Posts: 319
Threads: 69
Thanks Received: 444 in 150 posts
Thanks Given: 398
Joined: Sep 2018
Reputation:
3
Nghe đến cái tên máy tự động chắc nhiều người cũng đã hình dung trong đầu mình những hình ảnh về cụm từ này và thoạt nhiên nghĩ nó thật cao siêu, xa lạ so với tầm hiểu biết của sinh viên. Nhưng thực ra nó rất gần gũi với anh em, đặc biệt là đối với những anh em đam mê robocon. Robocon là một sân chơi bổ ích được rất nhiều anh em sinh viên trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội cũng như anh em kĩ thuật đam mê, yêu thích. Nhưng đó chỉ là một cuộc chơi, còn đem nó ứng dụng vào cuộc sống thực tế, trong công việc thế nào thì đây quả là một lĩnh vực có nhiều cái cần phải học và trải nghiệm.
Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu thế nào là máy tự động. Bản chất máy tự động là một máy có chức năng tự động thực hiện một thao tác hoặc một vài thao tác thay thế cho con người với sự kết hợp chặt chẽ giữa Cơ khí, điện, điện tử giúp tăng năng suất, độ chính xác và giảm giá thành sản phẩm.
Vì thế, trong công việc hoặc cuộc sống, sau khi nhận được yêu cầu của khách hàng về một vị trí nào đó cần thay thế thao tác của con người bằng máy thì người kĩ sư cần phải đưa ra một loạt ý tưởng về những gì cần phải thực hiện. Đối với việc thiết kế thì Cơ khí đóng vai trò khoảng 70% quyết định sự hoàn hảo của máy tự động. Điện và Điện tử nắm 30% yếu tố quyết định điều khiển cơ cấu cơ khí thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của máy tự động. Nói như vậy để mọi người cùng thấy người kĩ sư cơ khí cần phải có sự nhạy bén, trí tưởng tượng thì mới có thể hoàn thành được công việc của mình. Nhưng nếu chỉ có cơ khí độc lập thì cũng không thể làm nên được máy tự động. Như mình từng nói với mấy anh em cùng làm thì nếu ví máy tự động là một con người thì cơ khí tạo nên xương thịt, còn điện tử tạo nên máu và con tim nuôi dưỡng cơ thể đó. Cơ khí phải tham khảo Điện tử để sao cho 2 bên cùng kết hợp hài hòa, vừa dễ cho cơ khí, vừa dễ cho điện tử. Cùng phân tích các tình huống xấu nhất để đưa ra phương án giải quyết ngay từ khi bắt tay vào thực hiện. Đồng thời cũng không quên liên tục cải tiến các ý tưởng để có thể tạo ra những cụm máy tự động hoàn hảo nhất, vừa ý nhất với khách hàng.
Mình mong rằng anh em đam mê máy tự động, cùng tham gia đóng góp ý kiến, trao đổi thảo luận về chủ đề này để hiểu rõ hơn về nghề kĩ sư thiết kế tự động , một trong những lĩnh vực còn rất mới mẻ với nên công nghiệp của chúng ta.
Posts: 84
Threads: 13
Thanks Received: 348 in 75 posts
Thanks Given: 755
Joined: Nov 2018
Reputation:
2
10-14-2020, 08:34 PM
Chủ đề rất hay. Em xin đóng góp tiếp ý kiến:
Với phạm vi ngành sản xuất, máy tự động là sản phẩm sinh ra với mục đích tự động hóa quá trình sản xuất để tăng năng suất lao động. Theo em, thiết kế máy tự động là việc ứng dụng các kiến thức về tính toán kết cấu, cơ cấu, các thiết bị tiêu chuẩn để tạo ra một hoặc hệ thống máy có thể tự động vận hành mà không cần con người, với mục đích tự động hóa một hành động hoặc quy trình nào đó. Máy tự động là sản phẩm kết hợp của tự động hóa và cơ khí.
Sơ đồ hệ thống tự động.
Nhìn vào sơ đồ của một hệ thống tự động, chúng ta có thể hình dung, vai trò của người kỹ sư cơ khí là thiết kế cơ cấu chấp hành. Các phần còn lại sẽ do người kỹ sư điều khiển – tự động hóa thực hiện. Tuy nhiên, trong thực tế, cả kỹ sư cơ khí và kỹ sư điều khiển – tự động hóa phải làm việc chặt chẽ với nhau từ đầu đến cuối của khâu thiết kế thì mới đảm bảo không phát sinh những lỗi do thiết kế.
