483894bd97b26f8390...17d38.jpeg]
Bước 4: Thiết kế thử nghiệm
 
- Xây dựng một mô hình hoặc một bản vẽ ban đầu dựa trên yêu cầu và đặc điểm kỹ thuật.
- Thử nghiệm và điều chỉnh mô hình để đảm bảo tính khả thi.

  Chuyên đề này em đặt ra với mục đích làm tham chiếu kiến thức cũng như tìm hiểu về về mảng R&D cho mọi  thành viên.
  Rất mong nhận được đóng góp của các anh đã đi làm cũng như các bạn thành viên có đam mê !

(Trong bài viết có sử dụng hình ảnh tham khảo từ quyển cẩm nang thiết kế và phát triển sản phẩm của MSL)
Reply
#2
Cảm ơn Tùng đã tạo chủ đề này cho các thành viên cùng trao đổi!

Bản thân anh cũng có chút kinh nghiệm trong công việc liên quan đến bộ phận R&D tại Panasonic.

Anh cũng chia sẻ cùng anh em về R&D học tại trường và R&D thực tế ở các doanh nghiệp.

" Về cơ bản Bước 1 và Bước 2 đối với chúng ta là Engineer thì sẽ không đảm nhận ( thường sẽ là bên Planning hoặc Sale của các công ty), và chúng ta nhận " Yêu cầu" từ các bên đó và bắt tay vào bước thứ 3 và bước thứ 4.

"Bước 3Thiết kế sản phẩm", "Bước 4: Thiết kế và thử nghiệm"

Anh xin chia sẻ cùng ae cụ thể hơn một chút về lưu trình thực hiện của 2 bước này.

Dưới đây là lưu trình cơ bản của việc Thiết kế và chế tạo mẫu.


[Image: Quy-trinh-thiet-ke-san-phm.png]

Sau khi nhận " Yêu cầu" từ các bộ phận thực hiện bước 1, bước 2 ( Planning hoặc Sale)

Chi tiết các bước như sau: 

0. Yêu cầu : Các thông tin đầu vào (Thiết kế kiểu dáng, cấu hình, tính năng, chức năng, phân khúc, giá vốn…)
1. Thảo luậnPhân tích:  Phân tích các yêu cầu đầu vào về tính khả thi sự phù hợp

2. Lập kế hoạch: Lập nội dung những công việc để triển khai
3. Thiết kế phương án: Nghiên cứu phương án layout,  thiết kế layout, lập bản so sánh phương án
4. Duyệt phương án: Trình bày phương án, thu thập ý kiến đóng góp của nhóm xác nhận sự phê duyệt của trưởng QLSP
5. Thiết kế dữ liệu 3D: Xây dựng dữ liệu linh kiện, bản vẽ lắp ráp

6. Đánh giá dữ liệu 3D: Đánh giá kết cấu, tính năng từng linh kiện, khe hở lắp ráp, bề mặt bị xung đột đè lên nhau
7. Làm mẫu prototype: Gia công mẫu thực, lắp ráp hoàn chỉnh
8. Đánh giá mẫu: Đánh giá tổng thể (Tính thẩm mỹ, tính năng, chức năng, tính công nghệ, khe hở lắp ghép…)
9. Lập bản vẽ kỹ thuật 2D: Xây dựng bản vẽ, yêu cầu về dung sai kích thước, lắp ghép, vật liệu, xửbề mặt, số lượng, khối lượng
10. Kiểm tra bản vẽ kỹ thuật: Kiểm tra sự phù hợp các thông tin yêu cầu, thiếu hoặc thừa

11. Lập BOM linh kiện: Lập danh mục các linh kiện
12. Thông báo ban hành: Lập danh sách ban hành bản vẽ các linh kiện được thiết kế
13. Phân tích DFMEA: Tìm phân tích những rủi ro tiềm ẩn thể xảy ra của sản phẩm thiết kế đã được phê duyệt
14. Sản xuất thử nghiệm: Quá trình sản xuất loạt nhỏ (50÷200)pcs, đánh giá sự tối ưu công đoạn trong quá trình sản xuất
15. Cải tiến: Cải tiến thiết kế những linh kiện,sản phẩm nhằm tối ưu hóa về chi phí (Vật liệu, công nghệ gia công, lắp ráp, mẫu …)
16. Sản xuất: Sản xuất loạt lớn theo đơn đặt hàng của khách hàng


