Thread Rating:
  • 0 Vote(s) - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

CHÙA MỘT CỘT

#1
Ae làm việc nhóm đến đâu rồi nhỉ? ^^
* Các lớp sẽ nộp bài (chùa một cột) vào đây nhé 
- Bài nộp: Hình ảnh + File 3D
- Hạn nộp: 23h59' ngày chủ nhật (02/12/2018)
* Đây là bài tập làm nhóm đầu tiên của Ae nên giải thưởng sẽ được trao vào ngày mồng 06/12 trước toàn Hội nhé !  Tongue  Tongue Và tất cả bài của Ae sẽ được Ae BLĐ CHIA SẺ trên Facebook có ghi rõ nguồn nhé ^^! 
Cảm ơn Tất cả Ae!
[Image: AAuPyYw.jpg]
Nếu bạn muốn đi nhanh, hãy đi một mình
Nếu bạn muốn đi thật xa, hãy đi cùng đồng đội




[-] The following 9 users say Thank You to Hiếu Black for this post:
  • , Admin, Hoàng Khải Hưng_4CHaUI, Hùng Tô_4CHaUI, Phạm Duy Thắng _ 4CHaUI, Phạm Minh Tú, Tạ Đông, thanh2881999, TuânTrần
Reply
#2
Em xin chào tất cả mọi người 
Tên em là :Nguyễn Đức Duy
Lớp chuyên ngành : cơ khí 2
Lớp phần mềm: Inventor 3

Em xin thay mặt cho lớp phần mềm Inventor 3 đăng sản phẩm chùa một cột của nhóm 
Vì mỗi người dùng phiên bản phần mềm khác nhau nên phải chuyển sang file step thì người khác mới có thể mở được và một vài chi tiết là do những thành viên tâm huyết và ngẫu hứng vẽ nên cũng không thể tìm thấy file ở đâu vì vậy sẽ có một vài lỗi cũng một vài part thiếu mong mọi người thông cảm 

Sau đây là phần bài hoàn thành của lớp Inventor 3 

[Image: rkufVO.png]
[Image: aQTA9e.jpg]
[Image: bH5QtA.png]
[Image: 40Rylh.png]

Link file
http://www.mediafire.com/file/s5fcsm98eb...2.rar/file


Một vài thông tin thú vị về chùa :
Chùa Một Cột hay Chùa Mật (gọi theo Hán-Việt là Nhất Trụ tháp), còn có tên khác là Diên Hựu tự hoặc Liên Hoa Đài (đài hoa sen), là một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.
lịch sử
Chùa Một Cột được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào mùa đông tháng mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất.[1]
Nhưng theo cuốn Hà Nội-di tích lịch sử và danh thắng  thì thấy rằng: tại vị trí chùa Một Cột ngày nay, vào thời nhà Đường(năm Hàm Thống thứ nhất) một cột đá trên có ngôi lầu ngọc (với tượng Phật Quan Âm ở trong) đã được dựng giữa một hồ nước vuông. Vua Lý Thái Tông thường đến cầu nguyện, được hoàng tử nối dõi, liền tu sửa lại thành chùa, xây thêm một ngôi chùa bên cạnh chùa Một Cột (cách 10 m về phía Tây Nam) và đặt tên cả quần thể chùa này là Diên Hựu tự (với nghĩa là "phúc lành dài lâu" hay "Phước bền dài lâu").[2]
Năm 1954, quân đội Viễn chinh Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho đặt mìn để phá chùa Một Cột. Báo Tia Sáng ngày 10 tháng 9 năm 1954 đưa tin "..., chùa Một Cột di tích liệt hạng của Hà Thành đã sụp đổ sau một tiếng nổ long trời lở đất..."
Sau khi tiếp quản thủ đô, Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành trùng tu lớn chùa Một Cột , xây dựng lại chùa Một Cột theo kiến trúc cũ. Chùa Một cột chúng ta thấy hiện nay được sửa chữa lại năm 1955 do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng đảm nhiệm,
Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen. Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054) và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu.
Đến năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho sửa ngôi chùa và cho dựng trước sân hai tháp lợp sứ trắng. Năm 1108Nguyên phi Ỷ Lan sai bày tôi đúc một cái chuông rất to, nặng den một vạn hai nghìn cân, đặt tên là "Giác thế chung" (Quả chuông thức tỉnh người đời). Đây được xem là một trong tứ đại khí - bốn công trình lớn của Việt Nam thời đó - là: tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh và tượng Quỳnh Lâm. "Giác thế chung" đúc xong nặng quá không treo lên được, để dưới mặt đất thì đánh không kêu. Người ta đành bỏ chuông xuống một thửa ruộng sâu bên chùa Nhất Trụ, ruộng này có nhiều rùa đến ở, do đó có tên la Quy Điền chuông (chuông ruộng rùa). Đến thế kỷ 15, giặc Minh xâm lược, chiếm thành Đông Quan (Hà Nội). Năm 1426 Lê Lợi đem nghĩa quân Lam Sơn ra đánh, vây thành rất gấp. Quân Minh thiếu thốn vũ khí đạn dược, tướng Minh là Vương Thông bèn sai người đem phá chuông Quy Điền lấy đồng. Quân Minh thua trận, nhưng chuông Quy Điền thì không còn nữa.
Chùa Một Cột được trùng tu vào khoảng những năm 1840-1850 và vào năm 1922. Đài Liên Hoa chúng ta thấy hiện nay được sửa chữa lại năm 1955 do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng đảm nhiệm, sau khi bị đặt mìn giật sập bởi toán lính công giáo của linh mục Lê Hữu Từ và Hoàng Quỳnh vào ngày 10 tháng 9 năm 1954[3].
Thiền sư Huyền Quang (1254-1334) có một bài thơ về chùa Một Cột như sau:

Diên Hựu tự
Thượng phương thu dạ nhất chung lan
Nguyệt sắc như ba phong thụ đan
Si vẫn đảo miên phương kính lãnh
Tháp quang song trĩ ngọc tiêm hàn
Vạn duyên bất nhiễu thành giá tục
Bán điểm vô ưu nhãn phóng khoan
Tham thấu thị phi bình đẳng tướng
Ma cung Phật quốc hảo sinh quan
Nguyễn Huệ Chi dịch:
Đêm thu chùa thoảng tiếng chuông tàn
Phong đỏ, trăng ngời, sóng nguyệt lan
In ngược hình chim, gương nước lạnh
Sẫm đôi bóng tháp, ngón tiên hàn.
Muôn duyên chẳng vướng: xa trần tục
Một mảy nào lo: rộng nhãn quan
Thấu hiểu thị phi đều thế cả
Dầu ma dầu Phật, chốn nào hơn?
Chùa Một Cột ngày nay cùng chùa Diên Hựu hiện đại (tức là quần thể chùa Diên Hựu xưa) được công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia đợt đầu tiên năm 1962[4].[2]
Ngày 4 tháng 5 năm 2006, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập chùa là "Kỷ lục Việt Nam" và đề cử đến Tổ chức Kỷ lục châu Á. Sau thời gian thẩm định để xác lập, ngày 10 tháng 10năm 2012, tại Faridabad (Ấn Độ)[5], Tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập kỷ lục châu Á"Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất" cho chùa Một Cột[4].
KIến Trúc
Theo tài liệu lịch sử, lối kiến trúc một cột có từ trước đời nhà Lý. Ở Hoa LưNinh Bình trong ngôi chùa Nhất Trụ mà con gái vua Đinh Tiên Hoàng tu hành, có một cây cột đá cao, tám cạnh, khắc bài kinh Lăng Nghiêm, đề niên hiệu thời Lê Hoàn (9811005). Phía trên cột là tòa sen chạm. Năm Long Thụy Thái Bình thứ năm đời Lý Thánh Tông (1058) có xây điện Linh Quang ở Thăng Long, phía trước điện dựng lầu chuông, một cột tám cạnh hình bông sen. Như vậy, trước khi xây chùa Một Cột, lối kiến trúc đó đã là một thực tế nghệ thuật cổ truyền.
Ngôi chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, quy mô chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá như hình ảnh hiện nay. Thực dân Pháptrước khi rút khỏi Hà Nội đã cho nổ mìn phá chùa. Tuy nhiên, chùa đã được trùng tu cơ bản như trước. Chùa Một Cột hiện nay bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3 m, mái cong, dựng trên cột cao 4 m (không kể phần chìm dưới đất), đường kính 1,2 m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên. Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có Lưỡng long chầu nguyệt. Trong quan niệm người Việt, rồng luôn là con vật linh thiêng, biểu tượng cho quyền uy, sức mạnh. Và hình ảnh "Lưỡng long chầu nguyệt" trên các mái đình đền, chùa chiền, không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn ẩn trong đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ xưa. Ngày nay không có những cánh sen trên cột đá như đã nói đến trong bia văn thời nhà Lý, nhưng ngôi chùa dựng trên cột vươn lên khỏi mặt nước vẫn là kiến trúc độc đáo, gợi hình tượng một bông sen vươn thẳng lên khỏi ao. Ao được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh. Kiến trúc chùa xây dựng gần với kiến trúc nhà Hậu Lê.
Trong vườn chùa hiện có một cây bồ đề sum xuê từ đất Phật, do tổng thống Rajendra Prasad tặng nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minh qua thăm Ấn Độ năm 1958.
Ngày nay, chùa Một Cột là một trong những điểm tham quan du lịch được rất nhiều du khách ghé thăm khi đặt chân đến Hà Nội.
Chùa Một Cột đã được chọn làm một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội, ngoài ra biểu tượng chùa Một Cột còn được thấy ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng của Việt Nam. Tại quận Thủ ĐứcThành phố Hồ Chí Minh cũng có một phiên bản chùa Một Cột. Ngoài ra, tại thủ đô Moskva của Nga cũng có một phiên bản chùa Một Cột được xây lắp tại Tổ hợp Trung tâm Văn hóa - Thương mại và Khách sạn "Hà Nội - Matxcova".Chùa còn là biểu tượng cao quý thoát tục của con người Việt Nam.
Reply
#3
Em tên là: Đỗ Xuân Trường
Học viên lớp: Solidworks2-k12
Sau đây em xin thay mặt nhóm Solidworks2-k12 đăng sản phẩm chùa một cột của nhóm:
Ảnh:
[Image: MELxWAh.jpg]

