Thread Rating:
  • 0 Vote(s) - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Công Nghệ Kĩ Thuật Ô tô (Tin tức- Chia sẻ- Trao đổi)

#17
Những lỗi thường gặp với lốp ô tô, nguyên nhân và cách khắc phục
Tính trung bình, một bộ lốp ô tô sẽ có tuổi thọ vào khoảng 50.000 km hoặc cá biệt có những nhà sản xuất lốp xe với những sản phẩm có tuổi thọ lên đến 130.000 km mới phải thay lốp ô tô. Tuỳ theo cách sử dụng và chăm sóc lốp của từng người mà một bộ lốp trung bình người dùng có thể đi được với quãng đường lên đến 97.000 km như không phanh gấp thường xuyên, chạy ở tốc độ quá cao ở mặt đường nóng.
Áp suất lốp ô tô

Theo ước tính trung bình, mỗi tháng lốp xe của ô tô sẽ giảm từ 1 – 3 psi áp suất, ở một chiếc lốp ô tô 4 chỗ sẽ có lượng áp suất tối đa vào khoảng 30 – 32 psi. Việc giảm áp suất lốp tự nhiên là điều không thể tránh khỏi khi lượng không khí sẽ từ từ thẩm thấu qua lốp ra ngoài hoặc cũng do điều kiện khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh trong một thời gian dài cũng sẽ làm cho áp suất lốp ô tô giảm nhanh hơn.

Ngoài ra việc giảm áp suất lốp cũng xuất phát từ những yếu tố như chân van bị hỏng, lốp cán phải đinh hay lốp cắn săm sẽ đều khiến tài xế phải bất ngờ khi nó xảy ra.

Bạn cần kiểm tra hằng ngày bằng cảm biến áp suất lốp để có thể nắm bắt được tình hình hiện trạng lốp xe của bạn và có cách giải quyết nhanh chóng. Sẽ không có một mức áp suất lốp chung cho tất cả các loại xe vì trọng lượng của mỗi dòng xe là khác nhau, chính vì thế nên nhà sản xuất luôn chú thích mức áp suất lốp ô tô tối ưu ở trong quyển hướng dẫn và cả bên cánh cửa xe để tài xế có thể tìm thấy được mức áp suất phù hợp với xe của mình

Ở 2 lốp trước và 2 lốp sau sẽ có áp suất lốp ô tô chênh lệch từ khoảng 2 – 4 psi do bánh trước cần áp suất ít hơn để dễ đánh lái còn bánh sau sẽ cần áp suất nhiều hơn để chịu tải và tăng tốc cho xe.

Khắc phục Lốp ô tô bị phồng

Lốp ô tô bị phồng xảy ra khi xe va phải ổ gà hoặc sỏi đá ở trên đường khi lốp còn đầy hơi. Có một nhận định sai lầm ở một số tài xế đó là lốp bị phồng chỉ khi áp suất lốp ô tô quá cao, nhưng lốp ô tô bị phồng vẫn sẽ xảy ra khi áp suất trong lốp quá thấp

[Image: rVYalIv.jpg]

Với áp suất lốp quá cao, lốp ô tô sẽ chứa mật độ thể tích không khí trong lốp lớn, vì thế khi xảy ra va chạm với các tác nhân bên ngoài như gạch, đá hoặc ổ trâu, ổ gà không thể làm rách lốp nhưng sẽ khiến cho mật độ không khí ở vị trí xảy ra va chạm bị nén lại bất ngờ, vượt quá ngưỡng chịu đựng của lốp nên sẽ xảy ra hiện tượng lốp ô tô bị phồng.

Với áp suất lốp quá thấp, mật độ thể tích không khí trong lốp không nhiều, khiến cho lốp trở nên “mềm” hơn và dễ bị biến đổi nếu có ngoại lực tác động vào. Ở mật độ không khí thấp, lốp sẽ trở nên kém đàn hồi hơi, khi mật độ không khí không ở ngưỡng tối ưu, các va đập xảy ra sẽ khiến hấp thụ hoàn toàn lực va chạm và điều đó dẫn đến việc áp suất sẽ phải giải phóng theo cách là làm lốp ô tô bị phồng lên.

