Thread Rating:
  • 1 Vote(s) - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Công Nghệ In 3D, CNC

#1
Chào tất cả anh chị em

   Mình tạo chủ này đề để anh chị em và các bạn có thể  trao đổi những tin tức về công nghệ kĩ thuật cũng như chia sẻ và trao đổi những thắc mắc xoay quanh công nghệ In 3D, CNC
   Mình hi vọng những chia sẻ nhỏ trong bài viết này có thể giúp tất cả các bạn đam mê tìm hiểu về in 3D và CNC có nơi học hỏi và trao đổi kiến thức tại 4C

Mình rất mong nhận được sự chia sẻ của tất cả các bạn để có thể cùng mình phát triển thêm về chủ đề này.
Cám ơn tất cả mọi người
[Image: Annotation-2020-03-23-134251.jpg]
Người ta đi theo nơi đâu có sự Dũng Cảm,
và tin nơi đâu có sự Trung Thực.
[-] The following 4 users say Thank You to Hoàng Khải Hưng_4CHaUI for this post:
  • , Dương Trần, Nguyễn Việt Anh _ 4CHaUI, Đá Tảng
Reply
#2
GIỚI THIỆU VỀ IN 3D VÀ CÔNG NGHỆ CNC
In 3D là gì?
In 3D còn được gọi là Sản xuất phụ trợ. Nó là một phương pháp sản xuất sử dụng phương pháp gia công phụ trợ để tạo ra một đối tượng. Quy trình bao gồm việc tạo đối tượng thêm các lớp vật liệu liên tiếp cho đến khi toàn bộ chi tiết được xây dựng theo ba chiều.
Quá trình này được vận hành bằng máy in 3D. Để làm như vậy, máy in 3D “đọc” một file 3D, chứa dữ liệu địa hình của đối tượng. Nói cách khác, máy in xử lý file CAD bao gồm hình dạng và kích thước của đối tượng cần in.
Ai sáng tạo ra in 3D?
IN 3D được đề xuất đầu tiên bởi tiến sỹ Kodama năm 1980. Charles Hull trở thành người đầu tiên đăng ký thành công bản quyền IN 3D, và thành lập công ty in 3D danh tiếng Systems Corporation.

[Image: image2f151b9ba7d3cdbc.png]
in 3D dù có tuổi đời hơn 3 thập kỷ, nhưng chỉ chính thức bùng nổ vào 2009, sau khi bản quyền in 3D FDM hết hạn! Để biết về lịch sử sáng tạo và phát triển nên công nghệ in 3D, mời bạn đọc bài viết https://blogin3d.com/luoc-su-cong-nghe-in-3d.html

Cấu tạo của máy in 3D
Bạn đã thấy một chiếc máy in 3D chưa? Nó cũng chỉ là thiết bị cơ điện tử với cấu kiện cơ khí và các bo mạch chấp hành. Vi xử lý máy in 3D nhận lệnh từ máy tính thông qua cáp USB, thẻ nhớ, Wifi,.. Nó trực tiếp điều khiển động cơ, đầu phun,… một cách tuần tự tạo ra các lớp in 3 chiều. Có 3 loại máy in 3D chính:

1. Cartesian
Là các máy in 3D di chuyển đầu đùn nhựa nhờ các chuyển động theo phương X, Y, Z trong hệ tọa độ Cartesian. Đại diện tiêu biểu dòng máy in 3D mã nguồn mở loại Cartesian chính là Prusa i3 hay Mendel.


[Image: image1db1eeb88c8ac3f7.png]
2. Delta

Là các máy in 3D di chuyển đầu đùn nhựa theo nguyên lý của robot delta (robot song song). Đại diện tiêu biểu cho dòng máy in mã nguồn mở dạng Delta là Delta robot 3D printer (Kossel).

[Image: image0fe230f2c2752a7b.png]
3. Polar

Loại máy in 3D này mới và ít phổ biến hơn hai loại trên. Đầu đùn nhựa di chuyển theo nguyên lý của tọa độ cực.