[Image: CfCHUdY.jpg]
File mềm:
https://drive.google.com/file/d/1wOsrgzW...CrvXUMX7bE
Reply
#4
Em xin chào tất cả mọi người
Tên em là :Nguyễn Văn Ba
Lớp chuyên ngành : cơ khí 7/k12
Lớp phần mềm: SOLIDWORK3-K12
Các anh đứng giảng: Nguyễn Đức Lương, Đồng Văn Trường, Trần Văn Hoàng
 Sau một tuần được đi thăm quan lăng Bác rất bổ ích và ý nghĩa, lớp chúng e đã cùng nhau làm việc nhóm tích cực và đã hoàn thiện được mô hình chùa một cột trên phần mềm Solidwork. Sau bài tập làm việc nhóm đầu tiên này bọn e đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm, bài học bổ ích ý nghĩa, tăng tính đoàn kết trong lớp. Em mong sẽ có nhiều bài tập nhóm như vậy nữa và e mong rằng lớp solidwork3 của e sẽ đạt được giải để các học viên có thêm động lực cho chặng đường tiếp theo ạ.
.Em xin thay mặt cho lớp phần mềm Solidwork3 đăng sản phẩm chùa một cột của nhóm
   Em và cả nhóm xin cảm ơn các anh đã dành thời gian quan tâm đến sản phẩm của chúng e ạ
[Image: a.jpg]
[Image: 47210826_358369911389121_8408352385566507008_n.png]



file về lịch sử và tổng quan của chùa 1 cột : https://drive.google.com/open?id=1Dplpwp...ABZ9rEjYPx
file :https://drive.google.com/open?id=13Yisb_RZGdA8Rup7vCajBugunHg3hJ8v
Reply
#5
Nhóm em: Inventor2 - k12
Xin nộp sản phẩm chùa một cột.
[Image: om6Sfx.png]
[Image: Yu8fkf.png]
[Image: 0B0uzm.png]
[Image: 8G8nU9.png]

