Thread Rating:
  • 0 Vote(s) - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Công Nghệ Kĩ Thuật Ô tô (Tin tức- Chia sẻ- Trao đổi)

#31
HỘP SỐ SÀN (MANUAL TRANSMISSION)

         Trong bài viết trước, chúng ta đã đi tìm hiểu qua hai hộp số phổ biến hiện nay là hộp số sàn và hộp số tự động, và hộp số nào đều có những ưu nhược điểm của nó. Điều đó làm chúng ta thường gặp phải tình huống khó xử khi lựa chọn mua một chiếc xe phù hợp cho bản thân mình. Vậy nên hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu kĩ hơn về hộp số sàn trước để xem nó có những gì nhé!

1. Nhiệm vụ và yêu cầu.
* Nhiệm vụ:
- Truyền và thay đổi momen từ động cơ đến các bánh xe chủ động
- Cắt momen từ động cơ đến các bánh xe chủ động trong thời gian dài (về More) và đảm bào ô tô chuyển động lùi.
* Yêu cầu:
- Thay đổi các chuyển động của ô tô để phù hợp với điều kiện chịu tải.
- Đảm bảo cho ô tô thực hiện chuyển động lùi.
- Chuyển số êm dịu, dễ kiểm tra sửa chữa.
2. Phân loại.
- Dựa vào tính chất truyền momen: hộp số vô cấp, hộp số có cấp.
- Dựa trên số trục chứa các cặp bánh răng truyền số: hộp số 2 trục (hộp số ngang - FF), hộp số 3 trục (hộp số dọc - FR).
- Dựa theo số cấp của hộp số: hộp số thường (có số cấp nhỏ hơn hoặc bằng 6), hộp số nhiều cấp (từ 8 đến 20 cấp).

3. Hộp số sàn có những bộ phận nào?
  • Nắp và vỏ hộp số: Nắp và vỏ hộp số làm nhiệm vụ bao kín các bộ phận bên trong hộp số. Ngoài ra nắp hộp số còn dùng để lắp cơ cấu chuyển số. Vỏ hộp số dùng để lắp các vòng bi đỡ trục hộp số, chứa dầu bôi trơn, treo hộp số vào khung xe. Trên vỏ hộp số có các nút xả dầu, nút bổ sung và kiểm tra mức dầu.

  • Ổ bi: biến ma sát trượt thành ma sát lăn nhằm giúp tăng tuổi thọ làm việc của thiết bị, tránh các tiếng ồn trong khi hoạt động.
[Image: o-bi-hop-so-san-jpg.86711] 
  • Trục hộp số: 3 trục (sơ cấp - trung gian - thứ cấp ở hộp số dọc), 2 trục (sơ cấp - thứ cấp ở hộp số ngang)

  • Bánh răng: Bánh răng hộp số được chia làm 4 nhóm như sau: bánh răng sơ cấp, bánh răng thứ cấp, bánh răng trung gian và bánh răng số lùi.

  • Bộ đồng tốc: Ngăn ngừa sự trèo răng trong quá trình vào khớp. Khoá bánh răng thứ cấp vào trục thứ cấp. Bộ đồng tốc dùng để làm đồng đều tốc độ của các bánh răng khi gài số, tránh được các va đập giữa các bánh răng khi gài số nên quá trình gài số êm, dễ dàng, không có tiếng kêu.



    [Image: bo-dong-toc-hop-so-san-jpg.86712]

4. Đường truyền công suất của hộp số dọc 5 cấp.

- Số 1: Đẩy tay số làm cho bộ đồng tốc II di chuyển về phía sau và ăn khớp vào bánh răng 4 của trục thứ cấp ,momen sẽ được truyền từ bánh răng 4 -> 4’ -> 1’ -> 1 -> truyền ra trục cácđăng .
[Image: so-1-jpg.86713] 

- Số 2: Đẩy tay số làm cho bộ đồng tốc II di chuyển về phía trước. Momen truyền từ bánh răng 4 -> 4’ -> 2’ -> 2 -> truyền ra cácđăng.

[Image: so-2-jpg.86714] 

- Số 3: Đẩy tay số làm cho bộ đồng tốc I di chuyển về phía sau, momen truyền từ bánh răng 4 -> 4’ -> 3’ -> 3 -> truyền ra trục cácđăng .

[Image: so-3-jpg.86715] 

- Số 4: Đẩy tay số làm cho bộ đồng tốc I di chuyển về phía trước, lúc này trục sơ cấp và thứ cấp nối với nhau, trục trung gian không tham gia vào việc truyền momen xoắn.

[Image: so-4-jpg.86716] 

- Số 5: Đẩy tay số cho bộ đồng tốc III di chuyển về phía sau. Momen truyền từ bánh răng 4 -> 4’ -> 5’ -> 5 -> trục các-đăng

[Image: so-5-jpg.86717] 

- Số R (số lùi): Đẩy tay số làm cho bộ đồng tốc III di chuyển về phía trước ăn khớp với bánh răng L của trục thứ cấp, momen sẽ truyền từ 4 -> 4’ -> L’ -> L, giữa L và L’ có 1 bánh răng làm cho trục thứ cấp quay cùng chiều với trục trung gian (ngược chiều với TSC)

[Image: so-r-jpg.86718]
5. Ưu nhược điểm của hộp số sàn.
- Ưu điểm:

+ Tiết kiệm nhiên liệu khi lưu thông qua đường địa hình.
+ Giá thành thường rẻ hơn so với xe số tự động.
+ Việc bảo trì thường ít tốn kém chi phí hơn.
+ Giúp bạn kiểm soát xe tốt hơn.
+ Việc lái xe bằng cả 2 chân khi sử dụng hộp số sàn sẽ giúp bạn tập trung hơn cho việc lái xe.
+ Giúp bạn chứng tỏ được “độ cứng” tay lái của mình, mang lại cảm giác lái thú vị hơn.
- Nhược điểm:
+ Việc điều khiển và xử lý tình huống với hộp số sàn là khó hơn so với xe số tự động. Bên cạnh đó có thể bạn sẽ cảm thấy căng thẳng khi vừa phải tập trung quan sát đường đi, vừa phải thực hiện khá nhiều thao tác của hộp số sàn.
+ Gây bất tiện và khó chịu trong trường hợp kẹt xe, tắc đường vì bạn sẽ phải thường xuyên thực hiện các thao tác với hộp số.
+ Việc phải liên tục làm việc với bộ ly hợp có thể sẽ khiến chân của bạn bị đau nhức, nhất là khi phải trải qua một hành trình dài. Với những người lớn tuổi hoặc là có vấn đề về sức khỏe của chân thì sẽ khó khăn hơn khi lái xe hộp số sàn.


         Lái xe số sàn cũng được xem như là một kỹ năng sống quan trọng, đặc biệt là trong những trường hợp bạn muốn đi du lịch (đa số các công ty cho thuê xe du lịch đều cho thuê xe số sàn để tiết kiệm nhiên liệu khi lưu thông qua các đường địa hình), hoặc cần thay tay lái cho một người nào đó khi trong những trường hợp khẩn cấp.


Nguồnhttps://www.oto-hui.com
CRE : Trương Văn Thăng, Nguyễn Đỗ Minh Khiêm, Lê Hảo Thức, Phan Văn Dương, Đào Phú Hoàng Anh (Inventor Automobile - K13)
[-] The following 4 users say Thank You to Nguyễn Minh Khiêm_4CHaUI for this post:
  • Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, Nguyễn Hữu Tuyển 4ChaUI, TuânTrần, tungvuthanh
Reply
#32
Phân biệt một số thuật ngữ thường gặp trong ô tô
Dung tích xi lanh là thể tích của tất cả các xi lanh bên trong động cơ, thường được đo bằng đơn vị lít hoặc cc (cm3, 1.000 cm3 = 1L). Nếu bạn có một động cơ 5 xi lanh và mỗi xi lanh có dung tích khoảng nửa lít thì động cơ của bạn có dung tích khoảng 2.5L.
Thông thường dung tích xi lanh cho bạn biết về độ lớn của động cơ. Bạn có thể hiểu đơn giản dung tích xi lanh càng lớn thì động cơ càng khỏe, do có thể chứa nhiều nhiên liệu hơn trong mỗi chu kỳ và tất nhiên sẽ tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn.
Bên cạnh dung tích xi lanh, người ta thường ghi các ký hiệu như I5, V8, W12. Các ký hiệu I, V và W là kiểu sắp xếp của xi lanh trong động cơ, theo kiểu thẳng hàng (ký hiệu I), theo kiểu chữ V hay W. Chữ số phía sau là số lượng xi lanh trong động cơ.
[b]Mã lực (sức ngựa)[/b] là đơn vị được sử dụng để đo công suất của mỗi chiếc ô tô, thường được viết tắt là hp (Horse Power). 1hp được tính tương đương bằng một con ngựa trung bình nâng 15 kg gram lên cao 30,48 cm trong 1 phút. James Watt là người đầu tiên đưa ra khái niệm “mã lực” vào năm 1782. Khi đó, ông phát minh ra động cơ hơi nước và muốn bán chúng cho những người đã quen sử dụng ngựa.
[Image: 1feffec171bcee5a4.png]
Mô men xoắn (Torque) là khái niệm khá phức tạp biểu thị một lực làm quay một vật thể quanh một trục, đơn vị Nm (Newton x mét). Lấy ví dụ như chiếc cờ-lê khi siết ốc, người ta phải tác dụng một lực kéo để con ốc xoay. Lực xoay ở con ốc chính là mô men xoắn.

Nếu công suất thể hiện rằng, chiếc xe mạnh thế nào và nhanh đến đâu thì mô men xoắn lại thể hiện thời gian đạt được tốc độ đó trong bao nhiêu lâu. Mô men xoắn càng cao, khả năng kéo, leo dốc, vượt địa hình càng tốt. Hay nói đơn giản là xe càng "khỏe". Các dòng xe chuyên dùng cho địa hình, chở nặng như SUV, bán tải hay xe tải thường trang bị động cơ dầu do có ưu điểm mô men xoắn lớn hơn động cơ xăng nếu cùng dung tích để tạo sức kéo lớn.
Vòng tua máy là số vòng trục khuỷu có thể quay trong một phút, đơn vị rpm (revolutions per minute) có nghĩa vòng/phút. Quay càng nhanh, lực tạo ra càng nhiều.
Công suất, mô men xoắn và vòng tua máy luôn quan hệ chặt chẽ với nhau. Mô men xoắn thường đạt cực đại ở vòng tua sớm hơn công suất.
[Image: 2f0f6160fb9b23b2f.jpg]
Ví dụ như khi đọc thông tin về xe Toyota Camry ta gặp các thông số như sau: Động cơ I4 2.5L, 178 mã lực tại 6.000 vòng/phút và 231 Nm tại 4.100 vòng/phút. Ở đây ta hiểu rằng, động cơ của chiếc Camry này là loại 4 xi lanh thẳng hàng (I4), có dung tích xi lanh 2.500 cc (2.5 lít), mạnh 178 mã lực tại vòng tua máy 6.000 vòng/phút và mô men xoắn cực đại 231 Nm tại vòng tua máy 4.100 vòng/phút.
*nguồn: Internet
[-] The following 2 users say Thank You to Bùi Quốc Việt_4CHaUI for this post:
  • Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, TuânTrần
Reply
#33
Cảm ơn anh em đã chia sẻ rất nhiều trong thời gian vừa qua với nhiều những nội dung rất hay.
Mình đã đọc và học hỏi được nhiều từ anh em chia sẻ. 
Tuy nhiên, mình xin có một vài góp ý cho mọi người:
+ Mình nên tách những bài viết trên ra nhiều bài viết khác nhau ví dụ như: 1 bài viết về hệ dẫn động trên ô tô, 1 bài viết về thông số cơ bản của Lazang, ...
+ Trong từng bài viết, nếu ND quá dài thì mình nên chia nó nhỏ ra thành nhiều câu trả lời: VD nhiệm vụ, chức năng của hệ dẫn động ô tô để riêng, phần phân loại để riêng.
Như vậy khi mình sẽ tìm đọc lại và trao đổi dễ hơn.
Cuộc đời có một bầu trời, còn ta có một đôi cánh.
[-] The following 3 users say Thank You to Lê Phát Viên for this post:
  • Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, TuânTrần, tungvuthanh
Reply
#34
HỆ THỐNG CÂN BẰNG ĐIỆN TỬ TRÊN XE Ô TÔ

