Posts: 159
Threads: 18
Thanks Received: 330 in 140 posts
Thanks Given: 173
Joined: Oct 2018
Reputation:
4
12-21-2020, 08:35 PM
(This post was last modified: 12-21-2020, 09:45 PM by Đức Ninh.)
Xin chào tất cả các bạn. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn thiết kế bản vẽ lắp trong môi trường Part. Trong quá trình thực hiện có nhiều sai sót mong các bạn góp ý cho mình để mình có thể hoàn thiện hơn. Các bạn có cách tiếp cận nào mới, có những công cụ (lệnh nào hay) có thể comment bên dưới để có thể cùng trao đổi và cải thiện nguồn tri thức. Xin chân thành cảm ơn.
Link file luyện tập: https://drive.google.com/file/d/1x_y9WD6...sp=sharing
Posts: 88
Threads: 42
Thanks Received: 306 in 76 posts
Thanks Given: 601
Joined: Sep 2018
Reputation:
4
(12-21-2020, 08:35 PM)Đức Ninh Wrote: Xin chào tất cả các bạn. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn thiết kế bản vẽ lắp trong môi trường Part. Trong quá trình thực hiện có nhiều sai sót mong các bạn góp ý cho mình để mình có thể hoàn thiện hơn. Các bạn có cách tiếp cận nào mới, có những công cụ (lệnh nào hay) có thể comment bên dưới để có thể cùng trao đổi và cải thiện nguồn tri thức. Xin chân thành cảm ơn.
Ninh có thể chia sẻ cho ae biết lý do tại sao lại thiết kế trên môi trường Assy không, Để ae hiểu rõ hơn lý do tại sao sinh ra việc thiết kế trên môi trường Assy.
-Ăn Quả Nhớ Người Trồng Cây-
4C HaUI
Posts: 159
Threads: 18
Thanks Received: 330 in 140 posts
Thanks Given: 173
Joined: Oct 2018
Reputation:
4
Dạ vâng a ạ. Em có một số lí do để thực hiện việc thiết kế bản vẽ lắp trên môi trường part như sau ạ:
- Cung cấp thêm cho các bạn một cách tiếp cận khác khi gặp 1 bản vẽ lắp. Ngoài 2 cách trước đấy hay dùng là thiết kế trực tiếp trên môi trường assembly, hoặc thiết kế từng part riêng lẻ rồi lắp ghép lại với nhau.
- Em thấy, khi thiết kế trực tiếp trên môi trường asssembli thì sau khi tạo 1 chi tiết xong thì phải thực hiện việc Creat new part mới, nó có thể ảnh hưởng 1 phần nào đến năng suất thiết kế. Việc thiết kế từng part 1 rồi lắp ghép thì nó sẽ tốt nếu chúng ta cần làm video mô phỏng chuyển động,...(em đánh giá việc thiết kế kiểu này là lâu). Vì thế em muốn kết hợp 2 phương pháp này lại để xem nó sẽ thế nào ạ. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là có thể bị nhầm lẫn trong quá trình vẽ (em cũng gặp trong quá trình quay video) vì thế e đã nghĩ tới việc đổi màu những body khi mới vẽ xong. Từ đó làm giảm phần nào sai sót trong quá trình vẽ.
- Các bạn học viên mới đầu vào làm việc trên môi trường assembly gặp khá nhiều khó khăn. Xét thấy môi trường Part là các bạn được học nhiều, được tiếp cận nhiều, tại sao không thử việc thiết kế trực tiếp trên môi trường Part luôn.
- Sắp tới có thể em sẽ có 1 số video tách khuôn trên môi trường part của solidworks liên quan đến vấn đề này nên em giới thiệu trước để những ai quan tâm thì có thể tiếp cận trước ạ.
Posts: 259
Threads: 106
Thanks Received: 765 in 170 posts
Thanks Given: 249
Joined: Oct 2018
Reputation:
7
Ưu điểm và Nhược điểm của phương pháp này là gì?
Ứng dụng của phương pháp này vào công việc thực tế như nào??
Em có thể nói rõ hơn không?