Phân loại máy tự động:
a.Về quy mô sản phẩm, thiết kế máy tự động chia ra làm 2 loại: Máy tự động đơn chiếc và máy tự động hàng loạt.
- Máy tự động đơn chiếc: Là máy tự động chủ yếu được thiết kế dựa trên yêu cầu của khách hàng nhằm tự động hóa một hay nhiều quy trình, thao tác nào đó trong quá trình sản xuất, chế tạo. Quy mô của máy đơn chiếc vào khoảng từ 1 đến vài chục máy. Quá trình sản xuất máy tự động đơn chiếc không có quy trình cụ thể, tỷ lệ tự động hóa sản xuất, lắp ráp không cao. Chất lượng khó đồng đều giữa các sản phẩm cùng loại. Ví dụ: các loại máy trong dây chuyền sản xuất. Sản phẩm nào sẽ có những máy chuyên dụng ứng với sản phẩm đó.
- Máy tự động hàng loạt: Là máy tự động được thiết kế với mục đích tự động hóa một hành động, quy trình nhất định. Quy trình hoặc hành động được tự hóa thường được áp dụng phổ biến và lâu dài. Quy mô máy tự động hàng loạt có thể lên đến vài nghìn máy. Chất lượng thường sẽ cao hơn so với máy tự động đơn chiếc do có thể áp dụng qui trình sản xuất hoặc tự động hóa việc sản xuất. Ví dụ: Như máy ép mía, máy cày, máy gặt, cánh tay robot công nghiệp,...
b. Về khả năng tự động, có thể chia thành bán tự động và tự động hoàn toàn- Máy bán tự động: Là hệ thống hoặc máy vẫn cần sự can thiệp của con người trong quá trình vận hành. Ví dụ: Các loại máy ép, máy hỗ trợ lắp ráp
- Máy tự động hoàn toàn: Là hệ thống hoặc máy có thể vận hành hoàn toàn tự động mà không cần hoặc rất ít có sự can thiệp của con người. Con người lúc này chỉ có vai trò giám sát. Trong tương lại, với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ kết nối, phân tích và xử lý thông tin, thì các hệ thống tự động hóa hoàn toàn sẽ dẫn phổ biến trong các nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Ví dụ: AGV, robot công nghiệp,..
Ví dụ đối với máy ép ly trà sữa. Nó là sản phẩm đại trà, sản lượng có thể lên đến vài chục nghìn chiếc và tỷ lệ phế phẩm và sai số (tức là tỷ lệ cốc dập hỏng) rất thấp. Nó sẽ có 2 tùy chọn là: Bán tự động hoặc tự động hoàn toàn.- Đối với loại bán tự động, khi đưa ly trà sữa vào, người vận hành cần phải có thêm thao tác gạt cần ép (tùy máy).
- Đối với loại tự động hoàn toàn, chỉ cần đặt cốc vào đúng vị trí, máy sẽ tự động dập và nhả ra.
Máy dập ly tự động. Ảnh: Internet
Cảm ơn mọi người đã theo dõi. Hy vọng các anh em đóng góp thêm cho chủ đề.
Posts: 84
Threads: 13
Thanks Received: 348 in 75 posts
Thanks Given: 755
Joined: Nov 2018
Reputation:
2
Như bài trên, mình có phân loại và đưa ra khái niệm về thiết kế máy tự động, bài này mình sẽ tiếp tục chủ đề trên, tổng quan về máy tự động:
Hình 1: Sơ đồ cấu tạo máy tự động
Sơ đồ trên mô tả cấu trúc cơ bản của một máy tự động, được chia thành các cụm với những chức năng khác nhau, nhưng kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong mỗi cụm được cấu tạo bởi những cơ cấu chấp hành và hệ thống cảm biến phản hồi tín hiệu riêng. Các cơ cấu thì được cấu tạo từ các chi tiết riêng lẻ và thiết bị đi kèm. Trong thực tế, có máy chỉ gồm một cụm, ... tùy vào hoàn cảnh sử dụng.
