Thread Rating:
  • 0 Vote(s) - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

[SERI - TKM] LÀM THẾ NÀO THIẾT KẾ MÁY IN 3D - LASER

#1
LÀM THẾ NÀO THIẾT KẾ MÁY IN 3D

#1 - CÙNG CHUẨN BỊ
Chào mọi người!!
Một quy tắc được nghe rất nhiều đó là quy tắc 80-20. 80% kết quả là do 20% nguyên nhân gây ra. Thực vậy, sự thành công hay thất bại của một dự án, một sản phẩm thiết kế phụ thuộc rất nhiều vào cách mà bạn chuẩn bị.

Hôm nay tôi sẽ thiết kế 1 chiếc máy in 3D. OK, vậy bắt đầu từ đâu? Chúng ta hay cũng đi từng bước một nhé.
- Bước 1: Lang thang
Lang thang qua các website, các forum, Youtube, Group… là một ý tưởng không tồi. Công nhận một điều là khi nảy ra 1 ý tưởng mới chúng ta thường sẽ điên cuồng tìm kiếm, tìm tòi từ nhiều nguồn thông tin để xem nó có khả thi không, người khác họ làm như nào, dùng cơ cấu gì. “Học từ người khác” là một phương pháp giúp tiết kiệm thời gian nghiên cứu, nhưng hãy luôn nhớ học có chọn lọc, phân tích và ghi chép lại những gì đã xem bởi nếu không mạng xã hội sẽ giết chết thời gian của bạn một cách nhanh chóng mà chẳng thu được kiến thức gì.

Tóm lại. Lang thang là xem thật lâu, đọc thật nhiều, phân tích thật kỹ, ghi lại thật rõ ràng những kiến thức, kinh nghiệm của người khác làm nền tảng cơ sở tham khảo cho dự án của mình. Chỉ có làm như vậy mới vỡ ra nhiều điều và hạn chế được nhiều rủi ro nhất trong quá trình thiết kế.

Mình thường tham gia các group về máy in 3D như: in 3Dtaotac, Group DIY CNC mini,… Hay các chanel youtube để hỏi đáp, học hỏi kinh nghiệm. Sau 1 khoảng thời gian ngâm cứu và vỡ lòng nhiều điều về: Cơ khí (Cơ cấu Core XY, Descarter XYZ, khung vỏ,..), Điện (Mạch, Driver, cảm biến,...), Điều khiển (Firmware, Software,...) Đã dần mường tượng ra trong đầu hình hài sơ bộ của sản phẩm sẽ thiết kế.

- Bước 2: Tự lượng sức
Đến bước này, hẳn là bạn đã qua bước  1 rồi. Big Grin
Vỡ ra được nhiều điều, hiểu được đề tài, dự án của mình thì tiếp theo chúng ta cần tự lượng sức. Tự lượng sức ở đây được hiểu rằng khả năng và trình độ của mình đã đủ để làm dự án này chưa. Nếu chưa thì cần làm gì???, và nếu làm thì có rủi ro gì???

Cụ thể một chút, tại bước 1 mình hiểu được một chiếc máy in 3D gồm 3 phần: Cơ khí, Điện,Điều khiển. Như vậy chúng ta cần ít nhất kiến thức của 3 mảng gộp lại (hay gọi hàn lâm là kiến thức liên ngành) mới có thể hoàn thành được dự án. Lo lắng ghê, mình chỉ mạnh cơ khí vậy làm thế nào đấu điện? làm thế nào lập trình?. Xác định rõ được khối lượng công việc cần làm, các mảng kiến thức cần có,… từ đó lập được kế hoạch nghiên cứu và thiết kế sản phẩm.
Khi đã có được kế hoạch nghiên cứu trong tay, ta mới có thể xác định rõ ràng là sản phẩm này chúng ta có làm được hay không. Bởi có rất nhiều bạn sinh viên mới ra trường thường hay ATSM Big Grin. Nghĩ là mình cái gì cũng làm được.

Tóm lại: Tại bước này bạn cần xác định rõ được khối lượng công việc cần làm và khả năng đáp ứng của bản thân đối với khối lượng công việc đó. (Biết địch, biết ta trăm trận trăm thắng)

- Bước 3: Lập kế hoạch thiết kế
Đến đây thì dễ rồi… Học thêm 1 chút Excel để làm cái kế hoạch cho khoa học (Cái này cần thiết lắm).