Tại các bước trên chúng ta cần tập trung và chuẩn bị các tài liệu cho các bước:


Tài liệu trong bước số 4 – Duyệt phương án thiết kế
[i]   + Bảng trình bày phương án khả thi (*.Pptx) – Một số file ảnh layout lắp ráp)

Tài liệu  trong bước số 7 - Làm mẫu Prototype:
1.
Bản vẽ tách từng chi tiết 2D file (*.Pdf, *.Dwg)
   +
Ghi kích thước tạo hình của công đoạn hàn, dập, chấn đối với chi tiết dập tấm
   +
Ghi kích thước lắp ráp đối với chi tiết được gia công phay mẫu
2.
Dữ liệu 3D file (*.Step) - Dữ liệu lắp tổng
3.
Bảng trình bày phương án khả thi (*.Pptx) – Một số file ảnh layout lắp ráp)
4. BOM
linh kiệnlần tạo mẫu đó.

Tài liệu trong bước số 14 – Sản xuất thử nghiệm (³50Pcs)
1. Bản vẽ tách từng chi tiết bản vẽ lắp tổng thể 2D file (*.Pdf, *.Dwg) - Bản vẽ hoàn chỉnh
2.
Dữ liệu 3D file (*.Step)
    +
Dữ liệu tách từng chi tiết
    +
Dữ liệu lắp tổng
3. BOM
linh kiện đầy đủ của sản phẩn tương ứnglầm làm mẫu cuối cùng
4.
Bảng trình bày phương án chọn(*.Pptx) – Một số file ảnh layout lắp ráp)
5.
Bảng phân tích DFMEA
6.
Bảng thông báo phát hành.
7.
Bảng quảnđiểm thay đổi[/i]


[i]=> Ngoài ra tùy vào Rank của dự án thì mỗi bước chế tạo mẫu thử sẽ chế tạo theo số lượng tăng  dần để đảm bảo khi sản xuất hàng loạt sẽ khắc phục được hết các lỗi phát sinh trong quá trình chế tạo thử.[/i]
-Ăn Quả Nhớ Người Trồng Cây-
Heart 4C HaUI Heart
Reply
#3
Xin chào tất cả mọi người!
Em tên là: Nguyễn Đức Hải
Thành viên Box Inventor  
 
1. Sau khi đọc chuyền đề về Nghiên cứu và phát triển sản phẩm em nhận thấy đây là kiến thức mới bản thân em cũng khá hứng thú. Sau đây em xin đóng góp 1 chút thông tin cho bước đầu tiên của quá trình làm R&D
2. Đầu tiên chúng ta nói về nghiên cứu khách hàng:
 
- Nghiên cứu khách hàng là một chuỗi các tương tác, nghiên cứu được thực hiện nhằm nắm bắt phân khúc, nhu cầu, hành vi của khách hàng. Việc nghiên cứu khách hàng được xem là một phần cốt lõi trong quá trình nghiên cứu thị trường, tập trung vào tệp khách hàng hiện tại, tiềm năng và lâu dài.
 