        Hệ thống cân bằng điện tử hay còn được nhắc tới với cái tên ESP hoặc VSC là một trong những hệ thống đảm bảo an toàn cho người lái xe. Hệ thống cân bằng điện tử trên xe ô tô giúp xe hoạt động ổn định và giúp người lái kiềm soát được chiếc xe của mình một cách chính xác nhất, tránh được các trường hợp lệch góc lái, xe bị xỉa đầu hoặc văng đuôi khi vào cua với tốc độ cao. 

1. Lịch sử ra đời của hệ thống cân bằng điện tử.
     - Hệ thống cân bằng điện tử trên xe ô tô lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1995, bởi hãng xe danh tiếng đến từ châu Âu BMW. Sau đó 2 năm đối thủ cạnh tranh trực tiếp của hãng này, Mercedes Benz, đã cho ra mắt tính năng cần thiết này trên dòng xe S600 của mình. Cả hai hãng này đều chọn nhà cung cấp thứ ba là công ty Bosch nghiệ cứu phát triển và sản xuất hệ thống này cho mình.
     - Ngay sau đó Lexus - Công ty con của Toyota cũng đã tự phát triển, sản xuất và cho ra mắt tính năng này trên những chiếc xe cao cấp của mình, và đến nay thì hệ thống Cân bằng điện tử VSC (Vehicle Stability Control) đã được trang bị trên hầu hết các dòng xe của Toyota nhằm mang đến sự an toàn tốt hơn bao gồm: xe Corolla Altis, Camry, Fortuner và xe Innova 2018.

[Image: esp-can-bang-dien-tu-min-jpg.89120]

2. Nguyên lí hoạt động.
     - Hệ thống cân bằng điện tử phát hiện sự đánh lái đột ngột và sự trượt ngang trên các mặt đường trơn, và sau đó tạo ra sự điều khiển tối ưu của phanh ở mỗi bánh xe và công suất động cơ để giảm độ trượt của bánh trước và bánh sau đảm bảo sự ổn định việc lái và hướng lái của xe.

     - Hệ thống lấy tín hiệu từ 4 cảm biến tốc độ bánh xe (vehicle speed sensor) để nhận biết tốc độ của từng bánh xe, cảm biến trọng tâm (G sensor) để xác định tọa độ trọng tâm của xe, cảm biến góc lái (steering angle sensor) để xác định góc đánh lái và tốc độ đánh lái. 

     - Tất cả tín hiệu của các cảm biến này được đưa về hộp ECU điều khiển ESP và sẽ điều khiển ra cơ cấu chấp hành là bộ thủy lực (Hydraulic Control Unit) điều khiển áp suất dầu phanh ở 4 bánh xe.
  
   - Ví dụ như hình dưới đây, đang chạy mà gặp chướng ngại vật đột xuất thì phải đánh lái thật nhanh qua bên phải để tránh, cảm biến góc lái Steering Angle Sensor đưa tín hiệu này về ECU của ESP, sự thay đổi góc lái trong một thời gian rất ngắn cho ECU biết được tốc độ đánh lái rất nhanh. ECU nhận biết xe đang chạy cảm biến.[Image: he-thong-can-bang-dien-tu-min-jpg.89121]
    
 - Trong lúc này cảm biến trọng tâm G sensor phát hiện xe đang có tình trạng bị thiếu lái (hay còn gọi là Understeering), khi đó xe sẽ có hiện tượng văng đầu xe thẳng về phía chướng ngại vật mất kiểm soát tay lái. Ngay lập tức hệ thống ESP sẽ điều khiển phanh bánh xe sau phải lại để cho chiếc xe có thể đánh lái theo ý định của tài xế. Ngay sau khi đã đánh lái sang phải để tránh chướng ngại vật thì phải trả lái về để cho xe chạy thẳng thì do lực quán tính trong lúc trả lái cộng với momen bên trái đang lớn hơn bên phải sẽ hất đuôi xe sang phải, đây là tình trạng bị dư lái (hay Oversteering ). Nhờ cảm biến trọng tâm G cũng phát hiện điều này. Ngay lập tức ECU điều khiển phanh bánh xe trước phải lại thì momen bên trái sẽ được giảm đi giúp xe thăng bằng trở lại.
     - Thực chất hệ thống cân bằng điện tử không phải là một hệ thống riêng biệt mà là sự kết hợp của các hệ thống khác cụ thể là:

+ Hệ thống phanh bó cứng (Anti lock Brake System ) nó có tác dụng lớn nhất là giảm thiểu tối đa hiện tượng mất lái khi người lái vừa phanh vừa tránh chướng ngại vật ở tốc độ cao. Nếu cảm biến bánh xe phát hiện thấy hiện tượng trượt trên bánh nào thì áp lực phanh trên bánh đó sẽ được giảm. Sự kiểm soát này thông qua ECU điều khiển và cơ cấu thừa hành gồm một hệ thống van điện từ. Các van trong cơ cấu thừa hành sẽ điều hòa áp suất phanh của bánh trị trượt theo các chế độ: tăng, giữ và giảm áp.

