Hí hí, thấy anh em trao đổi sôi nổi quá nên cũng mạn phép để lại vài dòng để cho người hữu duyên đọc và suy ngẫm. Anh xin phép chưa nói ra đáp án về câu anh hỏi ở phía trên, tuy nhiên, về 3 luận điểm mà bạn Dương Hiền đưa ra thì anh có một số ý sau đưa ra để anh em cùng trao đổi cho máu lửa nhé.
1. Anh thấy có nhắc đến "bản vẽ trên của Nhật nhưng thực ra là chưa tối ưu".
Thưa các bạn, hiện tại có rất nhiều anh em làm việc trực tiếp với người Nhật, làm trong công ty Nhật, tiếp xúc hàng ngày với bản vẽ Nhật, tuy nhiên anh thấy bản vẽ Nhật hay bản vẽ Việt tối ưu hay không là do người xuất bản vẽ và tùy thuộc vào loại bản vẽ. Ở đây anh gọi bản vẽ Khánh Lê đưa ra là bản vẽ chế tạo. Nó được sử dụng để cung cấp cho nhà cung cấp hoặc bộ phận sản xuất để chế tạo ra chi tiết theo các yêu cầu kĩ thuật, kích thước được thể hiện trên bản vẽ. Ngoài ra, nó còn được cung cấp cho bộ phận QC để kiểm tra sản phẩm sau gia công xem có OK hay không( bạn nào chưa có khái niệm về QC thì cố gắng google.com.vn giúp anh 1 tý nhé).
Ý thứ 2 ở đây là "đúng ra cần phải quản lý ĐỘ CHÍNH XÁC VỊ TRÍ thông qua GỐC KÍCH THƯỚC thì sẽ tối ưu hơn, vì đây là kích thước liên quan đến CHỨC NĂNG LÀM VIỆC CỦA SẢN PHẨM sau khi LẮP RÁP ..... Trên bản vẽ thực tế đang quản lý thông qua 1 cạnh". Anh thấy đoạn này có nhiều từ chuyên ngành quá mà nhiều khả năng các bạn sinh viên chưa hình dung ra. Ví dụ như : độ chính xác vị trí là gì? đặc biệt cái gốc kích thước là gì? quản lý kích thước thông qua một cạnh là gì?
Cái này anh nhờ Dương Hiền bớt chút thời gian ra giải thích thật cụ thể cho các bạn hiểu rõ nhé.
2. Với luận điểm 3 thì anh cũng có chút góp ý sau :
Trong trường hợp đường nối tâm rãnh và tâm lỗ trùng nhau thì nếu gia công có sai số, rãnh vẫn hoàn toàn không có tác dụng định vị như các bạn nói ở trên. Bạn nào có thời gian vẽ qua 1 sketch là hiểu ý anh nói nhé. Vậy nên chúng ta nên xét trong cùng 1 hệ quy chiếu là sản xuất chế tạo lý tưởng đạt đúng kích thước như bản vẽ
.
Về ý "SINH RA ĐỘI NGŨ PRODUCTION ENGINEER và PRODUCTION QUALITY là để ĐÁNH GIÁ CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC BẢN VẼ NHƯ VẬY ". Theo như những gì anh biết về các bộ phận này ở các công ty anh đã làm thì các bộ phận này không chỉ có chức năng đánh giá các trường hợp khác bản vẽ. Trong sản xuất chế tạo, người thao tác sẽ thực hiện thao tác theo tiêu chuẩn thao tác, kiểm tra theo bảng tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá sản phẩm. Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm như Dương Hiền nói ở đây là PRODUCTION QUALITY. Ở bộ phận kiểm tra này, các sản phẩm sau quá trình sản xuất chế tạo đều được kiểm tra và được đánh giá. Tất cả các sản phẩm có sự sai khác so với các yêu cầu của khách hàng đều bị đánh giá NG. Bộ phận PRODUCTION ENGINEER như Dương Hiền nói ở đây là bộ phận có một chức năng là đưa ra các tiêu chuẩn thao tác cho người thao tác, đảm bảo sao cho người thao tác nếu làm đúng theo tiêu chuẩn thao tác thì sẽ được sản phẩm đạt ở từng công đoạn.
Như vậy, mình xin nhắc lại rằng, về nguyên tắc tất cả các sản phẩm đến bộ phận kiểm tra có sự sai khác bất thường so với tiêu chuẩn do khách hàng đặt ra đều bị đánh giá NG.
Tuy nhiên, trong thực tế, có một trường hợp sử dụng hàng NG đó là "xác nhận sản phẩm có yêu cầu sử dụng đặc biệt" nghĩa là những sản phẩm NG theo tiêu chuẩn đánh giá của khách hàng, sau khi các bộ phận liên quan giữa nhà cung cấp và nhà đặt hàng thống nhất có thể sử dụng sẽ được đánh dấu xác nhận sản phẩm có yêu cầu sử dụng đặc biệt. Những sản phẩm này là sản phẩm NG, được sử dụng theo yêu cầu của nhà đặt hàng, đặc biệt chú ý : phía nhà cung cấp không được phép tự đưa ra yêu cầu sử dụng đặc biệt đối với sản phẩm do bên mình chế tạo.
Ngày nay, có rất nhiều công ty, nhà cung cấp đưa tôn chỉ : TỈ LỆ HÀNG LỖI 0% hoạt động sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng sản xuất dịch vụ. Vậy nên, dần dần cụm từ "xác nhận sản phẩm có yêu cầu sử dụng đặc biệt" ít được nhắc đến.
Với vốn kiến thức của mình, hi vọng góp một chút cho các bạn sinh viên, các bạn đã đi làm hiểu hơn về một số khái niệm, chức năng của các bộ phận trong quá trình sản xuất. Mọi người cùng chia sẻ để mọi người tham khảo và trao đổi nhé.
