Em xin trả lời các câu hỏi:
1. Câu hỏi của em là: Liệu rằng biên dạng của mũ ốc phụ thuộc vào đầu cờ lê hay ngược lại? Câu hỏi này có thể có nhiều đáp án vì mỗi hướng suy luận sẽ ra một kết quả khác nhau.
Và, em xin đưa thêm một vấn đề để bàn luận: Giả sử miệng hở của cờ lề có trước, vậy tại sao miệng hở đó lại bắt buộc 2 má phải song song với nhau? Hai má của cờ lê không song song với nhau có được không? Nếu được thì vì sao?
2. 3 cách để mở, tháo bulong khi bị trờn mũ của anh Đức là đúng, và bên ngoài thực tế các anh công nhân, kỹ sư cũng đều áp dụng trong những trường hợp này. Tuy nhiên, những cách trên chỉ phù hợp khi chúng ta ở nhà xưởng, hoặc ở nơi có đầy đủ các thiết bị để hàn, máy cắt dây, lên lại ren cho chi tiết mà không phù hợp khi chúng ta đi sửa chữa, lắp đặt thiết bị tại nhà máy vì có vài lý do sau:
- Giả sử chúng ta đang là những người đi bảo dưỡng, bảo trì thiết bị trong các nhà máy sản xuất như Canon, Samsung, Daikin,... theo hợp đồng giữa nhà máy(khách hàng) và bên cung cấp dịch vụ(công ty chúng ta) về một vài vấn đề nào đó của dây truyền sản xuất:
+ Có 1 vài con bulong bị trờn mũ do có thể người lắp ráp, hoặc công nhân nhà máy nhỡ tay vặn quá lực và chúng ta hầu như không nắm được điều này thì việc không mang theo mỏ hàn, máy hàn là có thể xảy ra. Chưa kể đến câu chuyện "quy tắc an toàn" trong nhà máy mà họ có thể không cho phép chúng ta hàn, mài, cắt,...hay tạo ra tia lửa điện trong nhà máy gây nguy cơ mất an toàn.
Vậy phương án này có vẻ không khả thi!
Tất nhiên cũng không khả thi với máy xung điện!
+ Việc khoan thủng bulong và chi tiết rồi taro lại ren: Nếu may mắn thì ta phải taro lại ren với cỡ ren lớn hơn, hoặc kém may thì sẽ phải làm lại cả chi tiết
-> Điều này gây khá tốn kém, mất thời gian, công sức.
-> Có thể dẫn đến hậu quả dừng sản xuất cả 1 nhà máy vì 1 chi tiết hỏng và cần gia công lại.
Và mình xin nhắc lại, tất cả các cách làm trên có thể thực hiện được khi các bạn có đủ các yếu tố như: máy móc, thời gian, kỹ năng,... nó không phù hợp khi gặp những trường hợp cần giải quyết nhanh, đơn giản, và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như quy tắc nhà máy, điều kiện dụng cụ không đầy đủ,...
Vậy làm thế nào để giải quyết được trong trường hợp "khoai" như vậy:
Mình đã 2 lần gặp phải trường hợp này, và đã có "bảo bối" cho riêng mình:
Bộ dụng cụ tháo bulong hỏng
![[Image: image07be9c6999cdb64c.png]](https://www.upsieutoc.com/images/2020/04/27/image07be9c6999cdb64c.png)
Cách sử dụng:
1. Làm sạch mũ bulong.
2. Khoan 1 lỗ trên mũ bulong hỏng.
3. Khoan đầu mũi ren lên mũ bulong. Vì đầu ren của công cụ này được làm ren ngược khi khoan càng sâu thì sẽ tự tháo bulong ra.
Tùy cỡ bulong sẽ ứng với đường kính mũi khoan khác nhau, cái này các anh em cố gắng đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng
Cách dùng có thể đọc kỹ ở link sau: http://dungcukimkhi.vn/nho-bu-ong-oc-vit...ut4-7.html
Trên đây là kiến thức của mình về các vấn đề đó, anh em trao đổi để có thể cô đọng được cách làm hay nhất trong từng trường hợp.
Kết thúc bằng một câu hỏi mới:
1. Giả sử miệng hở của cờ lề có trước, vậy tại sao miệng hở đó lại bắt buộc 2 má phải song song với nhau? Hai má của cờ lê không song song với nhau có được không? Nếu được thì vì sao?