+ Hệ thống ASR (Acceleration Slip Regulator) được trang bị trên xe hơi nhằm chống hiện tượng trượt quay của các bánh xe chủ động khi xe khởi hành và tăng tốc đột ngột. Thêm một nhiệm vụ chính yếu của ASR là giúp xe cải thiện tính ổn định bằng cách điều chỉnh lực kéo của các bánh xe chủ động. Trong quá trình khởi hành, tăng tốc… nếu ASR phát hiện thấy bánh xe chủ động nào bị trượt quay, cảm biến tốc độ của bánh xe sẽ gửi tín hiệu này đến bộ ECU. “Bộ não” ECU sẽ ra lệnh cho hệ thống phanh tác động vào bánh xe và làm giảm việc quay trơn vô ích. Trong đó, áp suất phanh được liên tục điều khiển theo chu kỳ ở các chế độ tăng áp, giữ áp và giảm áp.

+ Hệ thống EBR (Engine Brake Regulation) có tác dụng chống hiện tượng trượt của các bánh xe chủ động hoạt động ở chế độ không tải cưỡng bức và đảm bảo tính ổn định của xe. Ở chế độ không tải cưỡng bức như trường hợp xe xuống dốc, van bướm ga đóng, khi đó xe xuống dốc ở chế độ phanh bằng động cơ. Nhưng nếu xảy ra trường hợp lực cản của động cơ quá lớn dẫn đến hiện tượng các bánh xe chủ động bị trượt. Ngay lập tức, ESP nhận biết hiện tượng này và gửi tín hiệu đến hộp điều khiển động cơ nhằm làm giảm sự trượt ở các bánh xe chủ động. Quá trình này diễn ra mà người lái xe không nhận biết được.

+ Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS (Traction Control System) hoạt động để đảm bảo xe không bị mất ma sát (giữa lốp xe và mặt đường) trong quá trình gia tốc.

+ Đồng thời hệ thống cân bằng điện tử cũng gửi tín hiệu đến hộp điều khiển động cơ để đóng bớt bướm ga lại hoặc làm chậm thời điểm đánh lửa nhằm giảm mô men xoắn của động cơ.
3. Khi nào chúng ta nên tắt hệ thông cân bằng điện tử.
[Image: nut-bat-tat-he-thong-can-bang-dien-tu-min-jpg.89125]
     Khi xe bị sa lầy, đi vào đường bùn đất, đường cát lún, sỏi đá, đồi núi, khi OFF ROAD:

+ Thực chất hệ thống cân bằng điện tử ESP chỉ thực sự hữu ích khi xe chạy dưới tốc độ cao hoặc khi bo cua hay tránh chướng ngại vật đột ngột, còn khi lái xe ở tốc độ thấp như khi Off Road trên địa hình gồ ghề, lầy lội, khi đi vào đường bùn đất hoặc khi xe bị sa lầy. Khi đó tốc độ 4 bánh xe sẽ không đều nhau, gặp trường hợp bánh xe chủ động bị sa lầy khi đó nó sẽ có hiện tượng quay trơn. Và nếu như hệ thống ESP vẫn đang hoạt động, ngay lập tức ECU sẽ điều khiển hãm bánh xe đó lại để đồng tốc với các bánh còn lại, việc này sẽ làm giảm moment bánh xe chủ động làm xe khó có thể vượt khỏi lầy được.
[Image: khi-off-road-dia-hinh-min-jpg.89123]

+ Thêm nữa nếu bạn đang Off Road, bạn cần một sức mạnh từ động cơ và một lực kéo lớn thì để vượt địa hình thì hệ thống ESP đã vô tình làm giảm sức mạnh của chiếc xe bởi lẽ không chỉ can thiệp vào hệ thống phanh, ESP còn can thiệp vào hệ thống động cơ giảm lượng phun nhiên liệu gây giảm công suất động cơ.
     - Khi Drift xe:
Không còn bàn cãi gì nữa, khi chúng ta muốn Drift xe là chúng ta đã cố ý làm cho bánh xe trượt trơn trên mặt đường và khi Drift xe đòi hỏi xe phát huy hết công suất và tốc độ động cơ mà nếu chúng ta vẫn bật ESP lên thì không thể nào Drift xe được.
[Image: drift-xe-min-jpg.89124]
     - Khi muốn phát huy hết công suất động cơ khi muốn tăng tốc nhanh và xe chạy thật bốc:

+ Hệ thống ESP luôn kiểm soát chiếc xe của bạn để luôn trong tình trạng an toàn nhất, do đó nó sẽ luôn hạn chế tốc độ, hạn chế công suất động cơ trong tầm kiểm soát. Vậy nếu như bạn là một người thích cảm giác mạnh và không muốn bị gò bó thì bạn hãy thử tắt nó đi. Bạn sẽ cảm thấy xe chạy bốc hơn, tăng tốc nhanh hơn và dĩ nhiên là xe của bạn sẽ tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn

     Trên đây là 4 trường hợp mà hệ thống ESP sẽ không thật sự cần thiết, thậm chí đôi khi lại gây trở ngại cho chúng ta. Hệ thống này luôn trong chế độ sẵn sàng, khi chúng ta bật ON chìa thì mặc định hệ thống sẽ hoạt động, chỉ khi nào chúng ta nhấn nút ESP OFF thì hệ thống sẽ vô hiệu hóa (nhưng vẫn trong tầm kiểm soát) và sẽ tự động kích hoạt lại sau khi tắt máy và bật ON trở lại. Nên nhớ ESP là một hệ thống an toàn, hệ thống được ví như là “bùa hộ mệnh” của chúng ta, cho nên ngoại trừ trường hợp cần thiết, còn lại hãy đảm bảo hệ thống luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất.