Trân trọng!
1. Anh thấy có nhắc đến "bản vẽ trên của Nhật nhưng thực ra là chưa tối ưu".
Thưa các bạn, hiện tại có rất nhiều anh em làm việc trực tiếp với người Nhật, làm trong công ty Nhật, tiếp xúc hàng ngày với bản vẽ Nhật, tuy nhiên anh thấy bản vẽ Nhật hay bản vẽ Việt tối ưu hay không là do người xuất bản vẽ và tùy thuộc vào loại bản vẽ. Ở đây anh gọi bản vẽ Khánh Lê đưa ra là bản vẽ chế tạo. Nó được sử dụng để cung cấp cho nhà cung cấp hoặc bộ phận sản xuất để chế tạo ra chi tiết theo các yêu cầu kĩ thuật, kích thước được thể hiện trên bản vẽ. Ngoài ra, nó còn được cung cấp cho bộ phận QC để kiểm tra sản phẩm sau gia công xem có OK hay không( bạn nào chưa có khái niệm về QC thì cố gắng google.com.vn giúp anh 1 tý nhé).
Ý thứ 2 ở đây là "đúng ra cần phải quản lý ĐỘ CHÍNH XÁC VỊ TRÍ thông qua GỐC KÍCH THƯỚC thì sẽ tối ưu hơn, vì đây là kích thước liên quan đến CHỨC NĂNG LÀM VIỆC CỦA SẢN PHẨM sau khi LẮP RÁP ..... Trên bản vẽ thực tế đang quản lý thông qua 1 cạnh". Anh thấy đoạn này có nhiều từ chuyên ngành quá mà nhiều khả năng các bạn sinh viên chưa hình dung ra. Ví dụ như : độ chính xác vị trí là gì? đặc biệt cái gốc kích thước là gì? quản lý kích thước thông qua một cạnh là gì?
Cái này anh nhờ Dương Hiền bớt chút thời gian ra giải thích thật cụ thể cho các bạn hiểu rõ nhé.
2. Với luận điểm 3 thì anh cũng có chút góp ý sau :
Trong trường hợp đường nối tâm rãnh và tâm lỗ trùng nhau thì nếu gia công có sai số, rãnh vẫn hoàn toàn không có tác dụng định vị như các bạn nói ở trên. Bạn nào có thời gian vẽ qua 1 sketch là hiểu ý anh nói nhé. Vậy nên chúng ta nên xét trong cùng 1 hệ quy chiếu là sản xuất chế tạo lý tưởng đạt đúng kích thước như bản vẽ

Về ý "SINH RA ĐỘI NGŨ PRODUCTION ENGINEER và PRODUCTION QUALITY là để ĐÁNH GIÁ CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC BẢN VẼ NHƯ VẬY ". Theo như những gì anh biết về các bộ phận này ở các công ty anh đã làm thì các bộ phận này không chỉ có chức năng đánh giá các trường hợp khác bản vẽ. Trong sản xuất chế tạo, người thao tác sẽ thực hiện thao tác theo tiêu chuẩn thao tác, kiểm tra theo bảng tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá sản phẩm. Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm như Dương Hiền nói ở đây là PRODUCTION QUALITY. Ở bộ phận kiểm tra này, các sản phẩm sau quá trình sản xuất chế tạo đều được kiểm tra và được đánh giá. Tất cả các sản phẩm có sự sai khác so với các yêu cầu của khách hàng đều bị đánh giá NG. Bộ phận PRODUCTION ENGINEER như Dương Hiền nói ở đây là bộ phận có một chức năng là đưa ra các tiêu chuẩn thao tác cho người thao tác, đảm bảo sao cho người thao tác nếu làm đúng theo tiêu chuẩn thao tác thì sẽ được sản phẩm đạt ở từng công đoạn.
Như vậy, mình xin nhắc lại rằng, về nguyên tắc tất cả các sản phẩm đến bộ phận kiểm tra có sự sai khác bất thường so với tiêu chuẩn do khách hàng đặt ra đều bị đánh giá NG.
Tuy nhiên, trong thực tế, có một trường hợp sử dụng hàng NG đó là "xác nhận sản phẩm có yêu cầu sử dụng đặc biệt" nghĩa là những sản phẩm NG theo tiêu chuẩn đánh giá của khách hàng, sau khi các bộ phận liên quan giữa nhà cung cấp và nhà đặt hàng thống nhất có thể sử dụng sẽ được đánh dấu xác nhận sản phẩm có yêu cầu sử dụng đặc biệt. Những sản phẩm này là sản phẩm NG, được sử dụng theo yêu cầu của nhà đặt hàng, đặc biệt chú ý : phía nhà cung cấp không được phép tự đưa ra yêu cầu sử dụng đặc biệt đối với sản phẩm do bên mình chế tạo.
Ngày nay, có rất nhiều công ty, nhà cung cấp đưa tôn chỉ : TỈ LỆ HÀNG LỖI 0% hoạt động sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng sản xuất dịch vụ. Vậy nên, dần dần cụm từ "xác nhận sản phẩm có yêu cầu sử dụng đặc biệt" ít được nhắc đến.
Với vốn kiến thức của mình, hi vọng góp một chút cho các bạn sinh viên, các bạn đã đi làm hiểu hơn về một số khái niệm, chức năng của các bộ phận trong quá trình sản xuất. Mọi người cùng chia sẻ để mọi người tham khảo và trao đổi nhé.
Trân trọng!
4CHaUI
Đoàn kết - Giúp đỡ - Chia sẻ - Phát triển
Đoàn kết - Giúp đỡ - Chia sẻ - Phát triển
Báo hỏng link :
Email : maivanson1009@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/Kisu4CHaUI