Thread Rating:
  • 1 Vote(s) - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Công Nghệ In 3D, CNC

#4
(04-03-2020, 06:15 PM)Vũ Minh Tuấn_4CHaUI Wrote: XIN CHÀO MỌI NGƯỜI, HÔM NAY CHÚNG TA SẼ ĐẾN VỚI PHẦN PHÂN LOẠI CHI TIẾT HƠN VỀ CÁC LOẠI MÁY IN 3D NHÓM MÌNH ĐÃ NÊU Ở BÀI VIẾT TRƯỚC!!!!
Carteslan:
 Là cách thức đầu phun chuyển động theo phương X, Y, Z trong hệ tọa độ Cartesian (hệ tọa độ Đề-các), có nghĩa là đầu phun sẽ được điều khiển tới lui, lên xuống, thông qua sự truyền động dây đai từ các động cơ.
[Image: imageb5dc74423e6bc427.png]
Dòng máy này thường có bàn in di chuyển theo trục Z và đầu phun di chuyển theo trục X và Y theo 4 hướng khác nhau. Kiểu thiết kế này giúp cho máy ổn định và mẫu in bám bàn hơn do bàn in ít di chuyển. Tuy nhiên, cũng có các loại máy in thuộc dòng Cartesian cho phép bàn in dịch chuyển theo X hoặc Y như Printbot Simple hay Prusa i3

-Ưu điểm:
+ Lắp ráp, căn chỉnh và bảo dưỡng dễ dàng
+Cộng đồng mã nguồn mờ lớn
+ Phù hợp với người mới bắt đầu làm quen công nghệ in 3D
-Nhược điểm:
+Khối lượng các cơ cấu đi động lớn, nên tốc độ in không cao và gây ồn
+ Khi hoạt động máy thường bị rung và do vậy làm giảm độ chính xác
+ Kích thước ngang lớn, thường bị hạn chế chiều cao vật in


Delta

Là các máy in 3D di chuyển đầu đùn nhựa theo nguyên lý của robot delta (robot song song). Đại diện tiêu biểu cho dòng máy in mã nguồn mở dạng Delta là Delta robot 3D printer (Kossel).

[Image: imageb9a35aed10636b40.png]
Ưu điểm:

- Khối lượng các cơ cấu di động nhỏ và một phần di chuyển theo các trục thẳng đứng

- Hoạt động êm, ít rung, tốc độ cao và chính xác

- Có thể in được vật in có chiều cao lớn

- Bàn nhiệt (nơi đặt vật in) không di chuyển trong suốt quá trình in nên vật in được giữ chắc chắn hơn

- Khung bệ chắc chắn

Nhược điểm:

- Lắp ráp, căn chỉnh máy hơi phức tạp (tuy nhiên khi đã thạo rồi thì rất dễ)

- Chiều cao của máy lớn (thường tới 60-70 cm)
- Thường đắt hơn một chút so với máy dạng Cartesian
*chũng ta hãy cùng xem sự khác nhau giữa máy in Delta và Cartesian

Polar

Loại máy in 3D này mới và ít phổ biến hơn hai loại trên. Đầu đùn nhựa di chuyển theo nguyên lý của tọa độ cực.

Khác với Cartesian và Delta, Polar khó để hiểu được nguyên lý hoạt động chính xác hơn. Polar cũng tương tự như Cartesian, tuy nhiên các điểm tọa độ được xác định trên một lưới tròn thay vì lưới vuông. Bàn in sẽ xoay tròn và đầu in di chuyển lên, xuống, trái và phải
 


Ưu điểm:

- Kiểu dáng mới

- Máy hoạt động ít bị rung lắc như kiểu Cartesian

Kích thước vật in có thể lớn

Ưu điểm của dòng này là chỉ cần 2 động cơ bước cho việc chuyển động và vật thể in được lớn hơn với một máy có kích thước hạn chế do không cần không gian cho chuyển động các trục XYZ như Cartesian hay Delta.

 

Nhược điểm:

- Momen quán tính của bàn nhiệt lớn

- Tốc độ in không cao

- Lắp ráp và căn chỉnh máy khó
- Giá thành cao

* Máy in 3D kim loại dạng cánh tay robot:

Khác với 3 loại máy in đã nêu trên, loại máy in này có vật liệu in bằng kim loại. Và chiếc  máy bọn mình muốn lấy ví dụ cho mọi người đó chính là chiếc máy in 3D kim loại dạng cánh tay robot mang tên Mx3D-Metal robot.



Mx3D-Metal robot, về bản chất là một Robot hàn chi tiết máy. Nó có khả năng điêu khắc kim loại rất ấn tượng, thách thức trọng lực với nhiều loại thiết kế có hình thù kỳ quái. Đặc biệt chiếc máy in 3D kim loại này sử dụng vật liệu đa dạng bao gồm sắt, thép không gỉ, nhôm, đồng thau…mà không cần đến support ( vật liệu đỡ mô hình in 3D). Nguyên tắc hoạt động của máy in 3D này tương tự công nghệ in 3D FDM  (bọn mình đã giới thiệu trong bài viết trước).
Một vài hình ảnh về tác phẩm in 3D và robot in 3D đặc biệt này:
[Image: imageddcbccb07bd14630.png]

[Image: image4758f3b92653ab2c.png]
                     Đầu in 3D đang…đắp các lớp kim loại
[Image: imagee4e931dd66f1b12d.png]
                         kết cấu kim loại phức tạp mà máy in 3D tạo ra
 
Video Robot in 3D kim loại hoạt động

* Cre: Vũ Minh Tuấn, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Thanh Quang, Đoàn Thế Tùng
 

                                                              INVENTOR MECHANICAL K13

Chủ đề rất hay và thông tin rất hữu ích. Các bạn cố gắng phát huy nhé.
- DOne -
[-] The following 2 users say Thank You to Dương Trần for this post:
  • Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, Vũ Minh Tuấn_4CHaUI
Reply


Messages In This Thread
RE: Công Nghệ In 3D, CNC - by Dương Trần - 04-05-2020, 07:04 PM
RE: Công Nghệ In 3D, CNC - by Đức Ninh - 04-07-2020, 12:05 PM
RE: Công Nghệ In 3D, CNC - by Lê Phát Viên - 04-07-2020, 01:14 PM

Forum Jump:


Users browsing this thread: 1 Guest(s)