[Image: imagec86e11ef58af30b9.png]


Sản phẩm in 3D ra sao?
in 3D là kỹ thuật gia công tạo mẫu nhanh, như vậy, sản phẩm tạo ra có thể cầm nắm được, thậm chí sử dụng được như một sản phẩm “thông thường”.
Mời các bạn xem một số sản phẩm được thực hiện bằng phương pháp in 3D:


[Image: imageebbd16e6c28db2ea.png][Image: image85c3afa8ae57013a.png]
[Image: image40df2feffc1aad76.png]
In 3D: Cách thức hoạt động
 

Máy in 3D dùng công nghệ FDM xây dựng mẫu bằng cách đùn nhựa nóng chảy rồi hoá rắn từng lớp tạo nên cấu trúc chi tiết dạng khối. Vật liệu sử dụng ở dạng sợi có đường kính từ 1.75 – 3mm, được dẫn từ một cuộn tới đầu đùn mà chuyển động điều khiển bằng động cơ servo. Khi sợi được cấp tới đầu đùn nó được làm nóng sau đó nó được đẩy ra qua vòi đùn lên mặt phẳng đế.


Trong máy in 3D (FDM) vật liệu nóng chảy được đẩy ra, đầu đùn sẽ di chuyển một biên dạng 2D. Độ rộng của đường đùn có thể thay đổi trong khoảng từ (từ 0,193mm đến 0,965mm) và được xác định bằng kích thước của miệng đùn.
Miệng của vòi đùn không thể thay đổi trong quá trình tạo mẫu, vì thế cần phân tích các mô hình tạo mẫu trước khi chọn vòi đùn thích hợp.



[Image: image86882f25dfb110dc.png]
Từ máy in 3D (FDM) lớp vật liệu nóng chảy được đùn ra nó nguội nhanh trong khoảng 1/10(s) và đông cứng lại. Khi một lớp được phủ hoàn thành trên mặt phẳng thì sẽ di chuyển sang một lớp khác mỏng thông thường từ 0,178mm đến 0,356mm và quá trình được lặp lại cho đến khi tạo xong sản phẩm.
Link bài tham khảo: https://cnc3s.com/nguyen-ly-hoat-dong-may-in-3d-fdm/

Ứng dụng In 3D
Sự phát triển và cải tiến nhanh chóng trong công nghệ in 3D đã cho phép nhiều ngành công nghiệp được hưởng lợi từ nó. Dưới đây là một số ngành sử dụng in 3D cho nhiều mục đích khác nhau:


Hàng không
Công nghệ này đang được sử dụng để sản xuất các bộ phận phức tạp nhưng nhẹ cho máy bay và các ứng dụng không gian.


Ô tô
Công nghệ in 3D được sử dụng để sản xuất thử nghiệm các thiết kế, tạo mẫu và sản xuất một số bộ phận, công cụ lắp ráp đặc biệt. Ngoài ra, người ta cũng đã dùng công nghệ in 3D để sản xuất ra những chiếc xe hoàn chỉnh

                                  [Image: imagef2475429858e2b4f.png]
Chế tạo
Ngành công nghiệp sản xuất sử dụng in 3D cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm tạo ra các mô hình sản phẩm trước khi chúng được sản xuất trên quy mô lớn. Nó cũng được sử dụng để đạt được chu kỳ phát triển sản phẩm nhanh hơn và xử lý sự cố thiết kế.
[Image: image0f82c8d24d4de70f.png]

Giới thiệu về CNC

1,Khái niệm:

 CNC là viết tắt của [i]Computer Numerical Control (Điều khiển số máy tính) là [/i]thuật ngữ chỉ những hệ thống máy tiện cơ khí được điều khiển bằng máy tính, phát triển từ cuối thập niên 1940 - đầu 1950 ở phòng thí nghiệm Servomechanism của học viện MIT.
  Với việc điều khiển bằng máy tính, máy CNC có thể cắt kim loại theo những đường cong dễ dàng như đường thẳng, thậm chí là đục rỗng bên trong khối phôi, tỉa những đường hoa văn chính xác. Vì được lập trình và điều khiển bằng máy tính nên độ chính xác của CNC được cho là tuyệt đối, tạo ra các sản phẩm được cắt gọt rất sắc sảo và đẹp mắt. Tuy nhiên, sự chính xác của máy CNC cũng bị phụ thuộc bởi một vài yếu tố, ví dụ: độ mòn của lưỡi cắt, nhập liệu của người đứng máy, chất lượng của phôi
[Image: image9af437b42b4da41e.png]

2,Cách thức hoạt động:

 Để mô tả một cách đơn giản thì nó sẽ di chuyển trên 3 trục X-Y-Z theo trục tọa độ.

 Khi máy cắt được khởi động và thực hiện lệnh cắt, trục Z (đầu cắt) sẽ di chuyển lên xuống khoảng cách được cài đặt trước. Đầu cắt sẽ nhận nguồn năng lượng từ bộ nguồn để xuyên thủng vật liệu. Trong khi đó bàn máy giữ sản phẩm và máy sẽ di chuyển trên các thay ray theo trục X và Y để tạo ra đường cắt đứt trên vật liệu.

3,Các loại máy CNC:

Các máy CNC có thể phần chia theo loại và theo hệ thống điều khiển:

·         Theo loại máy cũng tương tự như các máy công cụ truyền thống, chia ra các loại như máy khoan CNC, máy phay CNC, máy tiện CNC…và các trung tâm gia công CNC  Các trung tâm CNC có khả năng thực hiện gia công nhiều loại bề mặt và sử dụng nhiều loại dụng cụ khác nhau.

·         Phân chia theo hệ điều khiển có thể phân ra các loại:

o   Các máy điều khiển điểm tới điểm.

o   Ví dụ như máy khoan, khoét, máy hàn điểm, máy đột, dập…

o   Các máy điều khiển đoạn thẳng:  đó là các máy  có khả năng gia công  trong qua trình thực hiện dịch chuyển theo các trục.

o   Các máy điều khiển đường: bao gồm các máy 

·         Máy 2D

·         Máy 3D

·         Điều khiển 2D1/2

·         Điều khiển 4D, 5D
video về quá trình tạo ra sản phẩm bằng máy CNC:

So sánh in 3D và gia công CNC

 

Thiết kế

In 3D tạo lớp đối tượng theo từng lớp, máy in 3D cho phép tạo cấu trúc bên trong, hình cắt xén hoặc hình học phức tạp và hoạt động tốt về mặt chi tiết tinh xảo

Gia công CNC không cho phép loại trừ vật liệu  bên trong. Tuy nhiên, nhờ CNC bạn có thể đạt được độ chính xác chi tiết tuyệt vời trên bề mặt bên ngoài của đối tượng.

*Ghi chú: Nếu dự án của bạn liên quan đến các bộ phận phức tạp bên trong, nhô ra và các loại chi tiết thiết kế khác không thể tạo bằng phay CNC, in 3D là giải pháp cho bạn.

Độ chính xác

Độ chính xác phụ thuộc vào công nghệ in 3D được sử dụng và độ chính xác của máy in

Tuy nhiên, nhìn chung, độ chính xác của máy in 3D FDM (Fused Deposition Modeling) là ± 0,5 mm và máy in 3D công nghiệp là 0,2 mm.

 Với công nghệ phay CNC, máy có thể đạt độ chính xác lên đến ± 0,01 mm và dung sai dao động lên đến ± 0,05mm.

*Ghi chú: Do đó, nếu bạn cần chọn giữa in 3D hoặc phay CNC tùy thuộc vào độ chính xác của các sản phẩm, bạn nên yêu cầu nhà cung cấp cung cấp thông tin chi tiết về độ co rút hoặc cong vênh dự kiến có thể xảy ra trong quy trình sản xuất.