Để khắc phục vấn đề này, tài xế nên lái xe ở tốc độ vừa phải, tránh va chạm với những dị vật khác ở trên đường để đến cửa hàng sửa chữa ô tô gần nhất. Cách an toàn nhất đó là thay lốp ô tô mới và nếu cần là cả săm để đảm bảo trường hợp này không dễ xảy ra thêm lần nữa, có một số cách khác nhưng kém an toan hơn nhiều và dễ dàng làm thủng lốp kể cả khi không xảy ra va vấp vào các dị vật đó là mài mỏng vá 2 mặt tại vị trí bị phồng. Các nhà sản xuất thường không khuyến nghị việc cố sử dụng lốp ô tô bị phồng do nguy cơ gây nguy hiểm cao.



Lốp ô tô mòn không đều
Việc lốp ô tô mòn không đều có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường với những dạng sau:
  • Lốp ô tô chỉ mòn ở giữa: Điều này xảy ra khi tài xế thường xuyên bơm lốp ô tô quá căng, dẫn đến việc mặt tiếp xúc chính của lốp là phần giữa.
  • Lốp ô mòn ở 2 cạnh: Dễ dàng nhận biết khi các rãnh trên lốp chủ yếu mờ nhiều ở hai phần cạnh lốp, việc này xảy ra khi lốp quá non hơi dẫn đến bề mặt ma sát chủ yếu với mặt đường là ở 2 bên cạnh của lốp.
Cách khắc phục của 2 trường hợp này là bơm lốp ở ngưỡng vừa phải, không quá căng theo đề nghị của nhà sản xuất
 
  • Lốp mòn ở một cạnh: Điều này xảy ra khi trục của lốp ô tô bị lệch, cao hoặc thấp hơn mức tiêu chuẩn. Nếu lốp mòn chủ yếu ở cạnh ngoài có nghĩa là trục chuyển động giữa 2 bánh của lốp thấp hơn, còn nếu lốp mòn chủ yếu ở cạnh trong có nghĩa là trục chuyển động giữa 2 bánh đang cao hơn mức tiêu chuẩn. Cách khắc phục là tài xế cần phải căn chỉnh lại độ cao của trục chuyển động giữa các bánh ở mức phù hợp, nếu lốp đã mòn để lộ ra gờ cao su, việc cần làm đó là thay lốp ô tô mới để đảm báo chất lượng vận hành của xe

