Cám ơn anh em đã cho em thêm kiến thức về chiếc cờ lê!
1. Cách làm của anh Đức và bạn Huy đều đúng và có vẻ là tối ưu trong trường hợp này nhất: đó là chúng ta tăng chiều dài cánh tay đòn, mục đích làm tăng mô men.
Nó áp dụng từ công thức trong môn Sức bền vật liệu: M= F(lực tác dụng) x L(chiều dài cánh tay đòn), khi ta coi tâm của bu lông và tâm miệng hở, miệng tròn của cờ lê gần như trùng nhau.
Tất nhiên đây là việc chúng ta áp dụng kiến thức được học vào thực tế nên không xét nhiều đến các yêu tố ảnh hưởng xung quanh vì mục đích cuối là tháo được ốc.
Và đây là cách làm của mình khi nhà có 2 cái cờ lê: 1 cờ lê 19, 1 cờ lê 22.
Luồn đầu tròn cờ lê có size lớn và đầu miệng hở của cờ lê có size nhỏ hơn sao cho tạo điểm tựa chắc chắn tránh trường hợp trượt trong quá trình tháo bu lông mà có thể gây va đập tay vào thành, vách máy.
![[Image: f1da6372a3a47062d4049b2b387387a6.jpg]](https://uphinh.vn/images/2020/04/22/f1da6372a3a47062d4049b2b387387a6.jpg)
![[Image: 4becc7047223bc0dcabf618d16e3150d.jpg]](https://uphinh.vn/images/2020/04/22/4becc7047223bc0dcabf618d16e3150d.jpg)
Hy vọng các bạ có thể ứng dụng được khi cần đến!!!
2. Câu hỏi: Tại sao đầu miệng hở của cờ lê người ta không làm đối xứng mà lại làm lệch với trục đối xứng 1 góc như vậy?
Em xin đưa ra câu trả lời dựa vào những gì mình tìm hiểu được và kinh nghiệm trong quá trình làm:
- Cờ lê có 2 chiều vặn đó là thuận và đảo(nghịch), khi xoay cờ lê trong các không gian hẹp thì ta xoay theo chiều thuận được 1 góc là chạm thành, vách. Vậy khi đó ta lật ngược lại đầu cờ lê và xoay theo chiều đảo, lúc đó góc xoay lại được mở rộng.
Các anh có thể xem thêm trên Wikipedia: https://en.wikipedia.org/wiki/Wrench
Vậy tại sao lại xuất hiện những khoảng không gian hẹp này, trong khi có vài lưu ý "nho nhỏ" như:
- Bu long khi xoay không được vướng, va chạm vào thành vách xung quanh.
- Không gian tháo lắp cần đủ rộng.
Có thể vì người thiết kế tối ưu đến từng vị trí nhỏ sao cho máy nhỏ gọn hơn, hoặc cũng có thể người thiết kế quên bẵng câu chuyện đó
Trong lúc chờ các cao nhân vào bàn luận, em xin tiếp tục chủ để với 1 câu hỏi:
Thường các loại bulong, đai ốc có biên dạng hình lục giác? Điều này có lý do gì? Tại sao không phải là hình vuông, hình chữ nhật, hay ngũ giác, thất giác,....
1. Cách làm của anh Đức và bạn Huy đều đúng và có vẻ là tối ưu trong trường hợp này nhất: đó là chúng ta tăng chiều dài cánh tay đòn, mục đích làm tăng mô men.
Nó áp dụng từ công thức trong môn Sức bền vật liệu: M= F(lực tác dụng) x L(chiều dài cánh tay đòn), khi ta coi tâm của bu lông và tâm miệng hở, miệng tròn của cờ lê gần như trùng nhau.
Tất nhiên đây là việc chúng ta áp dụng kiến thức được học vào thực tế nên không xét nhiều đến các yêu tố ảnh hưởng xung quanh vì mục đích cuối là tháo được ốc.

Và đây là cách làm của mình khi nhà có 2 cái cờ lê: 1 cờ lê 19, 1 cờ lê 22.
Luồn đầu tròn cờ lê có size lớn và đầu miệng hở của cờ lê có size nhỏ hơn sao cho tạo điểm tựa chắc chắn tránh trường hợp trượt trong quá trình tháo bu lông mà có thể gây va đập tay vào thành, vách máy.
![[Image: f1da6372a3a47062d4049b2b387387a6.jpg]](https://uphinh.vn/images/2020/04/22/f1da6372a3a47062d4049b2b387387a6.jpg)
![[Image: 4becc7047223bc0dcabf618d16e3150d.jpg]](https://uphinh.vn/images/2020/04/22/4becc7047223bc0dcabf618d16e3150d.jpg)
Hy vọng các bạ có thể ứng dụng được khi cần đến!!!
2. Câu hỏi: Tại sao đầu miệng hở của cờ lê người ta không làm đối xứng mà lại làm lệch với trục đối xứng 1 góc như vậy?
Em xin đưa ra câu trả lời dựa vào những gì mình tìm hiểu được và kinh nghiệm trong quá trình làm:
- Cờ lê có 2 chiều vặn đó là thuận và đảo(nghịch), khi xoay cờ lê trong các không gian hẹp thì ta xoay theo chiều thuận được 1 góc là chạm thành, vách. Vậy khi đó ta lật ngược lại đầu cờ lê và xoay theo chiều đảo, lúc đó góc xoay lại được mở rộng.
Các anh có thể xem thêm trên Wikipedia: https://en.wikipedia.org/wiki/Wrench
Vậy tại sao lại xuất hiện những khoảng không gian hẹp này, trong khi có vài lưu ý "nho nhỏ" như:
- Bu long khi xoay không được vướng, va chạm vào thành vách xung quanh.
- Không gian tháo lắp cần đủ rộng.
Có thể vì người thiết kế tối ưu đến từng vị trí nhỏ sao cho máy nhỏ gọn hơn, hoặc cũng có thể người thiết kế quên bẵng câu chuyện đó

Trong lúc chờ các cao nhân vào bàn luận, em xin tiếp tục chủ để với 1 câu hỏi:
Thường các loại bulong, đai ốc có biên dạng hình lục giác? Điều này có lý do gì? Tại sao không phải là hình vuông, hình chữ nhật, hay ngũ giác, thất giác,....