Phế phẩm của vật liệu

Mặt khác, in 3D là một công nghệ thân thiện với môi trường, vì nó chỉ sử dụng các vật liệu cần thiết.

Trong trường hợp phay CNC, rất nhiều phế liệu được sản xuất, vì quy trình này bao gồm cắt và loại bỏ vật liệu

 

Chi phí sản xuất

Trong in 3D, bạn chỉ trả tiền cho khối lượng của đối tượng được tạo ra.

Trong gia công CNC, chi phí để sản xuất một phần tương đối nhỏ có thể khá cao. Tuy nhiên, việc sản xuất số lượng lớn có thể tiết kiệm hơn. bạn trả tiền cho các đối tượng được tạo ra và cho các phế phẩm vật chất.

*Ghi chú: Về chi phí sản xuất in 3D và gia công CNC, nó phụ thuộc vào độ phức tạp của thiết kế và khối lượng của vật thể được tạo ra.

 link bài tham khảo: https://3dservices.vn/so-sanh-in-3d-va-gia-cong-cnc

*Cre: Vũ Minh Tuấn, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Thanh Quang, Đoàn Thế Tùng.

                                     
                                                          INVENTOR MECHANICAL K13
Reply
#3
XIN CHÀO MỌI NGƯỜI, HÔM NAY CHÚNG TA SẼ ĐẾN VỚI PHẦN PHÂN LOẠI CHI TIẾT HƠN VỀ CÁC LOẠI MÁY IN 3D NHÓM MÌNH ĐÃ NÊU Ở BÀI VIẾT TRƯỚC!!!!
Carteslan:
 Là cách thức đầu phun chuyển động theo phương X, Y, Z trong hệ tọa độ Cartesian (hệ tọa độ Đề-các), có nghĩa là đầu phun sẽ được điều khiển tới lui, lên xuống, thông qua sự truyền động dây đai từ các động cơ.
[Image: imageb5dc74423e6bc427.png]
Dòng máy này thường có bàn in di chuyển theo trục Z và đầu phun di chuyển theo trục X và Y theo 4 hướng khác nhau. Kiểu thiết kế này giúp cho máy ổn định và mẫu in bám bàn hơn do bàn in ít di chuyển. Tuy nhiên, cũng có các loại máy in thuộc dòng Cartesian cho phép bàn in dịch chuyển theo X hoặc Y như Printbot Simple hay Prusa i3

-Ưu điểm:
+ Lắp ráp, căn chỉnh và bảo dưỡng dễ dàng
+Cộng đồng mã nguồn mờ lớn
+ Phù hợp với người mới bắt đầu làm quen công nghệ in 3D
-Nhược điểm:
+Khối lượng các cơ cấu đi động lớn, nên tốc độ in không cao và gây ồn
+ Khi hoạt động máy thường bị rung và do vậy làm giảm độ chính xác
+ Kích thước ngang lớn, thường bị hạn chế chiều cao vật in


Delta

Là các máy in 3D di chuyển đầu đùn nhựa theo nguyên lý của robot delta (robot song song). Đại diện tiêu biểu cho dòng máy in mã nguồn mở dạng Delta là Delta robot 3D printer (Kossel).

[Image: imageb9a35aed10636b40.png]
Ưu điểm:

- Khối lượng các cơ cấu di động nhỏ và một phần di chuyển theo các trục thẳng đứng

- Hoạt động êm, ít rung, tốc độ cao và chính xác

- Có thể in được vật in có chiều cao lớn

- Bàn nhiệt (nơi đặt vật in) không di chuyển trong suốt quá trình in nên vật in được giữ chắc chắn hơn

- Khung bệ chắc chắn

Nhược điểm:

- Lắp ráp, căn chỉnh máy hơi phức tạp (tuy nhiên khi đã thạo rồi thì rất dễ)

- Chiều cao của máy lớn (thường tới 60-70 cm)
- Thường đắt hơn một chút so với máy dạng Cartesian
*chũng ta hãy cùng xem sự khác nhau giữa máy in Delta và Cartesian

Polar

Loại máy in 3D này mới và ít phổ biến hơn hai loại trên. Đầu đùn nhựa di chuyển theo nguyên lý của tọa độ cực.