LESS TALK. MORE ACTION
Name: LÊ HỒNG SƠN
Major: Cơ điện Tử
Gmail: Son97haui@gmail.com
Phone number: 0166 596 2008
Posts: 159
Threads: 18
Thanks Received: 330 in 140 posts
Thanks Given: 173
Joined: Oct 2018
Reputation:
4
Hiện tại thì em mới tiếp cận đến cái này vào tách khuôn cơ bản. Em thấy nó cũng khá là hay nên chia sẻ cho các bạn khác cùng biết. Nên các anh và các bạn đã đi làm rồi thì có thể cung cấp thêm cho em về khả năng ứng dụng của nó trong thực tế tại công ty nó như thế nào không ạ. Để lứa đàn em đi sau như em có thêm tư liệu để có thể đưa ra sự lựa chọn đúng hơn trên con đường sau này không ạ. Em xin chân thành cảm ơn ạ.
Posts: 88
Threads: 42
Thanks Received: 306 in 76 posts
Thanks Given: 601
Joined: Sep 2018
Reputation:
4
(12-23-2020, 09:40 PM)Đức Ninh Wrote: Hiện tại thì em mới tiếp cận đến cái này vào tách khuôn cơ bản. Em thấy nó cũng khá là hay nên chia sẻ cho các bạn khác cùng biết. Nên các anh và các bạn đã đi làm rồi thì có thể cung cấp thêm cho em về khả năng ứng dụng của nó trong thực tế tại công ty nó như thế nào không ạ. Để lứa đàn em đi sau như em có thêm tư liệu để có thể đưa ra sự lựa chọn đúng hơn trên con đường sau này không ạ. Em xin chân thành cảm ơn ạ.
Hi Ninh.
Anh cũng chưa có nhiều trải nghiệm thực tế.
Nhưng a đi phỏng vấn xin việc vào vị trí thiết kế cơ khí của 1 công ty thì họ có nội dung yêu cầu công việc như sau.
"THÀNH THẠO LÝ THUYẾT THIẾT KẾ TOP DOWN & BOTTOM UP".
Vậy ae thử trao đổi xem lý thuýet thiết kế trên là gì nhé.
Trao đổi xong biết đâu sẽ hiểu thêm về nội dung về việc thiết kế trên môi trường Assy.
Bắt đầu từ Ninh nhé.
Em thử timf hiểu và chia sẻ với ae xem lý thuyết treen là gì.????
-Ăn Quả Nhớ Người Trồng Cây-
4C HaUI
Posts: 159
Threads: 18
Thanks Received: 330 in 140 posts
Thanks Given: 173
Joined: Oct 2018
Reputation:
4
Dạ vâng a ạ. Em sẽ cố gắng tìm hiểu và đưa ra câu trả lời sớm nhất ạ.
Còn câu hỏi của anh Sơn thì sau một thời gian e nghĩ thì nó có thể được ứng dụng ở việc xây dựng các concept khác nhau. Việc mô hình hóa các ý tưởng đó từ trừu tượng (Ý tưởng trong đầu) ra các hình dáng 3d cụ thể (Mô hình hóa trên phần mềm) thì việc chúng ta cần là thao tác nhanh gọn, thời gian ngắn. Vì thế em tin việc thiết kế file lắp ghép trên môi trường part có thể sẽ chiếm ưu thế bởi thời gian hoàn thành ngắn hơn. Không cần lặp lại thao tác tạo NEW part, muốn chỉnh sửa thì cần phải chọn vào chi tiết đó rồi thực hiện Edit part. Như thế thì thời gian nó sẽ lâu hơn nếu cần thay đổi thiết kế nhiều lần.
Posts: 82
Threads: 18
Thanks Received: 294 in 62 posts
Thanks Given: 409
Joined: Oct 2018
Reputation:
10
Chào mọi người!
Cám ơn kiến thức chia sẻ từ Ninh và các anh trong chủ đề vì tính ứng dụng của nó.
Việc thiết kế bản vẽ lắp trong môi trường PART như Ninh chia sẻ bản chất là 1 PART gồm nhiều BODY khác nhau. Với phương pháp làm đó, hoặc các phương pháp khác mà vẫn cùng chung 1 ý nghĩa thì em tóm gọn lại là: phương pháp tách khối
Em xin được chia sẻ về những ứng dụng mà em đã sử dụng với phương pháp tách khối này trong công việc:
Đầu tiên, em xin chia sẻ về quy trình khi thiết kế 1 máy, 1 cụm máy, 1 cụm gồm nhiều chi tiết mà em đang sử dụng: (dùng khi nào?)