Cơ cấu là từ để biểu thị chuyển động giữa các chi tiết với nhau. Hầu hết, các cơ cấu trong máy tự động đều xuất phát từ hai chuyển động cơ bản là: tịnh tiến, quay (và song phẳng). Hai chuyển động này chúng ta được học trong mông Nguyên Lý máy. Nắm chắc được các lý thuyết khảo sát tính toán chuyển động của hai dạng chuyển động này, là có thể áp dụng vào tính toán động học hầu hết các máy tự động hóa. Kế đến là các bộ truyền điển hình như: vit me đai ốc bi, bánh răng, bộ truyền đai mà được học ở môn Chi tiết máy.
Ví dụ như với đồ án chi tiết máy, chúng ta thiết kế hệ dẫn động, có thể xem, chúng ta đang thiết kế cụm dẫn động cho một hệ thống máy tự động. Với cơ cấu chuyển động gồm: Hệ thống bánh răng và động cơ. Các chi tiết trong đó gồm: trục, ổ đỡ, vòng phớt, bánh răng,...
Posts: 84
Threads: 13
Thanks Received: 348 in 75 posts
Thanks Given: 755
Joined: Nov 2018
Reputation:
2
Chia sẻ với mọi người kênh Youtube rất hữu ích về tự động hóa.
Posts: 84
Threads: 13
Thanks Received: 348 in 75 posts
Thanks Given: 755
Joined: Nov 2018
Reputation:
2
Tiếp theo loạt bài, mình xin phép đề cập đến một số đặc điểm lĩnh vực thiết kế máy tự động:
Xuất phát từ yếu tố cạnh tranh trên thị trường, các sản phẩm như điện thoại, quần áo, thiết bị gia dụng thay đổi mẫu mã liên tục theo các năm. Do đó, các sản phẩm phụ trợ, linh kiện đi kèm vì thế cũng sẽ thay đổi theo từng vòng đời sản phẩm. Giá cả và chất lượng là hai yếu tố quan trọng giúp cho sản phẩm thành công trên thị trường. Và hai yếu tố trên cũng liên quan trực tiếp đến ngành phụ trợ nói chung và tự động hóa, máy tự động nói riêng.
Để một sản phẩm có giá cạnh tranh, thì nguyên vật liệu, phụ kiện, máy móc dây chuyền sản xuất (còn gọi chung là chi phí sản xuất, chi phí đầu vào) phải thấp. Điều này dẫn đến việc các công ty sản xuất luôn muốn mức giá cho những hệ thống dây chuyền, máy móc tự động ở mức giá thấp nhất có thể. Nhưng điều này lại làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Do vậy, điều khó cho các kỹ sư là cân bằng giữa chi phí và chất lượng.
Các hoạt động diễn ra trong quá trình sản xuất máy tự động được mô tả như sau:
Trong đó:
Thiết kế là quá trình thường diễn ra ở phòng thiết kế. Các hoạt động có trong khâu thiết kế như: Khảo sát khách hàng, lên ý tưởng, thiết kế mô hình… Sản phẩm của khâu thiết kế là tập hợp các bản vẽ chế tạo, bản vẽ lắp, danh sách vật tư để cung cấp cho khâu chế tạo, lắp ráp.
Chế tạo là quá trình gia công các chi tiết theo yêu cầu có trong bản vẽ chế tạo
Lắp ráp là quá trình lắp đặt, sắp xếp các chi tiết theo bản vẽ lắp
Thử nghiệm là quá trình chạy thử máy sau khi đã lắp hoàn thiện hoặc hoàn thiện một phần
Cải tiến là quá trình cải thiện một phần hoặc toàn bộ máy tự động. Quá trình này thường diễn ra sau khi chạy thử nghiệm máy.
Tóm lại, một số đặc điểm của việc sản xuất máy tự động:
1. Thường là sản xuất đơn chiếc hoặc không phải hàng loạt lớn.
2. Đa dạng chủng loại, chức năng tùy thuộc vào sản phẩm chính.
3. Thời gian thiết kế ít, thường là vừa sản xuất vừa cải tiến, sau đó được đưa vào sử dụng sau khi chất lượng đã đáp ứng toàn bộ hoặc một số tiêu chí theo yêu cầu kỹ thuật ban đầu.
Cảm ơn mọi người đã theo dõi. Hy vọng các anh em đóng góp thêm cho chủ đề.