Link file mềm: https://drive.google.com/open?id=10iniaT...xEhnL5F_UG
Reply
#6
Em tên là Trịnh Quang Huy
Lớp Solidwork 1 - k12
Do anh Phạm Duy Thắng và anh Lê Thanh Hải đứng giảng
Em xin thay mặt lớp Solidworks 1 nộp bài tập buổi đi trải nghiệm thực tế tại Lăng Bác là hình ảnh chùa Một Cột.
Em và các bạn thấy buổi trải nghiệm rất vui và bổ ích. Mong rằng các anh sẽ tổ chức nhiều buổi như thế này hơn nữa.
Chùa Một Cột là một cụm kiến trúc gồm ngôi chùa và toà đài xây giữa hồ vuông. Chùa Một Cột nằm trong quần thể chùa Diên Hựu (kéo dài tuổi thọ). Chùa nằm trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía tây hoàng thành Thăng Long thời Lý, nay thuộc phố Chùa Một Cột, quận Ba Đình, Hà Nội.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, chùa được xây dựng vào năm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Báo 1 (1049) đời Lý Thái Tông (Lý Phật Mã). Vua Lý Thái Tông 1028 - 1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên toà sen đưa tay dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, vua kể lại cho các quan nghe, có người cho là điềm không lành. Sư Thiên Tuế khuyên nhà vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, làm toà sen của Phật Quan Âm như đã thấy trong mộng. Chùa xây xong, đài sen nghìn cánh đỡ toàn Phật sắc hồng, trong đặt tượng Phật vàng lấp lánh. Các nhà sư đến làm lễ, đi vòng quanh chùa niệm Phật cầu chúc cho vua sống lâu, vì thế đặt tên là chùa Diên Hựu.
Theo văn bia dựng năm Cảnh Trị 3 do hoà thượng Lê Tất Đại ghi, chùa được dựng từ thời thuộc Đường: “Năm đầu niên hiệu Hàm Thông thời Đường... dựng một cột đá ở giữa hồ, trên cột xây một toà lầu ngọc trong đỏ đặt tượng Phật Quan Âm để thờ cúng. Khí đất chung đúc anh linh, cầu gì được nấy. Đến khi triều Lý xây dựng kinh đô ở đây, cùng noi theo dấu cũ, nên càng linh thiêng. Khi Lý Thánh Tông chưa có hoàng tử, thường đến đó cầu nguyện. Một đêm nằm mộng thấy Phật Ọuan Âm mời lên trên lầu, ôm một đứa bé đặt vào lòng vua. Tháng đó hoàng hậu có mang hoàng tử. Vua bèn sửa thêm ngôi chùa Diên Hựu ở bên phải chùa Một Cột để mở rộng việc thờ cúng...”.
Đời Lý Nhân Tông, năm Anh Vũ Chiêu Thánh 5 (1080) vua cho đúc chuông lớn để treo ở chùa gọi là “Giác Thế chung” (chuông thức tỉnh người đời) và một toà phương đình bằng đá xanh cao tám trượng, nhưng vì chuông quá nặng không sao treo lên được, phải để dưới đất nên đánh không kêu. Chỗ ruộng để chuông thấp, có nhiều rùa đến ở, được gọi là ruộng Ọuy Điền và khoảng chuông cũng được gọi là chuông Quy Điền. Khi quân Minh bị bao vây ở Đông Ọuan, hết quân khí, Vương Thông đã cho phá quả chuông này đế đúc súng đạn.