Và nhóm cũng có một video chia sẻ về hoạt động của Hệ thống cân bằng điện tử:

Creadit: Inventor Automotive K13
Nguồn: Oto-hui.com , toyota.com.vn
[-] The following 3 users say Thank You to Nguyễn Minh Khiêm_4CHaUI for this post:
  • Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, Tạ Đông, Đức Nguyễn _ HaUI
Reply
#35
(04-23-2020, 03:04 PM)Nguyễn Minh Khiêm_4CHaUI Wrote:
HỆ THỐNG CÂN BẰNG ĐIỆN TỬ TRÊN XE Ô TÔ

        Hệ thống cân bằng điện tử hay còn được nhắc tới với cái tên ESP hoặc VSC là một trong những hệ thống đảm bảo an toàn cho người lái xe. Hệ thống cân bằng điện tử trên xe ô tô giúp xe hoạt động ổn định và giúp người lái kiềm soát được chiếc xe của mình một cách chính xác nhất, tránh được các trường hợp lệch góc lái, xe bị xỉa đầu hoặc văng đuôi khi vào cua với tốc độ cao. 

1. Lịch sử ra đời của hệ thống cân bằng điện tử.
     - Hệ thống cân bằng điện tử trên xe ô tô lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1995, bởi hãng xe danh tiếng đến từ châu Âu BMW. Sau đó 2 năm đối thủ cạnh tranh trực tiếp của hãng này, Mercedes Benz, đã cho ra mắt tính năng cần thiết này trên dòng xe S600 của mình. Cả hai hãng này đều chọn nhà cung cấp thứ ba là công ty Bosch nghiệ cứu phát triển và sản xuất hệ thống này cho mình.
     - Ngay sau đó Lexus - Công ty con của Toyota cũng đã tự phát triển, sản xuất và cho ra mắt tính năng này trên những chiếc xe cao cấp của mình, và đến nay thì hệ thống Cân bằng điện tử VSC (Vehicle Stability Control) đã được trang bị trên hầu hết các dòng xe của Toyota nhằm mang đến sự an toàn tốt hơn bao gồm: xe Corolla Altis, Camry, Fortuner và xe Innova 2018.

[Image: esp-can-bang-dien-tu-min-jpg.89120]

2. Nguyên lí hoạt động.
     - Hệ thống cân bằng điện tử phát hiện sự đánh lái đột ngột và sự trượt ngang trên các mặt đường trơn, và sau đó tạo ra sự điều khiển tối ưu của phanh ở mỗi bánh xe và công suất động cơ để giảm độ trượt của bánh trước và bánh sau đảm bảo sự ổn định việc lái và hướng lái của xe.

     - Hệ thống lấy tín hiệu từ 4 cảm biến tốc độ bánh xe (vehicle speed sensor) để nhận biết tốc độ của từng bánh xe, cảm biến trọng tâm (G sensor) để xác định tọa độ trọng tâm của xe, cảm biến góc lái (steering angle sensor) để xác định góc đánh lái và tốc độ đánh lái. 

     - Tất cả tín hiệu của các cảm biến này được đưa về hộp ECU điều khiển ESP và sẽ điều khiển ra cơ cấu chấp hành là bộ thủy lực (Hydraulic Control Unit) điều khiển áp suất dầu phanh ở 4 bánh xe.
  
   - Ví dụ như hình dưới đây, đang chạy mà gặp chướng ngại vật đột xuất thì phải đánh lái thật nhanh qua bên phải để tránh, cảm biến góc lái Steering Angle Sensor đưa tín hiệu này về ECU của ESP, sự thay đổi góc lái trong một thời gian rất ngắn cho ECU biết được tốc độ đánh lái rất nhanh. ECU nhận biết xe đang chạy cảm biến.[Image: he-thong-can-bang-dien-tu-min-jpg.89121]
    
 - Trong lúc này cảm biến trọng tâm G sensor phát hiện xe đang có tình trạng bị thiếu lái (hay còn gọi là Understeering), khi đó xe sẽ có hiện tượng văng đầu xe thẳng về phía chướng ngại vật mất kiểm soát tay lái. Ngay lập tức hệ thống ESP sẽ điều khiển phanh bánh xe sau phải lại để cho chiếc xe có thể đánh lái theo ý định của tài xế. Ngay sau khi đã đánh lái sang phải để tránh chướng ngại vật thì phải trả lái về để cho xe chạy thẳng thì do lực quán tính trong lúc trả lái cộng với momen bên trái đang lớn hơn bên phải sẽ hất đuôi xe sang phải, đây là tình trạng bị dư lái (hay Oversteering ). Nhờ cảm biến trọng tâm G cũng phát hiện điều này. Ngay lập tức ECU điều khiển phanh bánh xe trước phải lại thì momen bên trái sẽ được giảm đi giúp xe thăng bằng trở lại.
     - Thực chất hệ thống cân bằng điện tử không phải là một hệ thống riêng biệt mà là sự kết hợp của các hệ thống khác cụ thể là:

+ Hệ thống phanh bó cứng (Anti lock Brake System ) nó có tác dụng lớn nhất là giảm thiểu tối đa hiện tượng mất lái khi người lái vừa phanh vừa tránh chướng ngại vật ở tốc độ cao. Nếu cảm biến bánh xe phát hiện thấy hiện tượng trượt trên bánh nào thì áp lực phanh trên bánh đó sẽ được giảm. Sự kiểm soát này thông qua ECU điều khiển và cơ cấu thừa hành gồm một hệ thống van điện từ. Các van trong cơ cấu thừa hành sẽ điều hòa áp suất phanh của bánh trị trượt theo các chế độ: tăng, giữ và giảm áp.