Posts: 84
Threads: 13
Thanks Received: 348 in 75 posts
Thanks Given: 755
Joined: Nov 2018
Reputation:
2
Xin chào các bạn, để tiếp tục chủ đề này, mình xin phép chia sẻ những hiểu biết của mình ở vị trí kỹ sư thiết kế máy tự động:
1. Công việc
Giai đoạn ban đầu, khi mới ra trường, chủ yếu sẽ là:
· Bóc tách bản vẽ chế tạo
· Hỗ trợ lắp ráp, chế tạo
Giai đoạn sau, khoảng từ 1 đến 1 năm rưỡi trở đi, khi có đủ kiến thức và kinh nghệm, công việc sẽ bao gồm, nhưng không giới hạn:
· Bóc tách bản vẽ chế tạo
· Hỗ trợ lắp ráp, chế tạo
· Lên ý tưởng, phương án và thiết kế mô hình 3D
· Làm việc với khách hàng để tiếp nhận và xử lý vấn đề tồn tại và phát sinh
· Quản lý dự án thiết kế - chế tạo máy tự động
· Khảo sát dự án mới
· Làm việc với các nhà cung cấp thiết bị, giải pháp để phục vụ việc thiết kế
2. Đặc điểm khi làm dự án thiết kế
· Thời gian thiết kế không nhiều: Trung bình, một chiếc máy tự động thường thiết kế không quá 2 tuần.
· Thường xuyên liện lạc với khách hàng để cập nhật thông tin về tiến độ dự án hay những thay đổi trong thiết kế.
· Thường xuyên liên lạc với nhà cung cấp để cập nhật tiến độ giao hàng, chất lượng sản phẩm hay những thay đổi trong quá trình sản xuất, thiết kế.
· Thường xuyên liên lạc với các phòng ban, thành viên trong dự án để bám sát tiến độ công việc.
· Quá trình thiết kế, chế tạo, lắp ráp, chạy thử sẽ phát sinh nhiều vấn đề, do vậy người kỹ sư cần nhạy bén xử lý, đồng thời ghi lại, cập nhật các thay đổi để đảm bảo không sai sót trong khi sửa chữa và có tài liệu cho các lần thiết kế sau.
3. Làm thế nào để chuẩn bị cho nghề tốt nhất?
Đối với những bạn sinh viên, để bắt đầu công việc một cách tốt nhất, ngay từ còn ngồi trên ghế đại học, các bạn cần làm chủ những kiến thức sau:
1. Sức bền vật liệu
2. Nguyên lý máy
3. Chi tiết máy
4. Công nghệ chế tạo
5. Động lực học
Ngoài ra, cần trang bị kỹ năng sử dụng phần mềm thiết kế 3D. Nếu có thể, cần trang bị thêm kiến thức về vật liệu và CAE. Luyện tập tư duy thiết kế.
4.Yêu cầu đối với kỹ sư mới vào nghề
Đối với người mới bắt đầu vào nghề, cần học tập kiến thức về gia công thực tế, kiến thức về cách sử dụng các thiết bị tiêu chuẩn. Nắm chắc quy trình thiết kế trong công ty.
Dưới đây là một số các yêu cầu đối với người kỹ sư cơ khí nói chung và kỹ sư thiết kế máy tự động nói riêng:
1. Có khả năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật, sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế cơ khí như: AutoCAD, Solidworks, Inventor, NX, …
2. Nắm được các đặc tính vật liệu cơ bản thường dung như: thép, nhôm, đồng; quy trình thiết kế gia công với các vật liệu sao cho phù hợp nhất.
3. Có kiến thức về hóa học, xử lí vật liệu để đảm bảo tính hiệu quả và tối ưu.
4. Có khả năng phân tích, tính toán ứng suất tĩnh - động của vật liệu, phân tích cơ học - động lực học cơ cấu.
5. Kỹ năng thuyết trình, lắng nghe, ghi chép và trao đổi thông tin với mọi người.
6. Có kiến thức về cơ học chất lỏng, nhiệt - động lực học, …
7. Có kiến thức về cơ học năng lượng, các nguyên tắc về điều khiển điện, tự động hóa.
8. Thiết kế thử nghiệm, đánh giá hiệu năng khả năng làm việc của chi tiết máy.
9. Tạo – tìm giải pháp, quản lí dự án.
10. Phân tích tính toán độ bền, độ tin cậy của chi tiết.
11. Sử dụng linh hoạt có hiệu quả các kiến thức được học về các chi tiết máy như: bánh răng, bộ truyền đai, bộ truyền xích, … Tính toán lựa chọn, lắp đặt ổ bi, then, khớp nối, …, các phương pháp gia công như hàn, bulong, đinh tán, …tính toán lựa chọn động cơ, bộ dẫn hướng tuyến tính, ly hợp, …
Trong đó các yêu cầu từ mục số 1-5, là các yêu cầu tối thiểu cho mà các bạn phải có được trước khi tốt nghiệp.