1. Câu hỏi của em là: Liệu rằng biên dạng của mũ ốc phụ thuộc vào đầu cờ lê hay ngược lại? Câu hỏi này có thể có nhiều đáp án vì mỗi hướng suy luận sẽ ra một kết quả khác nhau.
Và, em xin đưa thêm một vấn đề để bàn luận: Giả sử miệng hở của cờ lề có trước, vậy tại sao miệng hở đó lại bắt buộc 2 má phải song song với nhau? Hai má của cờ lê không song song với nhau có được không? Nếu được thì vì sao?
2. 3 cách để mở, tháo bulong khi bị trờn mũ của anh Đức là đúng, và bên ngoài thực tế các anh công nhân, kỹ sư cũng đều áp dụng trong những trường hợp này. Tuy nhiên, những cách trên chỉ phù hợp khi chúng ta ở nhà xưởng, hoặc ở nơi có đầy đủ các thiết bị để hàn, máy cắt dây, lên lại ren cho chi tiết mà không phù hợp khi chúng ta đi sửa chữa, lắp đặt thiết bị tại nhà máy vì có vài lý do sau:
- Giả sử chúng ta đang là những người đi bảo dưỡng, bảo trì thiết bị trong các nhà máy sản xuất như Canon, Samsung, Daikin,... theo hợp đồng giữa nhà máy(khách hàng) và bên cung cấp dịch vụ(công ty chúng ta) về một vài vấn đề nào đó của dây truyền sản xuất:
+ Có 1 vài con bulong bị trờn mũ do có thể người lắp ráp, hoặc công nhân nhà máy nhỡ tay vặn quá lực và chúng ta hầu như không nắm được điều này thì việc không mang theo mỏ hàn, máy hàn là có thể xảy ra. Chưa kể đến câu chuyện "quy tắc an toàn" trong nhà máy mà họ có thể không cho phép chúng ta hàn, mài, cắt,...hay tạo ra tia lửa điện trong nhà máy gây nguy cơ mất an toàn.
Vậy phương án này có vẻ không khả thi!
Tất nhiên cũng không khả thi với máy xung điện!
+ Việc khoan thủng bulong và chi tiết rồi taro lại ren: Nếu may mắn thì ta phải taro lại ren với cỡ ren lớn hơn, hoặc kém may thì sẽ phải làm lại cả chi tiết
-> Điều này gây khá tốn kém, mất thời gian, công sức.
-> Có thể dẫn đến hậu quả dừng sản xuất cả 1 nhà máy vì 1 chi tiết hỏng và cần gia công lại.
Và mình xin nhắc lại, tất cả các cách làm trên có thể thực hiện được khi các bạn có đủ các yếu tố như: máy móc, thời gian, kỹ năng,... nó không phù hợp khi gặp những trường hợp cần giải quyết nhanh, đơn giản, và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như quy tắc nhà máy, điều kiện dụng cụ không đầy đủ,...
Vậy làm thế nào để giải quyết được trong trường hợp "khoai" như vậy:
Mình đã 2 lần gặp phải trường hợp này, và đã có "bảo bối" cho riêng mình:
Bộ dụng cụ tháo bulong hỏng
![[Image: image07be9c6999cdb64c.png]](https://www.upsieutoc.com/images/2020/04/27/image07be9c6999cdb64c.png)
Cách sử dụng:
1. Làm sạch mũ bulong.
2. Khoan 1 lỗ trên mũ bulong hỏng.
3. Khoan đầu mũi ren lên mũ bulong. Vì đầu ren của công cụ này được làm ren ngược khi khoan càng sâu thì sẽ tự tháo bulong ra.
Tùy cỡ bulong sẽ ứng với đường kính mũi khoan khác nhau, cái này các anh em cố gắng đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng

Cách dùng có thể đọc kỹ ở link sau: http://dungcukimkhi.vn/nho-bu-ong-oc-vit...ut4-7.html
Trên đây là kiến thức của mình về các vấn đề đó, anh em trao đổi để có thể cô đọng được cách làm hay nhất trong từng trường hợp.
Kết thúc bằng một câu hỏi mới:
1. Giả sử miệng hở của cờ lề có trước, vậy tại sao miệng hở đó lại bắt buộc 2 má phải song song với nhau? Hai má của cờ lê không song song với nhau có được không? Nếu được thì vì sao?