Lốp ô tô không cân bằng

Nguyên nhân của vấn đề xuất phát từ việc xe bị va đập mạnh với các ổ gà trên đường hoặc cũng chính từ việc bơm lốp không cân đối. Những dấu hiệu mà tài xế có thể dựa vào để nhận biết lốp ô tô không cân bằng là khi:
  • Xe rung lắc khi chạy ở tốc độ cao
  • Các rãnh trên lốp mòn không đều
  • Xe chạy tốn xăng hơn
  • Hệ thống giảm xóc bị trục trặc
Để xác định nguyên nhân nằm ở lốp xe hay hệ thống giảm xóc cần phải tháo toàn bộ các bánh xe và quan sát xem lốp nào bị méo hơn so với những lốp khác và khắc phục bằng cách bơm lại hoặc thay lốp ô tô khác
[Image: GukYfAw.jpg]
Trường hợp nằm ở hệ thống giảm xóc, tài xế nên nhờ thợ sửa chữa kiểm tra độ đàn hồi và hư hại và có cách khắc phục như đổ dầu vào trong ống thuỷ lực, thay phớt chắn dầu hoặc là thay thế lại bộ giảm xóc của từng bánh.
Mòn bề mặt ngoài của lốp.
Hiện tượng mòn có thể chia thành các dạng như sau:
- Mòn điều theo bề mặt tựa theo chu vi của lốp, hiện tượng này thường gặp trên ô tô do thời gian sử dụng nhiều, kèm theo đó là sự bong tróc các lớp xương mành của lốp. Đánh giá sự hao mòn này bằng chiều sâu còn lại của các lớp hoa lốp caosu trên mặt lốp. Nếu có sự bong tróc các lớp xương mành sẽ dẫn tới thay đổi kích thước hình học của bánh xe. Đối với xe tải chiều sâu còn lại tối thiểu của các lớp hoa lốp là 2mm, đối với xe con là 1mm.
- Hiện tượng mòn của các bánh xe có thể khác nhau trên cùng một xe,các trường hợp này liên quan đến sự không đồng điều tuổi thọ sử dụng hay do kết cấu chung của toàn bộ các bánh xe liên kết trong khung không đúng tiêu chuẩn cho phép. Khi xuất hiện sự mài mòn gia tăng đột xuất trên một bánh xe cần phải xác định lại trạng thái liên kết các bánh xe đồng thời.
- Mòn vẹt bánh xe theo trạng thái.
+ Mòn nhiều ở phần giữa do lốp làm việc trong trạng thái quá áp suất,đến khi cung cấp áp suất bình thường thì thấy lõm ở giữa.
+ Mòn nhiều ở hai mép do lốp làm việc trong tình trạng không đủ áp suất tiêu chuẩn trong thời gian dài.
+ Mòn về một phía ( trong hay ngoài của bánh xe) là do liên kết bánh xe trên xe không đúng quy định của các hãng sản xuất.
+ Mòn vẹt một phần của chu vi lốp trước hết do sự chịu tải của các lớp xương mành không đồng nhất trên chu vi lốp, do mất cân bằng khi bánh xe quay ở tốc độ cao ( trên 50km/h), do các sự cố kỹ thuật của hệ thống phanh, gây nên khi phanh hoặc làm bó cứng và mài bề mặt lốp trên đường.

[Image: hP2msoB.jpg]
Không cân bằng bánh xe.
-Với các bánh xe quay ở tốc độ cao (trên 60 km/h) các phần khối lượng không cân bằng của bánh xe sẽ gây nên lực ly tâm ( phụ thuộc vào bình phương vận tốc và khối lượng không cân bằng) sinh ra sự dao động lớn của bánh xe theo phương hướng kính sự biến dạng ở vùng này của bánh xe sẽ thu nhỏ bán kính tại vùng khác trên chu vi tạo nên sự biến đổi bán kính bánh xe và rung động lớn. Trên bánh xe dẫn hướng người lái cảm nhận qua vành lái. Trên bánh xe không dẫn hướng sẽ tạo nên rung động thân xe gần giống hiện tượng xe đang chạy trên đường mấp mô dạng sóng liên tục. Với tốc độ thấp ảnh hưởng của việc mất cân bằng bánh xe không thể hiện rõ.
- Sự mất cân bằng bánh xe là một yếu tố tổ hợp bởi: sự không cân bằng của lốp, săm ( nếu có), vành, moay ơ, tang trống hay đĩa phanh...nhưng chịu ảnh hưởng lớn nhất là khối lượng phân bố xa tâm của lốp và trọng lượng lớn.
- Sự mất cân bằng làm tăng độ cong trục bánh xe dồn ép các khe hở theo chiều tác dụng của lực ly tâm quán tính và bởi vậy gây nên đảo mặt phẳng quay của lốp.
- Sự cân bằng của lốp được đặc biệt quan tâm ở khía cạnh điều khiển và an toàn trên đường.