- Khi khảo sát khách hàng, bạn nên lưu ý các điểm sau:
1.   Mục đích của khảo sát: Xác định rõ mục đích của khảo sát để có thể tập trung vào các câu hỏi cần thiết và thu thập thông tin chính xác.
2.   Đối tượng khảo sát: Xác định đối tượng khảo sát để có thể tạo ra các câu hỏi phù hợp và thu thập thông tin chính xác.
3.   Các câu hỏi: Tạo ra các câu hỏi đơn giản, dễ hiểu và không gây nhầm lẫn cho người tham gia khảo sát.
4.  Phương thức khảo sát: Chọn phương thức khảo sát phù hợp như khảo sát trực tiếp, khảo sát trực tuyến, khảo sát qua điện thoại, email, v.v.
5.  Thời gian khảo sát: Xác định thời gian khảo sát để thu thập thông tin đầy đủ và không làm phiền người tham gia khảo sát quá nhiều.
6.  Phân tích kết quả: Phân tích kết quả khảo sát để có thể đưa ra các quyết định và cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
- Các bước khi khảo sát khách hàng bao gồm:
1.  Xác định mục đích của khảo sát: Xác định rõ mục đích của khảo sát để có thể tập trung vào các câu hỏi cần thiết và thu thập thông tin chính xác.
2.  Lựa chọn đối tượng khảo sát: Xác định đối tượng khảo sát để có thể tạo ra các câu hỏi phù hợp và thu thập thông tin chính xác.
3.  Thiết kế câu hỏi: Tạo ra các câu hỏi đơn giản, dễ hiểu và không gây nhầm lẫn cho người tham gia khảo sát.
4.  Chọn phương thức khảo sát: Chọn phương thức khảo sát phù hợp như khảo sát trực tiếp, khảo sát trực tuyến, khảo sát qua điện thoại, email, v.v.
5.  Thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu từ người tham gia khảo sát bằng cách sử dụng các phương thức khảo sát đã chọn.
6.  Phân tích kết quả: Phân tích kết quả khảo sát để có thể đưa ra các quyết định và cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
7.  Đưa ra kết luận và hành động: Dựa trên kết quả khảo sát, đưa ra kết luận và hành động để cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.
 
3.  Độ quan trọng của " NCKH " so với thị trường:
Nghiên cứu khách hàng là một công việc quan trọng, nó tạo ra chìa khóa cạnh tranh của doanh nghiệp, trong đó việc khám phá và phân tích hành vi người tiêu dùng sẽ đóng góp cho công cuộc thiết kế sản phẩm và điều chỉnh các chiến lược kinh doanh, marketing hiệu quả. Cụ thể, việc nghiên cứu khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu dưới đây :
·       Giúp nắm bắt thị trường
·       Xác định rõ ràng khách hàng mục tiêu
·       Cải thiện chất lượng dịch vụ, sản phẩm

-  Các sai lầm của các công ty khi không khảo sát khách hàng:

·       Không hiểu được nhu cầumong muốn của khách hàng
·       Không biết được điểm mạnhđiểm yếu của sản phẩm
·       Không biết được đối thủ cạnh tranh
·       Không biết được xu hướng thị trường
·       Không biết được mức độ hài lòng của khách hàng
·       Không biết được những vấn đề phát sinh
 
     *  Ví dụ thực tế về Nokia
·       Từng là thương hiệu di động đình đám với thị phần áp đảo. Tuy nhiên, Nokia dần trở nên chậm chạp trong đổi mới thiết kế và thay đổi hệ điều hành Symbian già cỗi. khiến trải nghiệm sử dụng điện thoại ngày càng thua kém so với các đối thủ thời đó
·       Từ năm 2007, sau khi iPhone ra mắt, thị phần của Nokia giảm sút nhanh chóng. Năm 2013, Nokia buộc phải bán lại mảng sản xuất điện thoại di động cho Microsoft
·       Hiện nay Nokia đang từng bước quay lại thị trường, với khởi điểm là những điện thoại tầm thấp và tầm trung. Bằng việc tập trung vào những nhu cầu cấp thiết nhất của người dùng, Nokia đã bắt đầu gặt hái được những thành công bước đầu cho sự trở lại
=> Kết luận: Tóm lại, nghiên cứu khách hàng là một bước quan trọng trong quá trình thiết kế sản phẩm hoặc dịch vụ và giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh.
3. Vì sao chúng ta chưa tạo ra kế hoạch khảo sát khách hàng tốt 

_Không có quy trình bài bản khi thiết kế sản phẩm.
_Muốn đưa tất cả mọi thứ vào sản phẩm nhưng không có sàng lọc,bỏ qua nhu cầu khách hàng cũng như thị trường.
_Không xây dựng kỹ concept cũng như thử nghiệm đủ trước khi đem vào sản xuất hàng loạt.
4. Sơ đồ các bước nghiên cứu và khảo sát khách hàng
[Image: image.png]

  Bài đăng này em viết ra để chia sẻ những kiến thức em tìm hiểu được về mảng R&D cho mọi  thành viên.
Rất mong nhận được đóng góp của các anh đã đi làm cũng như các bạn thành viên có đam mê !
 