Quy mô chùa Một Cột vào thế kỷ XII to lớn lộng lẫy hơn hiện nay rất nhiều. Văn bia tháp Sùng Thiện Diên Linh chùa Long Đọi (Hà Nam), dựng năm 1121, tức mười sáu năm sau khi chùa mới hoàn thành, cung cấp cho ta hình ảnh chân thực nhất về ngôi chùa Một Cột thời Lý: “Lòng sùng kính đức Phật, dốc lòng một đạo nhân quả, hướng về vườn Tây cấm nổi danh xây ngôi chùa Diên Hựu”. Theo dấu vết chùa cũ cùng với ý mới của nhà vua (Lý Nhân Tông): Sáng “‘Đào hồ thơm Linh Chiểu, giữa hồ vọt lên cột đá, đình cột nở đoá sen nghìn cánh, trên bông sen đứng vững toà điện màu xanh, trong điện đặt pho tượng vàng nhân đức, vòng quanh hồ là hai dãy hành lang; lại đào ao Bích Trì mỗi bên đều bắc cầu vồng để đi qua. Phía sân cầu đằng trước hai bên tả hữu, xây bảo tháp Lưu Ly".
“Hàng tháng vào sớm ngày mồng một (ngày sóc), hằng năm vào dịp du xuân, nhà vua ngồi xe ngọc, đến chùa mở tiệc chay, làm lễ dâng hương hoa, cầu cho ngôi báu lâu đài, bày chậu thau làm lễ tắm tượng Phật. Trang sức pho tượng tinh tế, biểu lộ tướng mạo của năm loại chúng sinh...”.
Qua văn bia miêu tả, rõ ràng Liên Hoa Đài thời Lý to hơn chùa ngày nay nhiều. Chùa thời Trần cũng không phải là ngôi chùa thời Lý nữa. Như sách Toàn thư đã ghi lại, năm 1249 “mùa xuân, tháng Giêng, sửa lại chùa Diên Hựu, xuống chiếu vẫn làm ở nền cũ”. Chùa đã qua nhiều đợt tu sửa. Đợt sửa chữa lớn vào năm Thiên ủng Chính Bình 18 (1249) gần như phải làm lại toàn bộ. Thời Lê, triều đình nhiều lần cho tu sửa, thu nhỏ kích thước đài sen và cột đá. Năm 1838,tổng đốc Hà Ninh Đặng Văn Hoà tổ chức quyên góp thập phương sửa chữa điện đường, hành lang tã hữu, gác chuông và sửa tam quan. Năm 1852, bố chính Tôn Thất Giao xin đúc chuông mới. Năm 1864, tổng đốc TÔI1 Thất Hàm hưng công trùng tu, làm sàn gỗ hình bát giác để đỡ tòa sen, chạm trổ thêm công phu tráng lệ.  Năm 1954, trước khi rút quân khỏi Hà Nội, quân Pháp đã đặt mìn và phá đổ chùa. Sau ngày tiếp quản thủ đô, Bộ Văn hóa đã cho tu sửa chùa Một Cột theo đúng kiểu mâu cũ để lại từ thời Nguyễn.
Tòa đài sen (Liên Hoa Đài), được quen gọi là chùa Một Cột có hình vuông mỗi chiều ba mét, mái cong dựng lên cột đá hình trụ cao bốn mét (chưa kể phần chìm dưới đất) có đường kính là 1,2 mét. Trụ đá gồm hai khối, gắn rất khéo, thoạt nhìn như một khối đá liền. Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá. Ở đây có sự kết hợp táo bạo của trí tưởng tượng lãng mạn đầy tinh vi qua hình tượng bông sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến trúc gỗ bằng hệ thống móng giằng; đặc biệt là sử dụng các cột chống chéo lớn từ cột đến sàn, vừa tạo thế vững chắc, vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ, như đường lượn của cánh sen, thiết lập sự hài hoà giữa mái và sàn bởi một đối xứng ảo. Cùng với ao hình vuông phía dưới có thể là biểu tượng cho đất (trời tròn, đất vuông), ngôi chùa như vươn lên cái ý niệm cao cả: Lòng nhân ái soi tỏ thế gian. Khối kiến trúc gô đả được phù trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mã thanh lịch. 
Link: https://drive.google.com/open?id=1WZBJo4...DrmVbpixy6
Ảnh [Image: xXVAD8.jpg]
[-] The following 5 users say Thank You to trinhquanghuy_4chaui for this post:
  • , Admin, Hiếu Black, Hoàng Đình Vũ_4CHaUI, Tạ Đông
Reply
#7
Xin chào tất cả mọi người !!!
Tên em là : Lê Văn Tuấn 
Lớp phần mềm : Inventor 1- K12