Bước 1: Phác thảo sơ bộ trên giấy (hình dáng, các bộ phận, vị trí tương đối các bộ phận -> “viết” ý tưởng)
Bước 2: Phác thảo trên môi trường 2D
Tính toán thật cẩn thận các kích thước quan trọng, vị trí tương đối giữa các chi tiết, quỹ đạo chuyển động của các bộ phận,…
Bước 3: Thiết kế sơ bộ trên 3D
Xây dựng phác thảo bản vẽ 3D theo bản vẽ 2D ở trên
Mục đích:
- Xây dựng hình dáng trực quan cho máy.
- Trao đổi phương án thiết kế với khách hàng.
Bước 4: Thiết kế chi tiết: Thiết kế từng bộ phận; tìm phương án gia công; quy trình lắp ghép; tối ưu giá thành; tối ưu nguyên công gia công; kiểm tra độ bền;…
Bước 5: Xuất bản vẽ gia công: Thêm dung sai, yêu cầu công nghệ, bước gia công, kiểm tra số lượng chi tiết,…
Và em ứng dụng phương pháp tách khối ở bước số 3 vì:
- Xây dựng bài toán tổng thể -> giải quyết bài toán chi tiết
- Rút gọn thời gian chỉnh sửa, thay đổi thiết kế: khi khách hàng yêu cầu thay đổi kích thước tổng thể, hình dáng của máy;…
( Em đã sai lầm vì có những lúc chỉ chăm chăm thiết kế chi tiết, dẫn đến khi có thay đổi thì mất rất nhiều thời gian để chỉnh sửa, thậm chí còn không nhớ hết đã sửa chỗ nào. Nên trước khi đi vào thiết kế chi tiết, bước 3 là bước quyết định những yếu tố quan trọng của máy)
Nội dung bài viết của em không đi nhiều về ƯU - NHƯỢC ĐIỂM của phương pháp mà đi vào tính ỨNG DỤNG của nó. Ngoài ra, em muốn nhấn mạnh về quy trình thiết kế mà bản thân em đúc kết được sau nhiều sai lầm của bản thân, nó đã giúp em có cái nhìn tổng quan và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều trong quá trình làm. Và quy trình thiết kế này sẽ giống với LÝ THUYẾT THIẾT KẾ TOP DOWN – đi từ cái tổng thể đến cái chi tiết.
PS: Lần sau sẽ khác
Posts: 159
Threads: 18
Thanks Received: 330 in 140 posts
Thanks Given: 173
Joined: Oct 2018
Reputation:
4
Sau 1 thời gian tìm kiếm, lượn lờ ở trên trang mạng thì e đã tìm được 1 bài viết rất hay về vấn đề này ạ. Có gì ae cùng nhau mổ xẻ nó để có thể hiểu sâu hơn ạ. Bài viết khá dài nên ae cố gắng chắt lọc để có thể tiếp thu hiệu quả nhất ạ.
Trong thiết kế máy móc và sản phẩm nói riêng và trong thiết kế các hệ thống khác nói chung, có ba hướng tiếp cận trong quy trình tiến hành các công việc gọi là Top-Down (Trên xuống), Bottom-Up (Dưới lên), Middle-Out (Giữa ra).
Phương pháp Top-Down:
Top-Down là phương pháp thiết kế có tính lý tưởng nhất trong tất cả các hướng tiếp cận trong thiết kế công nghệ. Về mặt lý thuyết, phương pháp Top-Down cho năng suất cao nhất, chất lượng ổn định và cao nhất. Ý tưởng của phương pháp Top-Down là đi từ thiết kế từ tầm hệ thống xuống cấp cụm, xuống cấp chi tiết.
Top-Down là phương pháp tiếp cận logic cho phép đi từ như cầu và giới hạn của nhu cầu dặt ra mà thiết kế nên hệ thống, máy móc giải quyết chính xác nhu cầu đặt ra. Với ý tưởng như vậy nên Top-Down là phương pháp thiết kế thỏa mãn nhu cầu cao nhất mà thị trường, xã hội đặt ra, sản phẩm được thiết kế ra không chỉ giải quyết triệt để nhu cầu, mục tiêu đặt ra mà còn không có các dư thừa và rất kinh tế. Phương pháp Top-Down cho phép hợp tác lao động với chất lượng tương tác cao khi thiết kế một hệ thống phức tạp, nhiều đơn vị, nhiều lĩnh vực tham gia cùng mọt lúc.
