Thread Rating:
  • 1 Vote(s) - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

HƯỚNG DẪN LÀM ĐỒ ÁN MÔN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

#1
HƯỚNG DẪN LÀM ĐỒ ÁN MÔN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

I. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] – Hướng dẫn thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy – GS. Trần Văn Địch
[2] – Giáo trình công nghệ chế tạo máy (đã học)
[3] – Chế độ cắt gia công cơ khí – Hồ Viết Bình, Nguyễn Ngọc Đào, Trần Thế San (Dùng để tra cứu và tính toán chế độ cắt).
[4] – Thiết kế đúc – Nguyễn Xuân Bông
[5] – Atlas đồ gá – GS. Trần Văn Địch
[6] – Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật – Hoàng Xuân Nguyên
[7] – Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1,2,3 – ĐH BK HN
[8] – Hướng dẫn thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy – Lê Trung Thực, Đặng Văn Nghin
[9] – Dụng cụ cắt gọt – G.V Philipop
[10] – Vẽ kỹ thuật
[11] – Chi tiết máy – Nguyễn Trọng Hiệp
[12] – Giáo trình Đồ gá

II. NỘI DUNG
( Đây là những hướng dẫn sơ lược về các bước làm đồ án, chi tiết hơn về trình tự thiết kế sinh viên tham khảo trong quyển Hướng dẫn thiết kế đồ án Công nghệ chế tạo máy).
1. Phân tích đề bài
Sau khi nhận đề bài từ GV thì SV phải phân tích được cấu tạo của chi tiết, qua phân tích chúng ta sẽ hiểu được nguyên lý làm việc của chi tiết, từ đó mới lập được QTCN gia công một cách hợp lý và chính xác.
SV tìm hiểu rõ nguyên lý làm việc (sách tham khảo, internet, thầy cô giáo..) từ đó làm cơ sở để đưa ra những yêu cầu kỹ thuật cho chi tiết, cũng như SV có thể đề xuất những thay đổi, cải tiến tính kết cấu, những thông số cho chi tiết. Đây là việc cần phải làm cho rõ không hiểu một cách lập lững, có phân tích chính xác thì mới lập được những phương án gia công hiệu quả.
2. Tính khối lượng và dạng sản xuất
Cần chia nhỏ chi tiết thành nhiều phần để dễ tính và mang tính gần đúng cao nhất, lưu ý là khi chia nhỏ chi tiết cần đưa về những hình khối đơn giản, dễ tính vì nó dẫn đến những kết quả sai khi ta cho ra dạng sản xuất. 
(Sách hướng dẫn thiết kế đồ án và giáo trình công nghệ chế tạo máy 1 đã có những ví dụ về cách tính và bảng tra dạng sản xuất)
3. Vật liệu và phương pháp chế tạo phôi
Khi biết được vật liệu của chi tiết cần nắm được thành phần, tính chất về nhiệt để nhằm cho sai số khi gia công và trong chế tạo phôi.
Với những chi tiết thuộc đúc (như GX) cần xem kỹ những lỗ trục có kích thước lỗ >Φ20 nên đúc sẵn để tiết kiệm vật liệu và dễ dàng hơn khi gia công. Bên cạnh đó cần xác định tính phân khuôn cho chi tiết đúng, với chi tiết nào thì đặt nằm hay đứng, mặt phân khuôn hai nửa hay một hướng… Chỗ đặt đậu hơi, đậu rót, tính độ co ngót, khuôn gì, máy gì… 
(Phần này nên tham khảo Sách Thiết kế đúc hoặc Chế tạo phôi, Vật liệu)
4. Quy trình công nghệ
Hãy đưa ra nhiều phương án để lập quy trình công nghệ, nhưng phương án phải cụ thể và thực tiễn chứ không nên đưa ra những phương án chung chung, hay phương án phụ nhằm đẩy lên phương án chính mà bản thân đã chọn sẵn ( Nên tham khảo ý kiến của GV hướng dẫn )
- Lượng dư của từng nguyên công: Tính lượng dư cho 1 bề mặt nào đó còn tất cả các bề mặt còn lại tra trong Sổ tay công nghệ chế tạo máy.
- Trong quá trình thiết kế QTCN cần chú ý nhiều nhất về chuẩn (chuẩn thô, chuẩn phụ, chuẩn tinh thống nhất) nếu xác định sai chuẩn thì ko đạt yêu cầu.
- Cần nắm rõ các đồ định vị trong lỗ, mặt ngoài trụ, mặt phẳng…(chốt trụ ngắn, chốt trụ dài, chốt trám, khối V ngắn, dài, mâm cặp, mũi chống tâm, đòn kẹp, ống kẹp, phiến tỳ, chốt tỳ…) hạn chế những bậc tự do nào? Có xảy ra siêu định vị không? Có đủ cứng vững trong quá trình gia công không?
- Với phương án gia công nào đạt được Rz, Ra hay dung sai bao nhiêu? Cần nhắc lại đôi khi bản vẽ GV giao cho SV cũng cố tình làm sai đi một số yêu cầu Rz, Ra, vì thế SV cần phân tích kỹ cấu tạo chi tiết để sửa lại cho phù hợp.
5. Dao và máy
Phần này cần tra trong Sổ tay Công nghệ chế tạo máy tập 1,2,3. Có thể đưa những công nghệ mới vào quy trình VD đưa máy móc công nghệ mới kèm theo thông số máy , chế độ cắt. Tính chế độ cắt cho 1 nguyên công ( HD TK đồ án CN CTM)
Nên chọn những loại máy mà SV hay tiếp xúc, hay ngoài thực tế mà các em biết vì tra trong sách thì hầu hết các loại máy ở thời kỳ trước đã quá lạc hậu (hoặc trên thực tế không còn dùng)
6. Thiết kế đồ gá
Xác định cơ cấu định vị phôi: nên xem chi tiết trong Sổ tay CN CTM rồi tham khảo Atlas Đồ gá
Tính lực kẹp cần thiết: Xem lại quyển Giáo trình Đồ gá
7. Tính thời gian cơ bản gia công cho từng nguyên công. 
Số liệu này là cơ sở để xác định chỉ tiêu về kinh tế của Quy trình công nghệ.