[Image: 6Z0fp1A.jpg]
Rơ lỏng các chi tiết:
- Các chi tiết của khu vực bánh xe gồm: liên kết bánh xe với moay ơ, liên kết bánh xe với khung, hỏng các chi tiết có thể chia làm hai dạng: do bị tự nới lỏng, mòn các mối ghép.
- Liên kết bánh xe với moay ơ thường do ốc bắt với bánh xe bị lỏng, ổ bi bánh xe bị mòn. Hậu quả của nó là bánh xe bị đảo, lắc, kèm theo tiếng ồn. Nếu bánh xe ở cầu dẫn hướng thì làm tăng độ rơ vành tay lái, khiến cho việc điều khiển dẫn hướng không chính xác. Ngoài ra tiếng ồn còn chịu ảnh hưởng của độ rơ bạc trụ đứng.
- Liên kết cụm bánh xe với khung gồm các liên kết của: trụ đứng với trục bánh xe dẫn hướng, các khớp cầu trong hệ thống treo độc lập. Khi các liên kết bị hư hỏng sẽ dẫn tới sai lệch vị trí bố trí bánh xe, đặc biệt trên bánh xe dẫn hướng gây mài mòn lốp nhanh, đồng thời làm phát sinh tiếng ồn và rung động ở khu vực gần sàn xe khi xe chuyển động trên đường xấu.

Tổng hợp 10 dạng lốp ô tô hỏng thường gặp nhất hiện nay

Lốp ô tô là bộ phận duy nhất trên xe tiếp xúc trực tiếp với mặt đường. Vì vậy, việc lốp ô tô hỏng do bị tác động từ bên ngoài thường xuyên xảy ra. Nhiều bác tài bắt buộc phải thay lốp mới dù lốp còn chưa đến thời gian cần thay.
Các dấu hiệu hư hỏng của lốp ô tô thường xuất hiện ở mặt lốp, hông lốp và tanh lốp, như: lốp ô tô bị nứtlốp ô tô bị rách hay lốp ô tô bị sứt…Cụ thể, dưới đây là 10 trường hợp lốp ô tô hỏng cùng những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các hư hỏng này.
Mặt lốp bị cắt do va đập
[Image: Id7W0f5.jpg]

1.    Lốp ô tô bị cắt do các ngoại vật sắc nhọn như: đá, mảnh thủy tinh, thanh kim loại, đinh, bu-long…

2.    Lốp thường xuyên phải vận hành trên đường xấu, nhiều ổ gà ổ voi, đất đá…
3.    Áp suất hơi không phù hợp, không đạt tiêu chuẩn như hãng sản xuất xe đưa ra
Mòn một bên vai lốp
[Image: HRrhnu4.jpg]

1.    Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do hệ thống lái, hệ thống treo bị lệch (trục xe bị cong hoặc các khớp cầu bị hỏng)

2.    Hoặc do đảo lốp không đúng thời gian (bạn cần định kỳ đảo lốp sau khi xe chạy 8.000 – 10.000km/lần)
Mòn giữa mặt lốp

1.    Lý do hàng đầu dẫn đến hiện tượng này là do áp suất lốp quá cao so với tiêu chuẩn, lúc này chỉ có phần giữa lốp xe tiếp xúc với mặt đường nên bị mài mòn nhanh chóng

2.    Ngoài ra, nguyên nhân là do mâm và lốp không đồng bộ (bề rộng mặt lốp lớn hơn bề rộng mâm cho phép). Lúc này hiện tượng lốp ô tô bị xịtlốp ô tô bị dính đinh rất dễ xảy ra khi xe đang di chuyển.

Mặt lốp bị tách lớp (lốp ô tô bị rách)

1.    Mặt gai bị cắt bởi ngoại vật, nước và không khí xâm nhập vào chỗ cắt -> Làm rỉ sét đai thép, mất kết dính mặt gai và các lớp bố bên trong

2.    Lốp thường xuyên vận hành trên đường xấu

3.    Áp suất hơi không phù hợp không đạt tiêu chuẩn

Mòn hai bên vai lốp

1.    Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng hư hỏng này là do áp suất lốp thấp hơn so với tiêu chuẩn (lốp non hơi). Xe chạy bằng 2 cạnh lốp làm mài mòn tại vị trí này, làm tăng lực cản và tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.