(Trong bài viết có sử dụng hình ảnh tham khảo từ quyển cẩm nang thiết kế và phát triển sản phẩm của MSL)
Reply
#4
Xin chào tất cả mọi người!
Em tên là: Lê Thị Ngọc Ánh
Thành viên Box Solidworks.
 
   1. Sau khi đọc xong chuyên đề về Nghiên cứu và phát triển sản phẩm em nhận thấy đây là 1 việc rất quan trọng và có ích cho công việc của em về sau. Sau đây em xin đóng góp 1 chút thông tin cho bước tiếp theo của quá trình làm R&D
   2. Bước tiếp theo chúng ta nói về Diễn dịch nhu cầu của khách hàng:
       - Diễn dịch nhu cầu khách hàng là quá trình doanh nghiệp hoặc tổ chức sử dụng để hiểu và đáp ứng nhu cầu, mong muốn, và yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

[Image: pGB9R55.png]
       - Quá trình diễn dịch như cầu khách hàng bao gồm việc thu thập phản hồi từ khách hàng qua các phương tiện như khảo sát, cuộc trò chuyện, ý kiến của khách hàng và phản hồi xã hội.
       - Có nhiều lợi ích của việc diễn dịch nhu cầu khách hàng, bao gồm:
  • Hiểu rõ hơn về khách hàng: Diễn dịch nh cầu khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn, và yêu cầu của khách hàng.
  • Đáp ứng tốt hơn: Bằng việc thu thập phân tích thông tin từ khách hàng, doanh nghiệp có thể điều chỉnh cải thiện sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm khách hàng
  • Tạo sự khác biệt: Diễn dịch nhu cầu khách hàng giúp doanh nghiệp nhìn ra những vấn đề chưa được giải quyết hoặc khả năng phát triển mới.
  • Tạo mối quan hệ lâu dài: Khi doanh nghiệp hiểuđáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng trở nên lâu dài hơn.
  • Hiệu quả kinh doanh: Việc diễn dịch nhu cầu khách hàng giúp doanh nghiệp tận dụng hiệu quả tài nguyên và định hướng chiến lược của mình

   3. Nhóm các nhóm chức năng
       - Nhóm chức năng của sản phẩm là danh sách các tính năng công dụng mà sản phẩm cung cấp để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Nhóm chức năng dựa trên những chức năng cụ thể mà sản phẩm được thiết kế phát triển để thực hiện.
       - Các nhóm chức năng này có thể khác nhau cho từng loại sản phẩm và phân khúc thị trường. Các nhóm chức năng đại diện cho các khả năng và tính năng cơ bản của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người dùng.
       - Phân nhóm chức năng của sản phẩm có nhiều lợi ích quan trọng:
Hiểu rõ sản phẩm: Phân nhóm chức năng giúp cho nhóm phát triển sản phẩm và người dùng hiểu rõ hơn về các tính năng và công dụng của sản phẩm.
Quản lý dự án: Phân nhóm chức năng là một phần quan trọng trong quản lý dự án sản phẩm.
Tập trung chia sẻ kiến thức: Phân nhóm chức năng giúp tập trung kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện các công việc liên quan đến từng nhóm chức năng.
Tối ưu hóa nguồn lực: Phân nhóm chức năng giúp phân phối và quản lý nguồn lực hiệu quả.
Phát triển sản phẩm liên tục: Phân nhóm chức năng cho phép nhóm phát triển sản phẩm tập trung vào cải thiện từng nhóm chức năng một cách độc lập.
 
   4. Thiết lập thông số thiết kế
       - Thiết lập thông số thiết kế là quá trình xác định các thông số, đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật mà sản phẩm hoặc dự án cần đáp ứng. Nó là quá trình quyết định các thông số kỹ thuật cơ bản của sản phẩm dựa trên yêu cầu của khách hàng và các tiêu chí khác như các ràng buộc kỹ thuật, hiệu suất, chi phí, quy mô và thời gian.