III. BẢN VẼ
1. Bản vẽ chi tiết (theo đúng tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật)
Bao gồm chi tiết với đầy đủ kích thước, dung sai, độ nhám, các sai lệch về vị trí tương quan.
Các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm như: Các sai lệch cho phép, độ cứng, độ bền…
Khung tên bản vẽ: Đầy đủ họ tên, chi tiết, trọng lượng, vật liệu… Khung tên phải đúng tiêu chuẩn.
2. Bản vẽ lồng phôi
Bản vẽ phôi ban đầu với đầy đủ lượng dư (in màu đỏ), dung sai đúc của các bề mặt cần gia công
Các yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ lồng phôi
Khung tên theo tiêu chuẩn
3. Bản vẽ sơ đồ QTCN
- Nguyên công tạo phôi cần ghi chú thích hình vẽ và nêu yêu cầu kỹ thuật khi tạo phôi
- Các nguyên công gia công là hình vẽ gồm cả chi tiết và đồ gá đặt với đầy đủ: thứ tự, tên nguyên công và chi tiết và đồ gá với đầy đủ 3 hình chiếu, kích thước gia công, dung sai và độ nhám cần đạt được ở nguyên công đó. Bề mặt gia công: màu đỏ, 
- Cần ký hiệu định vị chính xác ở các nguyên công: màu xanh
- Mỗi nguyên công cần có đủ: các bước công nghệ, máy, dụng cụ, thông số công nghệ (s,v,t,…)
- Đối với nguyên công kiểm tra : tham khảo atlas đồ gá
4. Bản vẽ Đồ gá cho 1 nguyên công (Đúng tiêu chuẩn của 1 bản vẽ lắp)
- Các chi tiết trên đồ gá phải có tỷ lệ tiêu chuẩn với đầy đủ các kích thước cơ bản.
- Các cơ cấu của đồ gá phải được đánh số thứ tự và có chú thích
- Chi tiết trên đồ gá là trong suốt (Ký hiệu bằng nét 2 chấm 1 gạch mảnh)
- Các mối lắp trên đồ gá phải tra dung sai lắp ghép
- Đồ gá thiết kế sao cho đơn giản, tháo lắp nhanh, chính xác và tiện dụng
- Bản vẽ đồ gá phải có yêu cầu kỹ thuật của đồ gá

Nguồn: Anh Ngô Trọng Bằng - Hội trưởng K5
Reply


Forum Jump:


Users browsing this thread: 1 Guest(s)