2.    Lốp và mâm không đồng bộ, mâm xe quá rộng

3.    Không đảo lốp định kỳ

Lốp bị mòn gót mũi

1.    Thường xuyên vận hành lốp với áp suất thấp, chạy quá tải
2.    Phanh gấp, tăng tốc đột ngột cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng này
Hông lốp ô tô bị cắt do va đập

1.    Lốp bị cắt bởi các ngoại vật sắc nhọn: đá sắc cạnh, thép, đinh,…
2.    Lốp xe thiếu áp suất hơi hoặc quá áp suất hơi đều làm tăng nguy cơ hư hỏng do bị cắt
[Image: 15q8RcX.jpg]

Lốp bị hư hỏng chạy thiếu hơi

1.    Xe tiếp tục vận hành khi bị thủng, mất hơi

2.    Xe chạy thiếu hơi nghiêm trọng trong thời gian dài

Hông lốp bị phù

1.    Lốp xe va đập với ngoại vật trên đường hoặc cấn mâm làm đứt gãy sợi khung lốp bên trong

2.    Lốp vận hành trong điều kiện áp suất hơi không phù hợp

Cao su hông lốp bị lão hóa (lốp ô tô bị rạn)

1.    Lốp xe tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, khí ozone, các chất ô nhiễm trong không khí, nước, bụi bẩn…trong thời gian dài sẽ gây lão hóa làm lốp bị rạn, xuất hiện các vết chân chim trên hông lốp.

2.    Lốp không hoạt động trong thời gian dài với áp suất hơi không đạt tiêu chuẩn

3.    Vận hành trong điều kiện quá tải hoặc áp suất hơi không phù hợp

Những thói quen gây hại làm giảm tuổi thọ lốp nhanh chóng

Tất cả những hư hỏng trên nguyên nhân chủ yếu do thói quen lái xe của các bác tài. Nếu bạn muốn có những chuyến đi an toàn, nâng cao tuổi thọ lốp và tiết kiệm chi phí hãy loại bỏ ngay những thói quen lái xe xấu như:

1.    Tăng tốc đột ngột

2.    Vào cua gấp

3.    Hạn chế phanh gấp

4.    Hạn chế đi qua chướng ngại vật

5.    Bơm lốp với áp suất quá non hoặc quá căng

6.    Quên các hạng mục định kỳ cho lốp như: cân bằng động, đảo lốp, cân chỉnh góc đặt bánh xe

Những thói quen lái xe này sẽ làm lốp ô tô hỏng nhanh chóng. Gây ra những sự cố, rủi ro bất ngờ khi lái xe như lốp ô tô nhanh xuống hơi lốp ô tô dính đinh, thủng lốp, nổ lốp nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, ngay khi phát hiện lốp có các dấu hiệu hư hỏng trên hãy đưa xe đi kiểm tra và có giải pháp xử lý kịp thời. Bạn cũng có thể tự kiểm tra áp suất lốp tại nhà để kịp thời phát hiện lốp ô tô bị xuống hơi, hạn chế lốp ô tô hết hơi gây mất an toàn

 

 
* Vậy khi nào chúng ta mới cần chẩn đoán nguyên nhân hư hỏng của bánh xe?
Khi bánh xe xảy ra một trong các hiên tượng sau đây:
- Xuất hiện các rạng nứt bên ngoài lốp xe.
- Hiện tượng mài mòn lốp.
- Sự thay đổi kích thước hình dọc.
- Xác định sự cân bằng bánh xe.
- Độ ồn và sự rung động toàn xe.
- Sự rơ lỏng các kết cấu liên kết..v.v...
[-] The following 2 users say Thank You to Bùi Quốc Việt_4CHaUI for this post:
  • Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, Nguyễn Thùy Linh_4CHaUI
Reply


Messages In This Thread
RE: Công Nghệ Kĩ Thuật Ô tô (Tin tức- Chia sẻ- Trao đổi) - by Bùi Quốc Việt_4CHaUI - 03-12-2020, 03:51 PM

Forum Jump:


Users browsing this thread: 5 Guest(s)