+ Hệ thống ASR (Acceleration Slip Regulator) được trang bị trên xe hơi nhằm chống hiện tượng trượt quay của các bánh xe chủ động khi xe khởi hành và tăng tốc đột ngột. Thêm một nhiệm vụ chính yếu của ASR là giúp xe cải thiện tính ổn định bằng cách điều chỉnh lực kéo của các bánh xe chủ động. Trong quá trình khởi hành, tăng tốc… nếu ASR phát hiện thấy bánh xe chủ động nào bị trượt quay, cảm biến tốc độ của bánh xe sẽ gửi tín hiệu này đến bộ ECU. “Bộ não” ECU sẽ ra lệnh cho hệ thống phanh tác động vào bánh xe và làm giảm việc quay trơn vô ích. Trong đó, áp suất phanh được liên tục điều khiển theo chu kỳ ở các chế độ tăng áp, giữ áp và giảm áp.

+ Hệ thống EBR (Engine Brake Regulation) có tác dụng chống hiện tượng trượt của các bánh xe chủ động hoạt động ở chế độ không tải cưỡng bức và đảm bảo tính ổn định của xe. Ở chế độ không tải cưỡng bức như trường hợp xe xuống dốc, van bướm ga đóng, khi đó xe xuống dốc ở chế độ phanh bằng động cơ. Nhưng nếu xảy ra trường hợp lực cản của động cơ quá lớn dẫn đến hiện tượng các bánh xe chủ động bị trượt. Ngay lập tức, ESP nhận biết hiện tượng này và gửi tín hiệu đến hộp điều khiển động cơ nhằm làm giảm sự trượt ở các bánh xe chủ động. Quá trình này diễn ra mà người lái xe không nhận biết được.

+ Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS (Traction Control System) hoạt động để đảm bảo xe không bị mất ma sát (giữa lốp xe và mặt đường) trong quá trình gia tốc.

+ Đồng thời hệ thống cân bằng điện tử cũng gửi tín hiệu đến hộp điều khiển động cơ để đóng bớt bướm ga lại hoặc làm chậm thời điểm đánh lửa nhằm giảm mô men xoắn của động cơ.
3. Khi nào chúng ta nên tắt hệ thông cân bằng điện tử.
[Image: nut-bat-tat-he-thong-can-bang-dien-tu-min-jpg.89125]
     Khi xe bị sa lầy, đi vào đường bùn đất, đường cát lún, sỏi đá, đồi núi, khi OFF ROAD:

+ Thực chất hệ thống cân bằng điện tử ESP chỉ thực sự hữu ích khi xe chạy dưới tốc độ cao hoặc khi bo cua hay tránh chướng ngại vật đột ngột, còn khi lái xe ở tốc độ thấp như khi Off Road trên địa hình gồ ghề, lầy lội, khi đi vào đường bùn đất hoặc khi xe bị sa lầy. Khi đó tốc độ 4 bánh xe sẽ không đều nhau, gặp trường hợp bánh xe chủ động bị sa lầy khi đó nó sẽ có hiện tượng quay trơn. Và nếu như hệ thống ESP vẫn đang hoạt động, ngay lập tức ECU sẽ điều khiển hãm bánh xe đó lại để đồng tốc với các bánh còn lại, việc này sẽ làm giảm moment bánh xe chủ động làm xe khó có thể vượt khỏi lầy được.
[Image: khi-off-road-dia-hinh-min-jpg.89123]

+ Thêm nữa nếu bạn đang Off Road, bạn cần một sức mạnh từ động cơ và một lực kéo lớn thì để vượt địa hình thì hệ thống ESP đã vô tình làm giảm sức mạnh của chiếc xe bởi lẽ không chỉ can thiệp vào hệ thống phanh, ESP còn can thiệp vào hệ thống động cơ giảm lượng phun nhiên liệu gây giảm công suất động cơ.
     - Khi Drift xe:
Không còn bàn cãi gì nữa, khi chúng ta muốn Drift xe là chúng ta đã cố ý làm cho bánh xe trượt trơn trên mặt đường và khi Drift xe đòi hỏi xe phát huy hết công suất và tốc độ động cơ mà nếu chúng ta vẫn bật ESP lên thì không thể nào Drift xe được.
[Image: drift-xe-min-jpg.89124]
     - Khi muốn phát huy hết công suất động cơ khi muốn tăng tốc nhanh và xe chạy thật bốc:

+ Hệ thống ESP luôn kiểm soát chiếc xe của bạn để luôn trong tình trạng an toàn nhất, do đó nó sẽ luôn hạn chế tốc độ, hạn chế công suất động cơ trong tầm kiểm soát. Vậy nếu như bạn là một người thích cảm giác mạnh và không muốn bị gò bó thì bạn hãy thử tắt nó đi. Bạn sẽ cảm thấy xe chạy bốc hơn, tăng tốc nhanh hơn và dĩ nhiên là xe của bạn sẽ tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn

     Trên đây là 4 trường hợp mà hệ thống ESP sẽ không thật sự cần thiết, thậm chí đôi khi lại gây trở ngại cho chúng ta. Hệ thống này luôn trong chế độ sẵn sàng, khi chúng ta bật ON chìa thì mặc định hệ thống sẽ hoạt động, chỉ khi nào chúng ta nhấn nút ESP OFF thì hệ thống sẽ vô hiệu hóa (nhưng vẫn trong tầm kiểm soát) và sẽ tự động kích hoạt lại sau khi tắt máy và bật ON trở lại. Nên nhớ ESP là một hệ thống an toàn, hệ thống được ví như là “bùa hộ mệnh” của chúng ta, cho nên ngoại trừ trường hợp cần thiết, còn lại hãy đảm bảo hệ thống luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất.