Mục số 6-9, là các yêu cầu được phát triển liên tục trong quá trình làm việc cũng như trau dồi thêm trong suốt quá trình làm việc vào nghiên cứu.
Sau khi hoàn thành môn học chuyên ngành trên trường, sẽ giúp các bạn có được cái nhìn tổng quát cũng như vận dụng các yêu cầu được nêu ở mục số 10 và 11.
Cảm ơn mọi người đã theo dõi. Hy vọng các anh em đóng góp thêm cho chủ đề.
Posts: 84
Threads: 13
Thanks Received: 348 in 75 posts
Thanks Given: 755
Joined: Nov 2018
Reputation:
2
04-17-2021, 11:24 AM
(This post was last modified: 04-17-2021, 11:31 AM by Dương Trần.)
Tiếp theo series này, hôm nay, mình chia sẻ đến mọi người Quy trình thiết kế máy tự động. Quy trình này không phải là quy trình theo tiêu chuẩn nào, mà do mình cùng các bạn K10 khác là Hồng Sơn, Đình Đức, Đào Quân cùng xây dựng và phát triển. Mục đích là để các thành viên khóa sau, có đam mê về tự động hóa có thể hình dung quy trình cơ bản, tổng quan để nhanh chóng làm quen với công việc.
Đầu tiên, mình sẽ giới thiệu tổng quan về quy trình.
Quy trình 5 bước trên được xây dựng dựa trên kinh nghiệm thực tế trong quá trình làm việc, kết hợp tư duy thiết kế cùng các tài liệu thiết kế tham khảo trong và ngoài nước. Các bước trong quy trình đều liên kết chặt chẽ với nhau. Sản phẩm của bước trước là nguyên liệu để thực hiện bước tiếp theo, do vậy đòi các thành viên trong nhóm thiết kế thực hiện nghiêm túc quy trình. Muốn làm ra sản phẩm tốt, phải có quy trình làm thực hiện phù hợp và cần tuân thủ theo quy trình đó.
Bước 1: Xác định yêu cầu
Là hoạt động trao đổi thông tin với khách hàng, khảo sát hiện trạng thực tế nhằm nắm rõ mong muốn, yêu cầu khách hàng trong việc ứng dụng tự động hóa.
Mục tiêu của bước:
Ở bước này, người thiết kế cần phải lập được hồ sơ thiết kế sơ bộ gồm:
- Phiếu khảo sát khách hàng về yêu cầu thiết kế (thường mỗi công ty sẽ có chuẩn riêng để áp dụng)
- Hình ảnh, đoạn phim chứa phạm vi, điều kiện ngoại quan nơi máy tự động được lắp đặt
- Hình ảnh, đoạn phim chứa thông tin về sản phẩm được ứng dụng tự động hóa sản xuất (lắp ráp)
- Tiêu chuẩn thiết kế đi kèm (Tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn do khách hàng yêu cầu)
Bước 2: Lập bảng thông số thiết kế
Là hoạt động xây dựng bảng thông số thiết kế nhằm tạo ra một tài liệu thống nhất và duy nhất về đầu bài thiết kế và yêu cầu của khách hàng. Mục đích của bảng thông số là để cho toàn bộ những người có liên quan trong dự án nắm được hiện trạng và yêu cầu.
Mục tiêu của bước: Có những tài liệu sau:
- Bảng đầu bài thiết kế máy.
- Đặc tính sản phẩm được ứng dụng tự động hóa.
- Bảng công đoạn thuộc quy trình cần được tự động hóa. Sản phẩm, quy trình đầu vào và đầu ra của quá trình được tự động hóa.
Bước 3: Lên ý tưởng
Là hoạt động tìm kiếm phương hướng, cách thức tổng thể nhằm đáp ứng những yêu cầu của khách hàng.