[Image: 9Qa5gkg.jpg]
       
       - Các bước thiết lập thông số thiết kế:
  • B1: Xác định yêu cầu của khách hàng
  • B2: Thiết lập các tiêu chí ràng buộc
  • B3: Xác định thông số kỹ thuật
  • B4: Đánh giá hiệu chuẩn thiết kế
  • B5: Bảo trì cập nhật thông số

ð  Quá trình thiết lập thông số thiết kế rất quan trọng trong việc xác định đúng các yêu cầu đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm. Nó đảm bảo rằng sản phẩm được thiết kế và phát triển theo đúng tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
 
   5. Lên ý tưởng
       - Lên ý tưởng là quá trình tạo ra các ý kiến, gợi ý hoặc giải pháp mới. Thông qua việc tư duy sáng tạo và xem xét các khía cạnh khác nhau của một vấn đề, người ta có thể tạo ra những ý tưởng mới và đột phá.

[Image: jWPJWvm.png]

       - Lên ý tưởng trước khi đi vào thiết kế là quan trọng vì những lợi ích sau:
  • Khám phá ý tưởng mới: Lên ý tưởng giúp chúng ta tìm ra các phương pháp và khái niệm sáng tạo.
  • Xác định mục tiêu: Bằng cách lên ý tưởng, chúng ta có thể xác định rõ mục tiêu và mục đích của thiết kế
  • Tăng tính sáng tạo: Lên ý tưởng trước khi thiết kế giúp chúng ta tập trung vào việc tạo ra các giải pháp mới và sáng tạo.
  • Sửa lỗi trước khi thiết kế: Lên ý tưởng trước giúp chúng ta nhận ra những lỗi hoặc vấn đề có thể xảy ra trong quá trình thiết kế.
  • Tiết kiệm thời gian và nguồn lực: Bằng cách lên ý tưởng trước khi thiết kế, chúng ta có thể tiết kiệm thời gian và nguồn lực.
 
       - Một số sai lầm thường gặp khi lên ý tưởng:
  • Giới hạn tư duy
  • Thiếu nghiên cứu và kiểm chứng
  • Thiếu phản hồi
  • Không duy trì sự linh hoạt
  • Thiếu sự phân loại và ưu tiên
  • Thiếu sự kiên nhẫn và kiên trì
       - Các bước lên ý tưởng:
  • B1: Xác định vấn đề
  • B2: Nghiên cứu
  • B3: Tạo ra ý tưởng
  • B4: Chọn ý tưởng tiềm năng
  • B5: Phân tích phát triển ý tưởng
  • B6: Kiểm tra thử nghiệm
  • B7: Triển khai ý tưởng
Quá trình lên ý tưởng đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo và kiên nhẫn. Hãy luôn mở cửa cho sự thay đổi và cải tiến trong quá trình này.
 
 
Bài đăng này em viết ra với mục đích để chia sẻ những kiến thức cũng như tìm hiểu về về mảng R&D cho mọi thành viên.
Rất mong nhận được đóng góp của các anh đã đi làm cũng như các bạn thành viên có đam mê!  
Reply
#5
Cảm ơn Ngọc Ánh!

Nội dung rất hay và mới, có những nội dung bản thân đi làm cũng chưa được tiếp cận, nhưng qua sự chia sẻ của các bạn, ít nhất cũng hiểu được khái niệm và các bước thực hiện.

Các thành viên cố gắng chia sẻ nhiều hơn nhé!

Mỗi người một chia sẻ chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều kiến thức!
-Ăn Quả Nhớ Người Trồng Cây-
Heart 4C HaUI Heart
Reply
#6
Xin chào tất cả mọi người!
Em tên là: Lưu Văn Cường
Thành viên Box Inventor

I. Sau khi đọc chuyền đề về Nghiên cứu và phát triển sản phẩm em nhận thấy đây là kiến thức mới bản thân em cũng khá hứng thú. Sau đây em xin đóng góp 1 chút thông tin cho bước tiếp theo của quá trình làm R&D

II. Bước tiếp theo chúng ta nói về Thiết kế và thử nghiệm:
Quá trình thiết kế và thử nghiệm là quá trình trong đó sản phẩm hoặc dịch vụ được phát triển từ ý tưởng ban đầu và sau đó được kiểm tra, thử nghiệm để đảm bảo chất lượng và hiệu quả trước khi ra mắt chính thức.