Kế hoạch cần có nội dung, phụ trách và thời hạn (deadline). Xây dựng một kế hoạch nghiên cứu và thiết kế rõ ràng bao nhiêu bạn sẽ kiểm soát dự án tốt bấy nhiêu. Cơ khí ta đã có ưu thế có thể tự nghiên cứu, Điện và điều khiển yếu cần thời gian học thêm, Code ta không biết có thể nhờ bạn hoặc đồng nghiệp chỉ dẫn… Đặt deadline sau 1 tuần mình phải biết đấu điện và hiểu rõ được các thiết bị điện hoạt động ra sao, 1 tuần kế tiếp ta phải sử dụng được phần mềm điều khiển máy in 3D (Cura, Reapter host, S3D,..).

Xong việc lập kế hoạch, Nếu đã sẵn sàng một mình chiến một dự án bạn cần trang bị cho bản thân một lượng kiến thức đa nghành (Cơ, điện, điều khiển – Mình học nghành Cơ điện tử nên có chút lợi thế về nền tảng) và một tư tưởng tích cực, cầu tiến, chịu nghiên cứu… còn nếu không hãy cố gắng lập một team để làm.

Post đầu khá dài, đọc chắc ngấy lắm rồi Big Grin. Hẹn gặp lại các bạn trong bài kế tiếp:
#2 – Xây dựng thông số sản phẩm
[Image: NJFmT63.png]
LESS TALK. MORE ACTION
Name: LÊ HỒNG SƠN
Major: Cơ điện Tử
Gmail: Son97haui@gmail.com
Phone number: 0166 596 2008








[-] The following 10 users say Thank You to Hồng Sơn for this post:
  • , , Admin, Dương Trần, Giáp Hải Bình_4CHaUI, Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, Nguyễn Việt Anh _ 4CHaUI, Phạm Văn Điệp_4CHaUI, Tạ Đông, Tuấn Hùng
Reply
#2
(10-21-2020, 09:42 PM)Hồng Sơn Wrote:
LÀM THẾ NÀO THIẾT KẾ MÁY IN 3D

#1 - CÙNG CHUẨN BỊ
Chào mọi người!!
Một quy tắc được nghe rất nhiều đó là quy tắc 80-20. 80% kết quả là do 20% nguyên nhân gây ra. Thực vậy, sự thành công hay thất bại của một dự án, một sản phẩm thiết kế phụ thuộc rất nhiều vào cách mà bạn chuẩn bị.

Hôm nay tôi sẽ thiết kế 1 chiếc máy in 3D. OK, vậy bắt đầu từ đâu? Chúng ta hay cũng đi từng bước một nhé.
- Bước 1: Lang thang
Lang thang qua các website, các forum, Youtube, Group… là một ý tưởng không tồi. Công nhận một điều là khi nảy ra 1 ý tưởng mới chúng ta thường sẽ điên cuồng tìm kiếm, tìm tòi từ nhiều nguồn thông tin để xem nó có khả thi không, người khác họ làm như nào, dùng cơ cấu gì. “Học từ người khác” là một phương pháp giúp tiết kiệm thời gian nghiên cứu, nhưng hãy luôn nhớ học có chọn lọc, phân tích và ghi chép lại những gì đã xem bởi nếu không mạng xã hội sẽ giết chết thời gian của bạn một cách nhanh chóng mà chẳng thu được kiến thức gì.

Tóm lại. Lang thang là xem thật lâu, đọc thật nhiều, phân tích thật kỹ, ghi lại thật rõ ràng những kiến thức, kinh nghiệm của người khác làm nền tảng cơ sở tham khảo cho dự án của mình. Chỉ có làm như vậy mới vỡ ra nhiều điều và hạn chế được nhiều rủi ro nhất trong quá trình thiết kế.