Khác với Cartesian và Delta, Polar khó để hiểu được nguyên lý hoạt động chính xác hơn. Polar cũng tương tự như Cartesian, tuy nhiên các điểm tọa độ được xác định trên một lưới tròn thay vì lưới vuông. Bàn in sẽ xoay tròn và đầu in di chuyển lên, xuống, trái và phải
 


Ưu điểm:

- Kiểu dáng mới

- Máy hoạt động ít bị rung lắc như kiểu Cartesian

Kích thước vật in có thể lớn

Ưu điểm của dòng này là chỉ cần 2 động cơ bước cho việc chuyển động và vật thể in được lớn hơn với một máy có kích thước hạn chế do không cần không gian cho chuyển động các trục XYZ như Cartesian hay Delta.

 

Nhược điểm:

- Momen quán tính của bàn nhiệt lớn

- Tốc độ in không cao

- Lắp ráp và căn chỉnh máy khó
- Giá thành cao

* Máy in 3D kim loại dạng cánh tay robot:

Khác với 3 loại máy in đã nêu trên, loại máy in này có vật liệu in bằng kim loại. Và chiếc  máy bọn mình muốn lấy ví dụ cho mọi người đó chính là chiếc máy in 3D kim loại dạng cánh tay robot mang tên Mx3D-Metal robot.



Mx3D-Metal robot, về bản chất là một Robot hàn chi tiết máy. Nó có khả năng điêu khắc kim loại rất ấn tượng, thách thức trọng lực với nhiều loại thiết kế có hình thù kỳ quái. Đặc biệt chiếc máy in 3D kim loại này sử dụng vật liệu đa dạng bao gồm sắt, thép không gỉ, nhôm, đồng thau…mà không cần đến support ( vật liệu đỡ mô hình in 3D). Nguyên tắc hoạt động của máy in 3D này tương tự công nghệ in 3D FDM  (bọn mình đã giới thiệu trong bài viết trước).
Một vài hình ảnh về tác phẩm in 3D và robot in 3D đặc biệt này:
[Image: imageddcbccb07bd14630.png]

[Image: image4758f3b92653ab2c.png]
                     Đầu in 3D đang…đắp các lớp kim loại
[Image: imagee4e931dd66f1b12d.png]
                         kết cấu kim loại phức tạp mà máy in 3D tạo ra
 
Video Robot in 3D kim loại hoạt động

* Cre: Vũ Minh Tuấn, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Thanh Quang, Đoàn Thế Tùng
 

                                                              INVENTOR MECHANICAL K13
[-] The following 3 users say Thank You to Vũ Minh Tuấn_4CHaUI for this post:
  • Dương Trần, Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, Lê Phát Viên
Reply
#4
(04-03-2020, 06:15 PM)Vũ Minh Tuấn_4CHaUI Wrote: XIN CHÀO MỌI NGƯỜI, HÔM NAY CHÚNG TA SẼ ĐẾN VỚI PHẦN PHÂN LOẠI CHI TIẾT HƠN VỀ CÁC LOẠI MÁY IN 3D NHÓM MÌNH ĐÃ NÊU Ở BÀI VIẾT TRƯỚC!!!!
Carteslan:
 Là cách thức đầu phun chuyển động theo phương X, Y, Z trong hệ tọa độ Cartesian (hệ tọa độ Đề-các), có nghĩa là đầu phun sẽ được điều khiển tới lui, lên xuống, thông qua sự truyền động dây đai từ các động cơ.
[Image: imageb5dc74423e6bc427.png]
Dòng máy này thường có bàn in di chuyển theo trục Z và đầu phun di chuyển theo trục X và Y theo 4 hướng khác nhau. Kiểu thiết kế này giúp cho máy ổn định và mẫu in bám bàn hơn do bàn in ít di chuyển. Tuy nhiên, cũng có các loại máy in thuộc dòng Cartesian cho phép bàn in dịch chuyển theo X hoặc Y như Printbot Simple hay Prusa i3