Một khái niệm quan trọng trong phương pháp thiết kế Top-Down là mô hình khung xương-Skeletal Model là một mô hình CAD dạng đơn giản chứa các giới hạn yêu cầu của thiết kế đang tiến hành. Từ các giới hạn như không gian, vị trí và kích thước lắp ráp, các cụm máy và chi tiết sẽ được thiết kế tạo thành hệ thống hoàn hảo.
Phương pháp Top-Down về mặt lý thuyết thì rất hoàn hảo tuy nhiên, trong thực tế nó cũng có nhiều khó khăn khi thực hiện như yêu cầu thiết kế đặt ra phải được xác định rõ ràng và chính xác về mặt giới hạn, người thiết kế phải có trình đồ hiểu biết rất cao và khả năng điều phối tốt, hệ thống công nghệ thiết kế hoàn thiện và chỉ áp dụng tốt cho các dự án mà hệ thống cùng loại đã được thiết kế nhiều lân, trong các dự án thiết kế mới hoàn toàn, phương pháp này có thể là bất khả thi.
Phương pháp Bottom-Up:
Bottom-up là phương pháp thiết kế đi từ việc thiết kế chi tiết nhỏ nhất sau đó lắp rắp các chi tiết thành cụm lắp ráp rồi lắp ráp các cụm lắp ráp thành hệ thống hoàn chỉnh. Phương pháp Bottom-Up là cách đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi kiến thức, kỹ năng cao của của người xây dựng kiến trúc hệ thống tuy nhiên Bottom-up là phương pháp kém khoa học nhất trong thiết kế, các chi tiết được thiết kế riêng rẽ sẽ có khả năng cao không khớp khi lắp ráp với nhau, chức năng và hoạt động của hệ thống được thiết kế có thể không thoả mãn được hoàn toàn nhu cầu đặt ra, rất khó để hợp tác lao động bằng phương pháp này và việc áp dụng phương pháp này cho các hệ thống phức tạp có thể là bất khả thi.
Tuy là một phương pháp tiếp cận có tính khoa học không cao nhưng lại dễ thực hiện, hầu hết những người có trình độ không cao đều có thể áp dụng phương pháp này và khi ý tưởng về sản phẩm chưa quá rõ ràng, thì cách tiếp cận này và phương pháp thử-sửa (trial) là cách tiếp cận hợp lý. Phương pháp này đòi hỏi cơ sở hạng tầng không cao và không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm từ các dự án tương tự.
Phương pháp Midle-Out:
Phương pháp Midle-Out là một phương pháp tiếp cận trong thiết kế khi thiết kế mới phải dự trên một bộ phận, cơ cấu có sẵn để phát triển thành hệ thống hoàn thiện. Phương pháp Midle-out về mặt lý thuyết cũng giống như phương pháp Top-down, điểm khác biệt lớn nhất giữa phương pháp Midle-out và phương pháp Top-down là phương pháp Midle-out có một giới hạn là cơ cấu có sẵn được đưa ra trước khi thiết kế toán bộ hệ thống. Cơ cấu có sẵn đó có thể là các cơ cấu công tác được nghiên cứu thiết kế từ trước hay kế thừa từ các dự án thiết kế trước đó. Các cơ cấu máy có sẵn đó thường là các cơ cấu chính trung tâm, thực hiện các chức năng quan trọng nhất của hệ thống.
Phương pháp Midle-out cũng xây dựng mô hình khung xương giống như phương pháp Top-down, nhưng mô hình khung xương được xây xung quanh các ràng buộc của cơ cấu có sẵn. Và quá trình sau đó cũng được bắt đầu từ trên xuống giống như phương pháp Top-down.
=> Phương pháp kết hợp:
Tất cả các phương pháp thiết kế đã nêu về mặt lý thuyết có thể rất hoàn hảo nhưng thực tế khi đem vào áp dụng sẽ có nhưng mặt hạn chế và khó tạo thành sản phẩm hoàn thiện. Vì vậy sự kết hợp của các phương pháp trên tạo nên một phương pháp thiết kế cho ra kết quả hoàn hảo hơn.
Với những hạn chế thực tế trong quá trình thiết kế, một hệ thống có thể được bắt đầu bằng quá trình Top-down hay Midle-out, sau đó tại một số nơi sẽ được thiết kế theo quá trình Bottom-up, hay Top-down khi thiết kế hệ thống nhưng sẽ thực hiện Milde-out tại một số cụm. Ý tưởng về phương pháp kết hợp ngày nay được hệ thống hóa thành một phương pháp gọi là kỹ thuật đồng thời - Concurent Engineering.
|