Mình thường tham gia các group về máy in 3D như: in 3Dtaotac, Group DIY CNC mini,… Hay các chanel youtube để hỏi đáp, học hỏi kinh nghiệm. Sau 1 khoảng thời gian ngâm cứu và vỡ lòng nhiều điều về: Cơ khí (Cơ cấu Core XY, Descarter XYZ, khung vỏ,..), Điện (Mạch, Driver, cảm biến,...), Điều khiển (Firmware, Software,...) Đã dần mường tượng ra trong đầu hình hài sơ bộ của sản phẩm sẽ thiết kế.

- Bước 2: Tự lượng sức
Đến bước này, hẳn là bạn đã qua bước  1 rồi. Big Grin
Vỡ ra được nhiều điều, hiểu được đề tài, dự án của mình thì tiếp theo chúng ta cần tự lượng sức. Tự lượng sức ở đây được hiểu rằng khả năng và trình độ của mình đã đủ để làm dự án này chưa. Nếu chưa thì cần làm gì???, và nếu làm thì có rủi ro gì???

Cụ thể một chút, tại bước 1 mình hiểu được một chiếc máy in 3D gồm 3 phần: Cơ khí, Điện,Điều khiển. Như vậy chúng ta cần ít nhất kiến thức của 3 mảng gộp lại (hay gọi hàn lâm là kiến thức liên ngành) mới có thể hoàn thành được dự án. Lo lắng ghê, mình chỉ mạnh cơ khí vậy làm thế nào đấu điện? làm thế nào lập trình?. Xác định rõ được khối lượng công việc cần làm, các mảng kiến thức cần có,… từ đó lập được kế hoạch nghiên cứu và thiết kế sản phẩm.
Khi đã có được kế hoạch nghiên cứu trong tay, ta mới có thể xác định rõ ràng là sản phẩm này chúng ta có làm được hay không. Bởi có rất nhiều bạn sinh viên mới ra trường thường hay ATSM Big Grin. Nghĩ là mình cái gì cũng làm được.

Tóm lại: Tại bước này bạn cần xác định rõ được khối lượng công việc cần làm và khả năng đáp ứng của bản thân đối với khối lượng công việc đó. (Biết địch, biết ta trăm trận trăm thắng)

- Bước 3: Lập kế hoạch thiết kế
Đến đây thì dễ rồi… Học thêm 1 chút Excel để làm cái kế hoạch cho khoa học (Cái này cần thiết lắm).

Kế hoạch cần có nội dung, phụ trách và thời hạn (deadline). Xây dựng một kế hoạch nghiên cứu và thiết kế rõ ràng bao nhiêu bạn sẽ kiểm soát dự án tốt bấy nhiêu. Cơ khí ta đã có ưu thế có thể tự nghiên cứu, Điện và điều khiển yếu cần thời gian học thêm, Code ta không biết có thể nhờ bạn hoặc đồng nghiệp chỉ dẫn… Đặt deadline sau 1 tuần mình phải biết đấu điện và hiểu rõ được các thiết bị điện hoạt động ra sao, 1 tuần kế tiếp ta phải sử dụng được phần mềm điều khiển máy in 3D (Cura, Reapter host, S3D,..).

Xong việc lập kế hoạch, Nếu đã sẵn sàng một mình chiến một dự án bạn cần trang bị cho bản thân một lượng kiến thức đa nghành (Cơ, điện, điều khiển – Mình học nghành Cơ điện tử nên có chút lợi thế về nền tảng) và một tư tưởng tích cực, cầu tiến, chịu nghiên cứu… còn nếu không hãy cố gắng lập một team để làm.

Post đầu khá dài, đọc chắc ngấy lắm rồi Big Grin. Hẹn gặp lại các bạn trong bài kế tiếp:
#2 – Xây dựng thông số sản phẩm
[Image: NJFmT63.png]

Kiểu gì mấy ông đang làm đồ án cũng dính chưởng, nên mấy ông làm đồ án tốt nghiệp khoan hay đâm đầu vào làm, đọc kỹ các bước của anh Sơn chia sẻ rồi hẵn làm cho đỡ sập này! 
Big Grin Big Grin Big Grin   
[-] The following 5 users say Thank You to Tạ Đông for this post:
  • , Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, Hồng Sơn, LeVietTung_4CHaUI, Nguyễn Việt Anh _ 4CHaUI
Reply


Forum Jump:


Users browsing this thread: 1 Guest(s)