Và nhóm cũng có một video chia sẻ về hoạt động của Hệ thống cân bằng điện tử:

Creadit: Inventor Automotive K13
Nguồn: Oto-hui.com , toyota.com.vn
 

Kiến thức của anh em tổng hợp lại cao siêu quá Big Grin

Mình có 1 góp ý đó là nếu đã "chia sẻ" để cho mọi người hiểu thì mình cũng cần tìm hiểu đến độ "near the best" hoặc gần gần của những kiến thức này Big Grin. Điều này được thể hiện rõ ràng nhất khi các bạn tóm tắt lại được những nội dung chính, nội dung cốt lõi của vấn đề hay kiến thức đó. Chứ đâu phải một bài tổng hợp rất nhiều kiến thức chuyên ngành và những cụm từ chuyên ngành khó hiểu. Hãy cố gắng tóm tắt kiến thức lại để những người thuộc lĩnh vực khác có thể hiểu được phần nào căn bản của nó, lúc đó cá bạn mới là người nắm trọn vẹn nó.

Bài viết này anh Google ra ngay kết quả đầu tiên he he Big Grin
Đã mất công tìm hiểu thì hãy làm cho thật xứng đáng các bạn nhé! 
Anh góp ý trên quan điểm cá nhân nha!
[-] The following 6 users say Thank You to Tạ Đông for this post:
  • , Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, Lê Phát Viên, Nguyễn Minh Khiêm_4CHaUI, Nguyễn Trọng Duy_4CHaUI, TuânTrần
Reply
#36
SO SÁNH HỘP SỐ SÀN VÀ HỘP SỐ TỰ ĐỘNG

1. Hộp số sàn.
- Hộp số sàn hay còn được gọi là xe số tay có tên tiếng anh là Manual Transmission (MT). Thực chất, đây là dòng xe ô tô mà người lái xe phải điều khiển cần số trực tiếp bằng tay.
- Đặc trưng cơ bản nhất của hộp số sàn là bộ ly hợp, trong đó bao gồm côn xe và hộp số xe:
+ Côn xe: Cơ cấu của côn xe sẽ giúp có thể đổi số khi đang di chuyển một cách êm ái và nhẹ nhàng. Khi lái xe, bạn có thể chân côn (hay còn gọi là bàn đạp ly hợp) năm ở phía bên chân trái.
[Image: cau-tao-v%25C3%25A0-nguyen-ly-ban-dap-ly-hop.JPG]
      Tác dụng của chân côn là khi bạn nhấn chân côn, bộ ly hợp sẽ ngắt truyền động giữa động cơ và hộp số, điều này rất quan trọng vì nó giúp xe không bị chết máy hay giật khi đổi số.
+ Hộp số xe: Đây là cơ cấu trung gian quan trọng nhất giữa bánh xe và động cơ. Để xe tăng hoặc giảm tốc độ, bộ phận này có chức năng thay đổi tỷ số truyền giữa bánh dẫn và động cơ khi thay đối cách ăn khớp của các bánh răng trong hộp số bằng cách sử dụng cần số kết hợp đạp côn.
[Image: 1%2B%25281%2529.png]
- Lưu ý khi sử dụng hộp số sàn:
+ Luôn chuyển về số 0 ( số Mo) khi khởi động, và khi tắt máy.
+ Không về số 0 khi xe đang chuyển động, vì như vậy sẽ mất kiểm soát tốc độ vì đã ngắt truyền động từ động cơ.
+ Không đạp côn trước khi đạp phanh. Nếu đạp côn trước xe sẽ không còn lực hãm tự nhiên từ động, và sẽ chỉ lăn theo quán tính, dễ gây nguy hiểm trong trường hợp cần dừng phanh.
+ Kết hợp côn, ga thuần thục theo phương châm: Côn ra ga vào. Đây là kỹ thuật giúp xe chuyển động êm không bị giật, không chết máy.
+ Dùng số phù hợp với tốc độ. Nếu số thấp quá sẽ bị gằn máy, nếu số cao quá máy yếu, có cảm giác hụt hơi, dễ chết máy.

2. Hộp số tự động.

- Là loại hộp số giúp tự động thay đổi số dựa vào tốc độ và tải trọng thực tế của xe nhờ hệ thống điều khiển của xe.
- Hộp số tự động thường được biết đến là trang bị trên những chiếc xe đời mới, nhưng trên thực tế hộp số tự động từ lâu đã được trang bị trên những xe tải chuyên dụng hạng nặng (từ 40 tấn đến hàng trăm tấn) hay trên những chiếc máy công trình như máy xúc, máy ủi bánh lốp,...
- Câu tạo của của hộp số tự động: Về mặt cấu tạo, hộp số tự động bao gồm những thành phần cơ bản: Các bộ bánh răng hành tinh kết hợp, các bộ ly hợp thuỷ lực, bộ điều khiển điện tử-thuỷ lực.
+ Bộ bánh răng hành tinh:
[Image: cJQ24WZ.jpg]

         Cấu tạo của bánh răng hành tinh bao gồm 3 bộ phận chính:
  • Bánh răng định tinh (còn gọi là bánh răng trung tâm hay bánh răng mặt trời) nằm ở giữa.
  • Các bánh răng hành tinh nhỏ ăn khớp và xoay quanh bánh răng định tinh, được lắp cố định trên lòng hành tinh.
  • Vòng răng (ngoài cùng bao quanh và ăn khớp trong với các bánh răng hành tinh nhỏ).
         Trong hộp số tự động, vòng răng thường được chế tạo thêm rãnh răng ở bề mặt bên ngoài để ăn khớp với các đĩa ma sát của ly hợp, như vậy các đĩa ma sát sẽ chuyển động cùng với vòng răng.