-Ưu điểm:
+ Lắp ráp, căn chỉnh và bảo dưỡng dễ dàng
+Cộng đồng mã nguồn mờ lớn
+ Phù hợp với người mới bắt đầu làm quen công nghệ in 3D
-Nhược điểm:
+Khối lượng các cơ cấu đi động lớn, nên tốc độ in không cao và gây ồn
+ Khi hoạt động máy thường bị rung và do vậy làm giảm độ chính xác
+ Kích thước ngang lớn, thường bị hạn chế chiều cao vật in


Delta

Là các máy in 3D di chuyển đầu đùn nhựa theo nguyên lý của robot delta (robot song song). Đại diện tiêu biểu cho dòng máy in mã nguồn mở dạng Delta là Delta robot 3D printer (Kossel).

[Image: imageb9a35aed10636b40.png]
Ưu điểm:

- Khối lượng các cơ cấu di động nhỏ và một phần di chuyển theo các trục thẳng đứng

- Hoạt động êm, ít rung, tốc độ cao và chính xác

- Có thể in được vật in có chiều cao lớn

- Bàn nhiệt (nơi đặt vật in) không di chuyển trong suốt quá trình in nên vật in được giữ chắc chắn hơn

- Khung bệ chắc chắn

Nhược điểm:

- Lắp ráp, căn chỉnh máy hơi phức tạp (tuy nhiên khi đã thạo rồi thì rất dễ)

- Chiều cao của máy lớn (thường tới 60-70 cm)
- Thường đắt hơn một chút so với máy dạng Cartesian
*chũng ta hãy cùng xem sự khác nhau giữa máy in Delta và Cartesian

Polar

Loại máy in 3D này mới và ít phổ biến hơn hai loại trên. Đầu đùn nhựa di chuyển theo nguyên lý của tọa độ cực.

Khác với Cartesian và Delta, Polar khó để hiểu được nguyên lý hoạt động chính xác hơn. Polar cũng tương tự như Cartesian, tuy nhiên các điểm tọa độ được xác định trên một lưới tròn thay vì lưới vuông. Bàn in sẽ xoay tròn và đầu in di chuyển lên, xuống, trái và phải
 


Ưu điểm:

- Kiểu dáng mới

- Máy hoạt động ít bị rung lắc như kiểu Cartesian

Kích thước vật in có thể lớn

Ưu điểm của dòng này là chỉ cần 2 động cơ bước cho việc chuyển động và vật thể in được lớn hơn với một máy có kích thước hạn chế do không cần không gian cho chuyển động các trục XYZ như Cartesian hay Delta.

 

Nhược điểm:

- Momen quán tính của bàn nhiệt lớn

- Tốc độ in không cao

- Lắp ráp và căn chỉnh máy khó
- Giá thành cao

* Máy in 3D kim loại dạng cánh tay robot:

Khác với 3 loại máy in đã nêu trên, loại máy in này có vật liệu in bằng kim loại. Và chiếc  máy bọn mình muốn lấy ví dụ cho mọi người đó chính là chiếc máy in 3D kim loại dạng cánh tay robot mang tên Mx3D-Metal robot.



Mx3D-Metal robot, về bản chất là một Robot hàn chi tiết máy. Nó có khả năng điêu khắc kim loại rất ấn tượng, thách thức trọng lực với nhiều loại thiết kế có hình thù kỳ quái. Đặc biệt chiếc máy in 3D kim loại này sử dụng vật liệu đa dạng bao gồm sắt, thép không gỉ, nhôm, đồng thau…mà không cần đến support ( vật liệu đỡ mô hình in 3D). Nguyên tắc hoạt động của máy in 3D này tương tự công nghệ in 3D FDM  (bọn mình đã giới thiệu trong bài viết trước).
Một vài hình ảnh về tác phẩm in 3D và robot in 3D đặc biệt này:
[Image: imageddcbccb07bd14630.png]

