Thread Rating:
  • 0 Vote(s) - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Kinh nghiêm bảo vệ Đồ án tốt nghiệp_ ANH NGÔ TRỌNG BẰNG

#1
Làm thế nào cho buổi bảo vệ Đồ án tốt nghiệp thành công suôn sẻ như ý muốn?
Làm thế nào mình tự tin thuyết trình, trả lời câu hỏi trong buổi bảo vệ, không bị căng thẳng, lo lắng?
Làm thế nào? Làm thế nào???......


Mình có tìm hiểu kinh nghiêm bảo vệ Đồ án tốt nghiệp và mong muốn chúng ta cùng chia sẻ những kinh nghiệm thiết thực nhất của mình.

1. Công tác chuẩn bị - càng nhiều càng tốt 
- Nghiên cứu kĩ nội dung Đồ án, tốt nhất nên tóm tắt ngắn gọn, đầy đủ nội dung và tập trình bày sẵn.
- Cần tập duyệt càng nhiều càng tốt để đảm bảo nội dung trình bày được thông suốt, tự tin. 
- Chuẩn bị về trang phục: quần áo, đầu tóc phải gọn gàng.
- Bản vẽ: SV cần nghiên cứu phương án bố trí bản vẽ và sắp xếp theo đúng thứ tự trình bày của từng bản vẽ. 
- Chuẩn bị hồ sơ Thuyết minh, phụ lục, bản vẽ, tài liệu tham khảo 
- Dụng cụ thuyết trình.

2. Triển khai thuyết trình - Tự tin thoải mái 
- Sau khi được sự cho phép của chủ tịch HĐ chấm đồ án, sinh viên nên có một hoặc vài câu giới thiệu ban đầu (không nên dài quá!). 
- Trình bày nội dung đồ án, khi trình bày, các kết quả của từng nội dung cơ bản đều được thể hiện trên bản vẽ, sinh viên nên sử dụng các phương tiện để giới thiệu (thước chỉ, bút la-de) 
- Chú ý khi báo cáo nên sử dụng câu đơn giản, tránh sử dụng các chủ ngữ: ta, chúng ta…hoặc các đại từ sở hữu như “của em”… 
- Sau khi trình bày thuyết minh xong, Chủ tịch (hoặc thư kí Hội đồng ) đọc câu hỏi, sinh viên nên ghi chép. Rất nhiều sinh viên sau khi nghe xong câu hỏi thứ nhất đã vội vàng trả lời ngay!!! hoặc quên 1 vài câu hỏi.
- Khi nhận được câu hỏi, nên tập trung để hiểu vấn đề của câu hỏi đặt ra trước, sau đó mới triển khai các ý chính. Nhiều sinh viên trả lời sai vấn đề của câu hỏi đặt ra. Nếu không rõ, có thể hỏi lại. 
- Chuẩn bị câu trả lời (khoảng 5-10phút) và trả lời câu hỏi (không nhất thiết phải theo thứ tự của câu hỏi) nên trả lời theo các nhóm vấn đề. 
- Những câu hỏi của các thành viên dự Hội đồng thường giúp làm rõ những ý mà sinh viên đề cập không rõ, khi được hỏi, cần phải suy nghĩ cẩn thận, không nhất thiết phải hoang mang vì các câu hỏi đều mang tính gợi ý, dẫn dắt các bạn đến câu trả lời tốt nhất. 
- Trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm vấn đề.

Lưu ý:  "Thái độ quan trọng hơn trí thông minh"
- Cần khéo léo, thận trọng trong cách ứng xử với HĐ bảo vệ: Như cách trả lời, tranh luận vấn đề...
- Buổi bảo vệ không được căng thẳng, nặng nề. Bạn phải tạo không khí vui vẻ thân thiện,...


3. Kết thúc buổi bảo vệ - những kiến thức cuối cùng 
- Sinh viên chú ý lắng nghe phần nhận xét của Cán bộ hướng dẫn, cán bộ chấm phản biện. Rất nhiều sinh viên sau khi trả lời xong câu hỏi là coi như hoàn tất công việc; hoặc lại có những sinh viên phản ứng rất gay gắt các vấn đề của cán bộ chấm sơ khảo góp ý. Điều đó không cải thiện hình ảnh của các bạn, do vậy chỉ có hại mà không mang lại điều gì! Nếu có những vấn đề khúc mắc, cán bộ hướng dẫn hoặc Chủ tịch Hội đồng sẽ có ý kiến để bảo vệ các bạn.

Chúc các bạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ!
Nếu bạn muốn đi nhanh, hãy đi một mình
Nếu bạn muốn đi thật xa, hãy đi cùng đồng đội




Reply


Forum Jump:


Users browsing this thread: 1 Guest(s)