Em xin thay mặt tập thể lớp Inventor 1 nộp bản vẽ Chùa Một Cột của nhóm:
Thay mặt nhóm em xin cảm ơn cảm ơn Hội đã tổ chức chuyến thăm ý nghĩa tới Lăng Bác. 
Qua đó chúng em biết đến Chùa Một Cột một công trình có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam. 
Với niềm đam mê với phần mềm Inventor và muốn tìm hiểu kĩ càng các chi tiết của Chùa Một Cột cả nhóm chúng em đã đoàn kết ngồi lại với nhau san sẻ công việc với nhau cùng nhau hoàn thành bản vẽ. Mặc dù cả nhóm đã cố gắng hết sức nhưng không thể tránh khỏi những sai sót, chúng em rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý của mọi người.
[Image: hmp5hpw.jpg]

File 3D của bản vẽ
https://drive.google.com/file/d/1WIAB_Ex...JjCxpC9Giw
Reply
#8
(12-02-2018, 11:42 PM)Nguyễn Ba-4CHAUI Wrote: Em xin chào tất cả mọi người
Tên em là :Nguyễn Văn Ba
Lớp chuyên ngành : cơ khí 7/k12
Lớp phần mềm: SOLIDWORK3-K12
Các anh đứng giảng: Nguyễn Đức Lương, Đồng Văn Trường, Trần Văn Hoàng
 Sau một tuần được đi thăm quan lăng Bác rất bổ ích và ý nghĩa, lớp chúng e đã cùng nhau làm việc nhóm tích cực và đã hoàn thiện được mô hình chùa một cột trên phần mềm Solidwork. Sau bài tập làm việc nhóm đầu tiên này bọn e đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm, bài học bổ ích ý nghĩa, tăng tính đoàn kết trong lớp. Em mong sẽ có nhiều bài tập nhóm như vậy nữa và e mong rằng lớp solidwork3 của e sẽ đạt được giải để các học viên có thêm động lực cho chặng đường tiếp theo ạ.
.Em xin thay mặt cho lớp phần mềm Solidwork3 đăng sản phẩm chùa một cột của nhóm
   Em và cả nhóm xin cảm ơn các anh đã dành thời gian quan tâm đến sản phẩm của chúng e ạ
[Image: a.jpg]
[Image: 47210826_358369911389121_8408352385566507008_n.png]



file về lịch sử và tổng quan của chùa 1 cột : https://drive.google.com/open?id=1Dplpwp...ABZ9rEjYPx
file :https://drive.google.com/open?id=13Yisb_RZGdA8Rup7vCajBugunHg3hJ8v