Mục tiêu của bước: Có thông tin sau:
- Danh sách các ý tưởng và tiêu chí lựa chọn.
- Các ý tưởng đi kèm thuyết minh.
Bước 4: Xây dựng giải pháp
Là hoạt động tìm kiếm các cơ cấu từ ý tưởng tổng thể, mô hình hóa bằng phần mềm 3D nhằm đưa ra hình dung cụ thể về giải pháp.
Mục tiêu của bước:
- Tài liệu quá trình xây dựng theo các bước xây dựng phương án
- File 3D mô tả hệ thống
- Danh sách thiết bị được lựa chọn (Danh sách thiết bị - vật tư)
- Flowchart (Lưu đồ hoạt động của các bộ phận)
- Circle time (Chu kì thời gian) mục tiêu cho các cụm
Bước 5: Thiết kế chi tiết
Là hoạt động thiết kế chế tạo các chi tiết trong các cơ cấu. Đây là bước hoàn thiện quá trình thiết kế.
Mục tiêu của bước: Có những tài liệu sau:
- Tập bản vẽ chế tạo toàn bộ các chi tiết cấu tạo
- Tập bản vẽ lắp ráp máy
- Danh sách thiết bị máy
- Sơ đồ đường khí
- Flowchart (Lưu đồ hoạt động) hoàn chỉnh
- Cycle time (Chu kỳ thời gian) hoàn chỉnh cho các cụm
Hiện tại, quy trình này không kín. Có nghĩa, chỉ thiết kế một chiều mà không đề cập đến cải tiến thiết kế, đánh giá. Do vậy, rất mong được các bạn, các anh nghiên cứu ứng dụng và cải tiến / phản hồi nếu có cơ hội áp dụng. Tại mỗi công ty sẽ có một cách làm việc, một văn hóa riêng. Nhưng nhìn chung, vẫn cần có một quy trình tổng thể nhằm đảm bảo kết quả đầu ra được như mong muốn nhất. Muốn như vậy, thì các thành viên trong nhóm thiết kế, triển khai cần phải hoạt động chặt chẽ, gắn kết với nhau. Do đó, việc đề ra một quy trình thiết kế phù hợp là điều cần thiết.
Trong các bài viết sau, mình sẽ lần lượt đi sâu hơn vào các bước. Rất mong nhận được câu hỏi từ các bạn thành viên Hội, và đặc biệt là các anh để làm rõ điểm mạnh / yếu, khả năng ứng dụng của trình trong các môi trường và điều kiện làm việc đa dạng. Cảm ơn mọi người đã theo dõi.
Posts: 1
Threads: 0
Thanks Received: 6 in 1 posts
Thanks Given: 1
Joined: May 2021
Reputation:
0
05-04-2021, 08:49 AM
Thiết kế máy là gì?
Máy tự động? Một lĩnh vực cực kỳ rộng, bao phủ và có mặt ở mọi ngành nghề. Bạn có đủ yêu thích và dành đủ nguồn lực theo đuổi nó không? Thật khó để trả lời ngay được nhỉ?
Bỏ qua mọi vấn đề của cuộc sống, câu hỏi tại sao,... Chúng ta tạm chấp nhận và lựa chọn nó. Vậy tiến vào nào.
Thiết kế là một công việc bao gồm tập hợp của một chuỗi các công việc - hành động liên tiếp:
- Lấy thông tin đầu vào - đề bài. Trọng điểm là các yêu cầu kỹ thuật của đầu ra ( tốc độ, năng suất, trạng thái, ......). Thường thì mọi người hay không hoặc thiếu để ý đến thông tin - đặc tính đầu vào của các nguyên liệu cấp vào máy. Mình gọi chung là các điều kiện giới hạn IN/OUT
- Dựa vào đề bài, bắt đầu lên ý tưởng giải pháp, tạo layout bước. Cái này đòi hòi có trình độ căn bản và kinh nghiệm làm việc kha khá. Nếu bạn giỏi vẽ phác thảo tay ra giấy thì quả là có năng lực - cao thủ đây rùi.
- Tìm kiếm thiết bị, vật liệu, cơ cấu đáp ứng cho các bước, các modul, các cụm.
- Tạo sơ đồ khối logic, timechart, followchart.