Bước 1: Lựa chọn ý tưởng:

[Image: 1aa6a77121aa87cc1.png]

-       Lựa chọn ý tưởng thiết kế quá trình chọn ra một ý tưởng hoặc phương án để thực hiện thiết kế sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm người dùng.
-       Đây là bước quan trọng trong quá trình thiết kế vì nó quyết định đến sự thành công của sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm người dùng.
 
-       Khi chúng ta lựa chọn ý tưởng tốt thì:
·      Sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm người dùng sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đáp ứng được mục đích của sản phẩm.
·      Việc lựa chọn ý tưởng thiết kế còn giúp chúng ta tập trung vào một hướng phát triển nhất định, giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tài nguyên.
·      Tạo ra sự nhất quán trong quá trình thiết kế và đảm bảo rằng sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm người dùng được phát triển một cách hiệu quả và có tính hợp lý.
 
ðViệc lựa chọn ý tưởng tốt có thể đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp thị trường, từ sự sáng tạo đổi mới đến tăng trưởng và lợi nhuận, cung cấp giải pháp cho nhu cầu của khách hàng và sẵn sàng thích nghi với môi trường kinh doanh thay đổi.
-       Mục đích của việc lựa chọn ý tưởng:
·      Bản chất là so sánh để lựa chọn ý tưởng tốt
·       Loại bỏ các ý tưởng không tốt, không khả thi, tập trung vào ý tưởng tốt
·       Chọn được những ý tưởng tốt nhât
·      Kết hợp, khai thác ưu điểm của các ý tưởng để tạo thành ý tưởng tối ưu
·      Hoàn thiện ý tưởng để chuẩn bị cho bước đánh giá tiếp theo.
 
-       Các hình thức để quyết định ý tưởng:
·      Biểu quyết giơ tay
·      Bỏ phiếu kín
·      Chấm điểm theo thứ hạng
·      Trưởng nhóm quyết định
                                                                     [Image: 2c79161f4b8de9365.png]
ðQuá trình lựa chọn ý tưởng thiết kế cần phải được thực hiện một cách cẩn thận kỹ lưỡng để đảm bảo rằng ý tưởng được lựa chọn là phù hợp với mục đích và nhu cầu của sản phẩm hoặc dịch vụ.

Bước 2: Tạotối ưu hoá ý tưởng

-       Tối ưu hoá ý tưởng là quá trình tối ưu hóa cải thiện ý tưởng thiết kế để đảm bảo rằng nó đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu của sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm người dùng một cách tốt nhất có thể.

                                                                                [Image: 30f764c53faf427f7.jpg]  

-       Ưu điểm của việc tối ưu hoá ý tưởng
·      Giúp đảm bảo rằng sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm người dùng được phát triển một cách hiệu quả và có tính hợp lý.
·      Giúp tăng tính độc đáo khả năng cạnh tranh của sản phẩm hoặc dịch vụ, giúp nó nổi bật hơn trên thị trường.
 
ðTạo ra các ý tưởng thiết kế độc đáo, khả thi thực tế để đáp ứng được nhu cầu yêu cầu của khách hàng. Bước này đóng vai trò quan trọng để đưa ra quyết định tiếp theo về việc phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ.
-       Các bước để tạo và tối ưu hoá ý tưởng:
B1: Tạo sơ đồ chức năng:
          Sơ đồ chức năng mô tả sơ bộ các “khối” cơ bản của sản phẩm
          B2: Lựa chọn phương án:
·      Tìm kiếm phương án (cơ cấu) để thực hiện chức năng.
·      Phương án đáp ứng được năng suất yêu cầu.
·       Phương án tốt:
ØĐáp ứng yêu cầu thiết kế
ØGia công chế tạo được
ØChi phí cho phép
ØĐáp ứng tiến độ

Bước 3: Tạo mẫu sản phẩm:

Các phương pháp/ công nghệ tạo mẫu sản phẩm:
- Tạo mẫu thủ công: bằng bìa carton, xốp, thạch cao, đất sét, gỗ, composites, ...
- Tạo mẫu bằng máy tính: sử dụng các phần mềm CAD 3D, hiệu ứng đồ họa, mô phỏng CAE, CFD, ...
- Công nghệ in 3D
- Tạo mẫu nhanh bằng các công nghệ SLS, FDM, ...
...
* Mục đích của việc tạo mẫu:
-         Tìm hiểu: nhằm trả lời các câu hỏi về hiệu năng, độ khả dụng của sản phẩm
-         Truyền đạt: nhằm demo sản phẩm để lấy ý kiến
-         Tích hợp: nhằm kết hợp các hệ thống con vào hệ thống lớn
-         Tạo mốc: phát triển nằm trong lịch trình của nhóm thiết kế
-         Mô tả những khía cạnh khác nhau của sản phẩm
 
ðQuá trình tạo mẫu sản phẩm là quan trọng trong quá trình thiết kế sản phẩm hoặc dịch vụ, giúp kiểm tra và đánh giá ý tưởng thiết kế trực tiếp và cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ để đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu của khách hàng.
 
Bước 4: Thử nghiệm:

1.   Chuẩn bị mẫu sản phẩm:
Nên dùng mẫu vật lý hoạt động được
2.   Chọn đối tượng thử nghiệm:
Thành viên của team và khách hàng tiềm năng
3.   Tiến hành thử nghiệm
Cho dùng thử sản phẩm
4.   Thu nhập phản hồi
Thông tin về kỹ thuật của sản phẩm theo biểu mẫu.
5.   Phân tích dữ liệu
Rút ra các ý kiến phản hồi chủ yếu, đánh giá độ quan trọng và xác định độ ưu tiên
6.   Áp dụng vào chỉnh sửa sản phẩm
Độ an toàn, độ tin cậy, độ bền, ... không đạt có thể gây sự cố khi sử dụng.

                                                                     [Image: 4.png]
Lưu ý:
-       Cố gắng mô phỏng đúng môi trường hoàn cảnh sử dụng sản phẩm
-       Nên chọn đối tượng thử nghiệm là khách hàng tiềm năng để phản ánh đúng thực tế sau này
 
ðQuá trình thử nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ giúp đánh giá các yếu tố của sản phẩm hoặc dịch vụ trước khi đưa ra thị trường. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu của khách hàng.
 
 Chuyên đề này em đặt ra với mục đích làm tham chiếu kiến thức cũng như tìm hiểu về về mảng R&D cho mọi  thành viên.
  Rất mong nhận được đóng góp của các anh đã đi làm cũng như các bạn thành viên có đam mê !
[-] The following 6 users say Thank You to Lưu Văn Cường_4CHaUI for this post:
  • , Chu Vương Hoàng_4CHaUI, Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, Kĩ Sư 4CHaUI, Vũ Công Tuyền_4CHaUI, Đặng Văn Quý_4CHaUI
Reply
#7
Hi Cường!

Cảm ơn Cường về 1 bài viết chia sẻ rất hay và chi tiết.

Qua bài viết Cường chia sẻ anh và ae khác rất muốn tìm hiểu nhiều hơn về bước số 3 "chế tạo mẫu".

Cường có thể chia sẻ thêm và nếu mà có ví dụ bằng video hoặc hình ảnh về các phương pháp/ công nghệ chế tạo mẫu thì tốt quá.

Sẽ là 1 chủ đề rất hay và thực tế để ae cùng trao đổi đó. 

Vì thực tế mình phải có mẫu Properties sớm để truyền đạt được ý tưởng 1 cách dễ hiểu nhất => lựa chọn được phương pháp/ công nghệ chế tạo mẫu nhanh nhất, chi phí thấp nhất.

Rất mong ae tìm hiểu và cùng chia sẻ!
-Ăn Quả Nhớ Người Trồng Cây-
Heart 4C HaUI Heart
[-] The following 5 users say Thank You to Kĩ Sư 4CHaUI for this post:
  • , Chu Vương Hoàng_4CHaUI, Dương Trần, Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, Vũ Công Tuyền_4CHaUI
Reply


Forum Jump:


Users browsing this thread: 1 Guest(s)