anwesome

(12-02-2018, 11:59 PM)trinhquanghuy_4chaui Wrote: Em tên là Trịnh Quang Huy
Lớp Solidwork 1 - k12
Do anh Phạm Duy Thắng và anh Lê Thanh Hải đứng giảng
Em xin thay mặt lớp Solidworks 1 nộp bài tập buổi đi trải nghiệm thực tế tại Lăng Bác là hình ảnh chùa Một Cột.
Em và các bạn thấy buổi trải nghiệm rất vui và bổ ích. Mong rằng các anh sẽ tổ chức nhiều buổi như thế này hơn nữa.
Chùa Một Cột là một cụm kiến trúc gồm ngôi chùa và toà đài xây giữa hồ vuông. Chùa Một Cột nằm trong quần thể chùa Diên Hựu (kéo dài tuổi thọ). Chùa nằm trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía tây hoàng thành Thăng Long thời Lý, nay thuộc phố Chùa Một Cột, quận Ba Đình, Hà Nội.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, chùa được xây dựng vào năm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Báo 1 (1049) đời Lý Thái Tông (Lý Phật Mã). Vua Lý Thái Tông 1028 - 1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên toà sen đưa tay dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, vua kể lại cho các quan nghe, có người cho là điềm không lành. Sư Thiên Tuế khuyên nhà vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, làm toà sen của Phật Quan Âm như đã thấy trong mộng. Chùa xây xong, đài sen nghìn cánh đỡ toàn Phật sắc hồng, trong đặt tượng Phật vàng lấp lánh. Các nhà sư đến làm lễ, đi vòng quanh chùa niệm Phật cầu chúc cho vua sống lâu, vì thế đặt tên là chùa Diên Hựu.
Theo văn bia dựng năm Cảnh Trị 3 do hoà thượng Lê Tất Đại ghi, chùa được dựng từ thời thuộc Đường: “Năm đầu niên hiệu Hàm Thông thời Đường... dựng một cột đá ở giữa hồ, trên cột xây một toà lầu ngọc trong đỏ đặt tượng Phật Quan Âm để thờ cúng. Khí đất chung đúc anh linh, cầu gì được nấy. Đến khi triều Lý xây dựng kinh đô ở đây, cùng noi theo dấu cũ, nên càng linh thiêng. Khi Lý Thánh Tông chưa có hoàng tử, thường đến đó cầu nguyện. Một đêm nằm mộng thấy Phật Ọuan Âm mời lên trên lầu, ôm một đứa bé đặt vào lòng vua. Tháng đó hoàng hậu có mang hoàng tử. Vua bèn sửa thêm ngôi chùa Diên Hựu ở bên phải chùa Một Cột để mở rộng việc thờ cúng...”.
Đời Lý Nhân Tông, năm Anh Vũ Chiêu Thánh 5 (1080) vua cho đúc chuông lớn để treo ở chùa gọi là “Giác Thế chung” (chuông thức tỉnh người đời) và một toà phương đình bằng đá xanh cao tám trượng, nhưng vì chuông quá nặng không sao treo lên được, phải để dưới đất nên đánh không kêu. Chỗ ruộng để chuông thấp, có nhiều rùa đến ở, được gọi là ruộng Ọuy Điền và khoảng chuông cũng được gọi là chuông Quy Điền. Khi quân Minh bị bao vây ở Đông Ọuan, hết quân khí, Vương Thông đã cho phá quả chuông này đế đúc súng đạn.
Quy mô chùa Một Cột vào thế kỷ XII to lớn lộng lẫy hơn hiện nay rất nhiều. Văn bia tháp Sùng Thiện Diên Linh chùa Long Đọi (Hà Nam), dựng năm 1121, tức mười sáu năm sau khi chùa mới hoàn thành, cung cấp cho ta hình ảnh chân thực nhất về ngôi chùa Một Cột thời Lý: “Lòng sùng kính đức Phật, dốc lòng một đạo nhân quả, hướng về vườn Tây cấm nổi danh xây ngôi chùa Diên Hựu”. Theo dấu vết chùa cũ cùng với ý mới của nhà vua (Lý Nhân Tông): Sáng “‘Đào hồ thơm Linh Chiểu, giữa hồ vọt lên cột đá, đình cột nở đoá sen nghìn cánh, trên bông sen đứng vững toà điện màu xanh, trong điện đặt pho tượng vàng nhân đức, vòng quanh hồ là hai dãy hành lang; lại đào ao Bích Trì mỗi bên đều bắc cầu vồng để đi qua. Phía sân cầu đằng trước hai bên tả hữu, xây bảo tháp Lưu Ly".
“Hàng tháng vào sớm ngày mồng một (ngày sóc), hằng năm vào dịp du xuân, nhà vua ngồi xe ngọc, đến chùa mở tiệc chay, làm lễ dâng hương hoa, cầu cho ngôi báu lâu đài, bày chậu thau làm lễ tắm tượng Phật. Trang sức pho tượng tinh tế, biểu lộ tướng mạo của năm loại chúng sinh...”.
Qua văn bia miêu tả, rõ ràng Liên Hoa Đài thời Lý to hơn chùa ngày nay nhiều. Chùa thời Trần cũng không phải là ngôi chùa thời Lý nữa. Như sách Toàn thư đã ghi lại, năm 1249 “mùa xuân, tháng Giêng, sửa lại chùa Diên Hựu, xuống chiếu vẫn làm ở nền cũ”. Chùa đã qua nhiều đợt tu sửa. Đợt sửa chữa lớn vào năm Thiên ủng Chính Bình 18 (1249) gần như phải làm lại toàn bộ. Thời Lê, triều đình nhiều lần cho tu sửa, thu nhỏ kích thước đài sen và cột đá. Năm 1838,tổng đốc Hà Ninh Đặng Văn Hoà tổ chức quyên góp thập phương sửa chữa điện đường, hành lang tã hữu, gác chuông và sửa tam quan. Năm 1852, bố chính Tôn Thất Giao xin đúc chuông mới. Năm 1864, tổng đốc TÔI1 Thất Hàm hưng công trùng tu, làm sàn gỗ hình bát giác để đỡ tòa sen, chạm trổ thêm công phu tráng lệ.  Năm 1954, trước khi rút quân khỏi Hà Nội, quân Pháp đã đặt mìn và phá đổ chùa. Sau ngày tiếp quản thủ đô, Bộ Văn hóa đã cho tu sửa chùa Một Cột theo đúng kiểu mâu cũ để lại từ thời Nguyễn.
Tòa đài sen (Liên Hoa Đài), được quen gọi là chùa Một Cột có hình vuông mỗi chiều ba mét, mái cong dựng lên cột đá hình trụ cao bốn mét (chưa kể phần chìm dưới đất) có đường kính là 1,2 mét. Trụ đá gồm hai khối, gắn rất khéo, thoạt nhìn như một khối đá liền. Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá. Ở đây có sự kết hợp táo bạo của trí tưởng tượng lãng mạn đầy tinh vi qua hình tượng bông sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến trúc gỗ bằng hệ thống móng giằng; đặc biệt là sử dụng các cột chống chéo lớn từ cột đến sàn, vừa tạo thế vững chắc, vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ, như đường lượn của cánh sen, thiết lập sự hài hoà giữa mái và sàn bởi một đối xứng ảo. Cùng với ao hình vuông phía dưới có thể là biểu tượng cho đất (trời tròn, đất vuông), ngôi chùa như vươn lên cái ý niệm cao cả: Lòng nhân ái soi tỏ thế gian. Khối kiến trúc gô đả được phù trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mã thanh lịch. 
Link: https://drive.google.com/open?id=1WZBJo4...DrmVbpixy6
Ảnh [Image: xXVAD8.jpg]