- Vẽ phác thảo - mô hình hoá 3D máy.
- Phân tích, đánh giá, thay đổi, sửa để tối ưu mô hình 3D. Đặc biệt nếu làm việc nhóm là thì việc ghép các modul của từng người thiết kế lại với nhau để kiểm tra, thống nhất lại điều kiện - trạng thái IN/OUT.
- Tính toán, mô phỏng, kiểm thử tải ( tính toán cơ cấu truyền động, tính toán động cơ, tính toán sức bền,,.... ) Một công đoạn ong óc đây.
- Tạo tài liệu sản xuất ( xuất bản vẽ 2D các chi tiết, tạo bản vẽ lắp - các yêu cầu kỹ thuật, nguyên lý - chu trình hoạt động, sơ đồ đấu nối khí nén, thuỷ lực, kê vật tư - thiết bị... Đối vợi kỹ sư điện thì sẽ là lập trình chương trình, tạo manual, sơ đồ đấu nối thiết bị, sơ đồ thiết bị, sơ đồ logic,.... kê vậtt tư, thiết bị điện).
- Phối hợp với sản xuất để hiệu chỉnh nếu có
- Lắp ráp, hiệu chỉnh và test thử. Đòi hỏi bạn có trình độ kha khá, các kỹ năng lắp ráp các cơ cấu, cấu kiện cũng phải có nền tảng và bài bản đó.
- Setup và đóng gói máy móc
Đến đây, tuỳ vào từng ngành nghề, công ty,.... sẽ có thêm các công việc tiếp theo. Mình xin không bàn thêm.
Còn tiếp ........
Posts: 84
Threads: 13
Thanks Received: 348 in 75 posts
Thanks Given: 755
Joined: Nov 2018
Reputation:
2
Xin chào mọi người, để tiếp tục chủ đề, hôm nay mình xin chia sẻ bắt đầu vào bước 1:
Đầu tiên phải nói rằng, thành công của bước này, chủ yếu dựa vào kỹ năng và kinh nghiệm của người khảo sát.
Bước 1: Xác định yêu cầu
Ở thời điểm ban đầu của dự án, càng xác định rõ ràng yêu cầu thì sẽ càng giúp cho việc thiết kế ở các bước sau thuận tiện hơn. Nếu bước này không thực hiện cẩn thận và có sự chuẩn bị trước, thì sẽ dẫn đến việc thiếu thông tin thiết kế, hoặc thông tin không đầy đủ, sai lệch khiến cho các hoạt động về sau sẽ mất thêm giời gian để bổ sung các thông tin bị thiếu. Hoặc dự án đi sai hướng.
Xác định yêu cầu là hoạt động trao đổi thông tin với khách hàng, khảo sát hiện trạng thực tế nhằm mục đích nắm rõ mong muốn, yêu cầu của khách hàng về việc ứng dụng máy móc tự động vào sản xuất.
Viêc xác định yêu cầu công việc là cần thiết đối với mọi hoạt động dù là thiết kế, chế tạo hay lắp ráp, …Tất cả đều có yêu cầu. Yêu cầu từ phía khách hàng (người đặt hàng thiết kế), từ trưởng nhóm/trưởng dự án, từ sếp của chúng ta. Công việc của chúng ta là phải nắm bắt rõ ràng, cụ thể các yêu cầu đó đối với dự án tương lai thông qua các hoạt động/kỹ năng tìm ra các yêu cầu ẩn hoặc tường minh.
Mục tiêu của bước:
- Phiếu khảo sát khách hàng về yêu cầu thiết kế (thường mỗi công ty sẽ có chuẩn riêng để áp dụng)
- Hình ảnh, đoạn phim chứa phạm vi, điều kiện ngoại quan nơi máy tự động được lắp đặt
- Hình ảnh, đoạn phim chứa thông tin về sản phẩm được ứng dụng tự động hóa sản xuất (lắp ráp)
- Tiêu chuẩn thiết kế đi kèm (Tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn do khách hàng yêu cầu)
Để làm tốt được bước này, cần có sự tập trung quan sát, tỉ mỉ và kinh nghiệm của người thiết kế. Cụ thể, các bạn có thể tham khảo trong tài liệu đính kèm.
Cảm ơn mọi người đã theo dõi. Hy vọng bài viết giúp ích cho các bạn.
|