[Image: image4758f3b92653ab2c.png]
                     Đầu in 3D đang…đắp các lớp kim loại
[Image: imagee4e931dd66f1b12d.png]
                         kết cấu kim loại phức tạp mà máy in 3D tạo ra
 
Video Robot in 3D kim loại hoạt động

* Cre: Vũ Minh Tuấn, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Thanh Quang, Đoàn Thế Tùng
 

                                                              INVENTOR MECHANICAL K13

Chủ đề rất hay và thông tin rất hữu ích. Các bạn cố gắng phát huy nhé.
- DOne -
[-] The following 2 users say Thank You to Dương Trần for this post:
  • Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, Vũ Minh Tuấn_4CHaUI
Reply
#5
(04-05-2020, 07:04 PM)Dương Trần Wrote:
(04-03-2020, 06:15 PM)Vũ Minh Tuấn_4CHaUI Wrote: XIN CHÀO MỌI NGƯỜI, HÔM NAY CHÚNG TA SẼ ĐẾN VỚI PHẦN PHÂN LOẠI CHI TIẾT HƠN VỀ CÁC LOẠI MÁY IN 3D NHÓM MÌNH ĐÃ NÊU Ở BÀI VIẾT TRƯỚC!!!!
Carteslan:
 Là cách thức đầu phun chuyển động theo phương X, Y, Z trong hệ tọa độ Cartesian (hệ tọa độ Đề-các), có nghĩa là đầu phun sẽ được điều khiển tới lui, lên xuống, thông qua sự truyền động dây đai từ các động cơ.
[Image: imageb5dc74423e6bc427.png]
Dòng máy này thường có bàn in di chuyển theo trục Z và đầu phun di chuyển theo trục X và Y theo 4 hướng khác nhau. Kiểu thiết kế này giúp cho máy ổn định và mẫu in bám bàn hơn do bàn in ít di chuyển. Tuy nhiên, cũng có các loại máy in thuộc dòng Cartesian cho phép bàn in dịch chuyển theo X hoặc Y như Printbot Simple hay Prusa i3

-Ưu điểm:
+ Lắp ráp, căn chỉnh và bảo dưỡng dễ dàng
+Cộng đồng mã nguồn mờ lớn
+ Phù hợp với người mới bắt đầu làm quen công nghệ in 3D
-Nhược điểm:
+Khối lượng các cơ cấu đi động lớn, nên tốc độ in không cao và gây ồn
+ Khi hoạt động máy thường bị rung và do vậy làm giảm độ chính xác
+ Kích thước ngang lớn, thường bị hạn chế chiều cao vật in


Delta

Là các máy in 3D di chuyển đầu đùn nhựa theo nguyên lý của robot delta (robot song song). Đại diện tiêu biểu cho dòng máy in mã nguồn mở dạng Delta là Delta robot 3D printer (Kossel).

[Image: imageb9a35aed10636b40.png]
Ưu điểm:

- Khối lượng các cơ cấu di động nhỏ và một phần di chuyển theo các trục thẳng đứng

- Hoạt động êm, ít rung, tốc độ cao và chính xác

- Có thể in được vật in có chiều cao lớn

- Bàn nhiệt (nơi đặt vật in) không di chuyển trong suốt quá trình in nên vật in được giữ chắc chắn hơn

- Khung bệ chắc chắn

Nhược điểm:

- Lắp ráp, căn chỉnh máy hơi phức tạp (tuy nhiên khi đã thạo rồi thì rất dễ)

- Chiều cao của máy lớn (thường tới 60-70 cm)
- Thường đắt hơn một chút so với máy dạng Cartesian
*chũng ta hãy cùng xem sự khác nhau giữa máy in Delta và Cartesian

Polar

Loại máy in 3D này mới và ít phổ biến hơn hai loại trên. Đầu đùn nhựa di chuyển theo nguyên lý của tọa độ cực.