anwesome
[-] The following 3 users say Thank You to Hoàng Sa for this post:
  • , Hùng Tô_4CHaUI, Phạm Duy Thắng _ 4CHaUI
Reply
#9
Em xin chào tất cả mọi người 
Tên em là : Mai Duy Quang
Lớp phần mềm: Solidworks4 -K12
Do anh Dương Danh Hanh và anh Lê Kim Ngọc đứng giảng
Sau một tuần được đi thăm quan lăng Bác rất bổ ích và ý nghĩa, lớp chúng e đã cùng nhau hoàn thiện được mô hình chùa một cột trên phần mềm Solidworks. Em xin thay mặt cho lớp phần mềm Solidworks 4 đăng sản phẩm chùa một cột của nhóm 
Em và cả nhóm xin cảm ơn các anh đã dành thời gian quan tâm đến sản phẩm của chúng e ạ
ảnh:
[Image: 5Kobb2.jpg]

[Image: zSRiww.jpg]
file mềm:
https://drive.google.com/open?id=1AVo4jU...VCDYNJFJ3n
[-] The following 6 users say Thank You to Mai Duy Quang_Kisu4CHaUI for this post:
  • , Hiếu Black, Hoàng Sa, Hoàng Đình Vũ_4CHaUI, Hùng Tô_4CHaUI, Phạm Duy Thắng _ 4CHaUI
Reply


Forum Jump:


Users browsing this thread: 1 Guest(s)