         Bất kể 1 trong 3 bộ phận trên đều có thể đóng vai trò dẫn mômen xoắn(bộ phận đầu vào), khi đó 1 trong 2 bộ phận còn lại đóng vai trò nhận mômen xoắn ra(đầu ra) và bộ phận cuối cùng phải bị giữ cố định. Với mỗi sự thay đổi từ một bộ phận dẫn(đầu vào) hoặc bộ phận bị giữ sẽ cho một tỷ số truyền đầu ra khác nhau về mômen xoắn và trong một vài trường hợp có thể cho ra chiều quay ngược lại.

+ Bộ ly hợp thuỷ lực:
[Image: UuqQOKw.jpg]
            Đĩa ma sát và tấm thép ma sát được lần lượt được xếp chồng lên nhau. Đĩa ma sát được bắt cố định vào vòng răng ngoài(của bộ BRHT- bánh răng hành tinh) nhờ rãnh răng, khi công suất truyền qua bộ BRHT, vòng răng chuyển động và các đĩa ma sát cũng sẽ chuyển động theo. Các tấm ma sát được xếp trong vỏ ly hợp và được giữ cố định bởi 1 chốt chống xoay trên vỏ ly hợp. Khi không có áp suất dầu, lò xo giữ piston không ép vào đĩa ma sát, do đó đĩa ma sát và tấm ma sát không tiếp xúc với nhau. Khi đóng ly hợp, áp suất dầu khoang sau piston tăng đẩy piston thắng lực lò xo dịch chuyển sang bên phải, chuyển động của các đĩa ma sát được dẫn động bởi vòng răng bị hãm lại do bị ép vào các tấm thép ma sát cố định. Lúc này vòng răng chính là một bộ phận bị giữ cố định trong bộ BRHT.

+ Bộ điều khiển điện tử-thuỷ lực: Trong quá trình vận hành, công việc chuyển số được thực hiện hoàn toàn tự động nhờ vào việc tính toán và xử lý của bộ điều khiển điện tử hộp số. Bộ điều khiển điện tử của hộp số là nơi tiếp nhận các thông tin đầu vào từ các cảm biến, xử lý thông tin và cung cấp dòng điện điều khiển đến các van điện từ thực hiện công việc đóng mở đường dầu đến các ly hợp.

[Image: Xt8ZzRq.jpg]

- Phân loại hộp số tự động:
+ Tự động vô cấp CVT (Continuously Variable Transmission): truyền động bằng dây đai, với 2 pulley của bộ truyền động có thể thay đổi được đường kính cho phép bộ truyền động này có thể tạo ra vô số tỷ số truyền 1 cách liên tục chứ không tách riêng rẽ các số.

+ Tự động có cấp số: sử dụng các cặp bánh răng để truyền động, thường có 5-7 cấp số tùy dòng xe và hãng xe. Hộp số thường có các chế độ là P-R-N-D. Trong đó, P là Parking: đỗ xe, R là Reverse: số lùi, N là Neutral: số 0, D là Drive: số tiến.

3. So sánh hộp số tự đông và hộp số sàn.

* Giống : Cả số sàn và số tự động giống nhau về nguyên lí hoạt động đố đó là sự thay đổi của tỷ số truyền để thay đổi tốc độ của bánh răng giúp cho xe vận hành được vận tốc và tốc độ phù hợp cho người lái xe.
* Khác:
- Cách lái: 
+ Đối với số sàn: 
  • Lái xe chuyển số, trả số theo sự di chuyển theo sự thay đổi của tốc độ. Người lái xe cần phải phối hợp nhuần nhuyễn giữa chân phanh, chân ga và bàn đạp côn.
  • Người lái xe phải kết hợp cả tay lẫn  hai chân một cách nhuần nhuyễn cho nên cách lái có phần phức tạp hơn số tự động.
  • Người lái xe có cảm giác “làm chủ” được chiếc xe của mình. Tuy nhiên đòi hỏi kĩ năng cao hơn, khó di chuyển hơn trong đường đô thị.
+ Đối với xe số tự động:
  • Lái xe chỉ cần khởi động và vào số để đi còn trong quá trình di chuyển được sử dụng số tự động hoàn toàn mà không phải dùng cần số trong quá trình di chuyển.
  • Người lái xe chỉ cần hai tay  điều khiển vô lăng , đạp chân phải điều chuyển phanh và ga rất đơn giản.
  • Do chỉ cần dùng vô lăng và chân phải nên người dùng cảm giác đỡ căng thẳng khi lái xe, di chuyển nhẹ nhàng. Thuận tiện di chuyển trong đường đô thị.
  • Tuy nhiên, người lái xe cần phân biệt rõ giữa chân ga và chân phanh để tránh việc nhầm lẫn khi điều khiển xe.
- Giá thành: Xe số sàn có giá thành rẻ hợn so với xe số tự động, chi phí sửa chữa tốn kém hơn.
- Khả năng tiết kiệm nhiên liệu: Xe số sàn thường tiết kiệ nhiên liệu hơn xe số tự động khi đi đường trường do không có bơm thủy lực mà chỉ có cần ly hợp nằm giữa động cơ và hệ thống chuyển động nhưng lại tốn nhiên liệu hơn khi đi trong đường đô thị.
- Chi phí sửa chữa: Xe số sàn có chi phí sửa chữa ít hơn xe số tự động. Bộ ly hợp của xe số sàn không nhất thiết phải thay thế khi đến kỳ.


CRE : Trương Văn Thăng, Nguyễn Đỗ Minh Khiêm, Lê Hảo Thức, Phan Văn Dương, Đào Phú Hoàng Anh (Inventor Automobile - K13)
[-] The following 1 user says Thank You to Nguyễn Minh Khiêm_4CHaUI for this post:
  • TuânTrần
Reply


Forum Jump:


Users browsing this thread: 4 Guest(s)