Khác với Cartesian và Delta, Polar khó để hiểu được nguyên lý hoạt động chính xác hơn. Polar cũng tương tự như Cartesian, tuy nhiên các điểm tọa độ được xác định trên một lưới tròn thay vì lưới vuông. Bàn in sẽ xoay tròn và đầu in di chuyển lên, xuống, trái và phải
 


Ưu điểm:

- Kiểu dáng mới

- Máy hoạt động ít bị rung lắc như kiểu Cartesian

Kích thước vật in có thể lớn

Ưu điểm của dòng này là chỉ cần 2 động cơ bước cho việc chuyển động và vật thể in được lớn hơn với một máy có kích thước hạn chế do không cần không gian cho chuyển động các trục XYZ như Cartesian hay Delta.

 

Nhược điểm:

- Momen quán tính của bàn nhiệt lớn

- Tốc độ in không cao

- Lắp ráp và căn chỉnh máy khó
- Giá thành cao

* Máy in 3D kim loại dạng cánh tay robot:

Khác với 3 loại máy in đã nêu trên, loại máy in này có vật liệu in bằng kim loại. Và chiếc  máy bọn mình muốn lấy ví dụ cho mọi người đó chính là chiếc máy in 3D kim loại dạng cánh tay robot mang tên Mx3D-Metal robot.



Mx3D-Metal robot, về bản chất là một Robot hàn chi tiết máy. Nó có khả năng điêu khắc kim loại rất ấn tượng, thách thức trọng lực với nhiều loại thiết kế có hình thù kỳ quái. Đặc biệt chiếc máy in 3D kim loại này sử dụng vật liệu đa dạng bao gồm sắt, thép không gỉ, nhôm, đồng thau…mà không cần đến support ( vật liệu đỡ mô hình in 3D). Nguyên tắc hoạt động của máy in 3D này tương tự công nghệ in 3D FDM  (bọn mình đã giới thiệu trong bài viết trước).
Một vài hình ảnh về tác phẩm in 3D và robot in 3D đặc biệt này:
[Image: imageddcbccb07bd14630.png]

[Image: image4758f3b92653ab2c.png]
                     Đầu in 3D đang…đắp các lớp kim loại
[Image: imagee4e931dd66f1b12d.png]
                         kết cấu kim loại phức tạp mà máy in 3D tạo ra
 
Video Robot in 3D kim loại hoạt động

* Cre: Vũ Minh Tuấn, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Thanh Quang, Đoàn Thế Tùng
 

                                                              INVENTOR MECHANICAL K13

Chủ đề rất hay và thông tin rất hữu ích. Các bạn cố gắng phát huy nhé.
Em cảm ơn a, nhóm e sẽ cố gắng tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới và hay để chia sẻ thêm với mọi người
[-] The following 2 users say Thank You to Vũ Minh Tuấn_4CHaUI for this post:
  • Dương Trần, Hoàng Khải Hưng_4CHaUI
Reply
#6
Tình cờ lướt youtube thấy video về công nghệ vừa in 3d kim loại và CNC kết hợp. Chia sẻ cho ae tham khảo.

 
[-] The following 3 users say Thank You to Đức Ninh for this post:
  • Dương Trần, Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, Vũ Minh Tuấn_4CHaUI
Reply
#7
(04-07-2020, 12:05 PM)Đức Ninh Wrote: Tình cờ lướt youtube thấy video về công nghệ vừa in 3d kim loại và CNC kết hợp. Chia sẻ cho ae tham khảo.

 


Hay quá Ninh. Không biết ae nào có tài liệu nào nghiên cứu về cơ tính của sản phẩm kim loại thi gia công hiện tại với in 3D không nhỉ? Mình tò mò không biết in như thế này nó có giòn hay bền hơn không.
Cuộc đời có một bầu trời, còn ta có một đôi cánh.
[-] The following 1 user says Thank You to Lê Phát Viên for this post:
  • Hoàng Khải Hưng_4CHaUI
Reply


Forum Jump:


Users browsing this thread: 1 Guest(s)